Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua 06. 04. 16 - 1:48 pm

Cùng học tiếng Việt

Sau bài trước về phong kiến, nhân tiện chúng ta cùng học về các từ chỉ những người đứng trên chóp bu của xã hội phong kiến: ông vua.

Bản thân chữ vua là một từ Nôm. Vì biến âm v-b là một biến âm phổ biến, nhiều người cho rằng vua có gốc từ các chữ đọc là /bua/ hay /bu/ có nghĩa là bố. Ở đây xin không đi sâu vào vấn đề này vì nó sẽ rẽ sang một trong hai hướng: một là quá học thuật, không có đủ tài liệu để bàn, và hai là thành đoán mò và cường điệu kiểu “people = bí bầu”.

Chữ vua hay được dùng để dịch chữ “vương” của Hán-Việt. Vương là tước hiệu của vua các nước Trung Hoa trước thời Tần. Cả ông vua thiên tử (nước Chu) lẫn vua các nước chư hầu (do ông vua nước Chu ban tước) đều được gọi là vương.

Một vương thời Chu. Hình từ trang này

Về sau nước Tần chư hầu cử Lã Bất Vi đánh chiếm nước Chu. Sau đó, Tần vương Doanh Chính đánh thắng hết tất cả các chư hầu còn lại, thống nhất nước Tàu, rồi mới nghĩ xem mình nên được gọi là gì.

Tần vương Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) Hình từ trang này

Trước đó, trong sử Trung Quốc có 8 vị vua huyền thoại gọi là ba vị Hoàng và năm vị Đế (vốn tước Hoàng được coi là cao hơn tước Đế). Các thừa tướng tâu lên rằng ngày xưa, đất của Ngũ Đế rộng ngàn dặm nhưng không khống chế hết, nay đại vương thu về hết một cõi, sánh ra còn hơn 5 vị Đế, vậy nên phải so với 3 vị Hoàng. Mà trong 3 vị Hoàng này (Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Thái Hoàng) thì Thái Hoàng là cao nhất. Vậy thì vua nên xưng là Thái Hoàng.

Tần vương phẩy tay, bảo: “Bỏ chữ Thái, giữ chữ Hoàng, dùng vị hiệu Đế thời thượng cổ, gọi là Hoàng Đế” (Sử ký, Tư Mã Thiên, I.Bản kỷ – phần ngoặc kép trích từ bản dịch của Trần Quang Đức).

Các chiến binh đất sét trong mộ Tần Vương-Hoàng Đế, khi mới khai quật. Ảnh từ Tripadvisor

Ở đây có nghĩa là các quan tâu rằng công lao của đại vương xem ra còn lớn hơn 5 vị Đế, vậy hãy lấy hiệu là Hoàng cho vĩ đại. Tần vương nói thôi, sao không ghép cả hai chữ lại, gọi là Hoàng Đế cho tiện.

Trong một góc khu mộ của Tần vương. Ảnh từ Tripadvisor

Thế là từ đó chúng ta có chữ Hoàng đế để chỉ người đứng đầu cao nhất của xã hội phong kiến phương Đông. Các ngôn ngữ đồng văn vẫn dùng chữ Hoàng hoặc Đế để gọi tắt, nhưng luôn hiểu là Hoàng đế. Chữ vương từ đó được dùng làm tước để ban cho anh em họ hàng vua (thân Vương) hoặc phong cho vua các nước phụ thuộc.

Ví dụ Trung Quốc phong vua Việt Nam làm An Nam Quốc Vương, đến đời Nguyễn thì phong là Việt Nam Quốc Vương, có lúc chỉ phong là Giao Chỉ Quận Vương, để tỏ ra vua Việt Nam phải dưới họ một bậc. Sách vở của Tàu chép về nước ta đều chỉ ghi là Vương, như vua Trần Thái Tông thì ghi là Thái Vương.

Tượng vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh, chú của Hưng Đạo Vương)

Nước ta mỗi khi vua cũ băng, vua mới lên, cướp ngôi hay tranh ngôi đều sang cầu phong vương để lấy tính chính danh, còn trong nước vẫn tự xưng Hoàng đế ngang hàng với Trung Quốc. Đây là một vấn đề mang tính nghi thức nhưng thể hiện quan điểm độc lập xuyên suốt trong quan hệ ngoại giao Việt-Hoa thời trước. Sau hòa ước Pháp Thanh, Pháp đã hủy chiếc ấn bạc nhà Thanh phong vương cho nước ta, chấm dứt quan hệ chư hầu của Việt Nam với Trung Quốc.

Nhà Triều Tiên thần phục Trung Quốc nên các vua không dám tự xưng hoàng đế như Việt Nam mà chỉ xưng vương, mặc bào đỏ cho suốt đến khi quân Nhật vào xâm lược đầu thế kỷ 20 thì mới dám xưng đế rồi mất nước.

Còn Nhật thì ở xa quá nên cũng không quan tâm lắm tới việc này. Vua Nhật lúc nào cũng xưng Thiên Hoàng. Tướng Toyotomi Hideyoshi từng đem quân sang đánh Triều Tiên và nhà Minh vào cuