|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamSao cho “thoát” Tàu? 02. 12. 10 - 1:49 amB&GĐỒNG BÀO Triển lãm tranh của họa sĩ Phạm Huy Thông Buổi art talk của Phạm Huy Thông khá ít người, 10 – 15 người là cùng, nhưng như vậy lại khiến cho buổi nói chuyện thoải mái, thân mật và thẳng thắn hơn. Mở đầu cuộc art talk, Phạm Huy Thông cởi mở nói về bản thân. Sinh năm 1981, học khoa thiết kế đồ họa trường Mĩ thuật Công nghiệp. Thú vui thời sinh viên của Thông là là cả hội đi xe máy để tìm chỗ vẽ tranh, hoặc ngồi trà đá ở cổng trường Mỹ thuật (sau này tại đây có gắn biển đồng không nhỉ?) để vẽ phác thảo mọi người qua lại và người uống trà. Tuy nhiên Thông bảo, cái dở của thói quen này là những người hay lân la trà đá lại toàn là đàn ông, và sau một thời gian quen vẽ đàn ông rồi thì anh không vẽ được đàn bà nữa (nếu vẽ thì tự họa sĩ cũng nhận là trông không ổn cho lắm). Về chất liệu, Thông bảo anh rất thích sơn mài, thậm chí tự hào về kỹ thuật sơn mài của mình, chẳng phải vì nó hơn đứt ai, mà đơn giản đây là chất liệu tự anh mày mò để học thêm, nên có những nét “khù khoằm” riêng. Thông còn chia sẻ gì nhỉ… À, anh thích ghế (thói quen trà lá). Năm 2004, Thông có một series tranh Ghế. Ghế, lại là ghế nhựa, là đại diện cho một thời buổi kinh tế. Rồi đời sống khá khẩm hơn, những quán sang trọng máy lạnh sẽ thay thế cho những quán trà đá, bia hơi ghế nhựa. Ghế nhựa là kỷ niệm một lát cắt của nền kinh tế. Nhưng anh không vẽ ghế nữa, chừng đó là đủ rồi, vả lại khi vẽ xong một người bạn có email và bảo Thông thôi đừng vẽ ghế nữa, vẽ nữa là lặp lại bản thân… Rồi Phạm Huy Thông lại còn có series Hộ Pháp, đó là do quê ngoại anh ở Sơn Tây có rất nhiều chùa chiền với tượng hộ pháp vừa đa dạng vừa đẹp. Tháng 4. 2009, Thông bắt đầu series Đồng Bào. Không còn ghế, không còn tượng đơn lẻ nữa, mà là một vấn đề thuộc về lịch sử. Chọn sử, vì từ bé, sống trong gia đình có bố mẹ làm báo, Phạm Huy Thông đã quan tâm đến vấn đề này. Có người bảo, mi còn trẻ, liệu đã hiểu được lịch sử bao nhiêu mà vẽ. Nhưng theo Thông, mỗi người sẽ có cái nhìn lịch sử khác nhau, cái nhìn non và cái nhìn già; lịch sử là chủ quan mà, kể cả các sử gia cũng có cái nhìn riêng của từng ông đấy thôi. Trong bộ Đồng Bào này, nhân vật chính là những em bé nửa như bào thai. Có nhiều người hỏi Phạm Huy Thông, phải chăng việc anh vừa mới có con khiến anh vẽ em bé? Thông bảo, bộ tranh bắt đầu vẽ từ trước khi có em bé cả hơn một năm. Hơn nữa, ai lại vì có em bé mà vẽ tranh thế này, trông ghê chết! Thông nói, trước khi vợ sinh em bé, anh quả thực có vẽ các em bé nhìn hiền hơn. Đến khi vợ sinh mẹ tròn con vuông rồi, anh mới dám vẽ bức tranh trong đó lửa thiêu rực cháy các em bé… Thế vì sao lại chọn hình tượng các em bé cho bộ Đồng Bào? Huy Thông cho biết, đó là vì anh dựa theo truyền thuyết mẹ Âu Cơ; với các nhân vật chung một bào thai, gắn kết với nhau bằng dây rốn. 18 tháng, Thông hoàn tất 23 tác phẩm. Dĩ nhiên anh làm việc một cách cẩn thận, lên “xương sống” từ trước – từ hồi dịp Tết 2009; đến tháng 4. 2009 mới bắt đầu vẽ miệt mài. Màu sắc chủ đạo của bộ tranh là đỏ. Đỏ, hay nâu đỏ, chỉ đơn giản là thể hiện không gian trong bụng mẹ của bào thai. Một người trong art talk hỏi Thông, vì sao anh hay sử dụng chữ trong tranh. Vì sao ở bức Bữa tiệc cuối cùng tuy có dùng chữ nhưng lại là tiếng Anh, sao không là tiếng Việt? Mà nếu có tiếng Việt thì cũng là rất bé, “đồng bào” không đọc được? Phạm Huy Thông giải thích, việc dùng chữ một phần vì anh tốt nghiệp Mỹ thuật Công nghiệp, khoa đồ họa, đã từng thực hiện nhiều ấn phẩm với các nhà xuất bản nên bản thân rất thích chữ, hay dùng chữ để làm bố cục cũng như lấp liếm những mảng mình không xử lí được. Dùng chữ ở đây có phần nào đơn giản chỉ là kĩ thuật. Nội dung chữ, theo Thông, cũng không mang nhiều ý nghĩa lắm; không, tất nhiên là vẫn có ý nghĩa chứ, “nhưng tôi không mong người xem chăm chăm vào việc đọc chữ. Ở đây, tôi cũng có dùng tiếng Anh để chơi chữ, nếu chơi chữ tiếng Việt thì sẽ rắc rối hơn, chưa kể dùng chữ Việt có thể làm thay đổi ý nghĩa theo hướng không mong muốn.“ Lại có người hỏi, trước khi vẽ, Thông xem khá nhiều sách Tàu, như vậy có bị ảnh hưởng không? Có thể kể ra vài cái tên không? Một người hỏi, vậy điều đó ảnh hưởng thế nào trong tranh của Thông, có giống như người Tàu vẽ không, và ảnh hưởng ngay từ lúc đầu? Huy Thông cho biết, sự ảnh hưởng đó là một quá trình, ngấm dần dần, ngay từ lúc còn đi học chẳng hạn, thí dụ như ảnh hưởng từ thầy giáo, rồi qua các bài học… Chủ yếu, Phạm Huy Thông thấy mình bị ảnh hưởng bởi cách nghĩ và cách đặt vấn đề của nghệ sĩ Trung Quốc… Cũng quanh vấn đề này, họa sĩ Lê Anh Tuấn thắc mắc về con đường đi sau này của Thông, liệu có thoát khỏi Tàu không. Lê Anh Tuấn cũng thích nghệ sĩ Tàu, nhưng bản thân anh rất sợ bị ảnh hưởng bởi họ, và anh nghĩ rằng vẽ nhiều thì càng phải cố mà thoát ra… Phạm Huy Thông cũng đồng ý với Lê Anh Tuấn là phải thoát ra, nhưng cần nhiều thời gian hơn và việc thoát ra ấy sẽ diễn ra trong quá trình lao động. Trước mắt, trong hai năm tới, Thông sẽ thực hiện series “hand”, sẽ sử dụng kỹ thuật vẽ chữ, đắp chữ, là một lối đi riêng để thoát dần ra chẳng hạn… Thế rồi mọi người bàn qua vấn đề Mỹ thuật khu vực, vì sao tranh trong khu vực vẫn nổi hơn tranh Việt Nam, vì sao nước ta chưa có nhà sưu tập lớn, vì sao người giàu chưa mua tranh… Trong buổi art talk còn có phần tranh luận lớn giữa họa sĩ Bùi Hoài Mai với Phạm Huy Thông. Bạn Atesca có ghi chép phần này, mời các bạn đón đọc bài của Atesca nhé. * Bài liên quan: – Đồng bào nhớ đến xem “Đồng Bào” Ý kiến - Thảo luận
11:33
Thursday,2.12.2010
Đăng bởi:
Uy Đức
11:33
Thursday,2.12.2010
Đăng bởi:
Uy Đức
Xem tranh của Thông, mình thấy các các nhân vật được Thông kết nối với nhau bằng dây rốn, ý nghĩa thì chắc người Việt Nam nào cũng hiểu, nhưng mình chỉ có thắc mắc nhỏ là không thấy điểm xuất phát của những cái dây rốn đó trong phần lớn tranh của Thông. Chắc hẳn nó không mọc từ bụng một ông Ba Tàu hoặc một ông Tây nào đó chứ?
Vấn đề ở đây là ở chỗ Thông đã hiểu ra vấn đề ấy rồi, thật nan giải phải không vì có quá nhiều sự ảnh hưởng từ quá nhiều nguồn mà nó lại được thẩm thấu dần dần theo khiểu mưa dầm thấm lâu nữa chứ! Theo mình thì Thông nên bớt các hoạt động theo mình là bề nổi đi dành thời giờ dể đọc lại lịch sử dân tộc suy ngẫm để hiểu rõ chính bản thân mình cái đã rồi từ đó mà thoát ra. Thông cứ sáng tác đi nhưng mình chỉ mong chí ít trong các câu chuyện mà Thông đưa ra cũng không nên ảnh hưởng quá nhiều từ Trung Quốc, nhất là khi những câu truyện mà Thông muốn nói đến có liên quan đến truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc Việt... cái này thi khó chấp nhận được! Một lần nữa mong Thông nhanh chóng tìm ra và khẳng định được bản sắc thật sự của chính mình trong sáng tạo nghệ thuật.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Vấn đề ở đây là ở chỗ
...xem tiếp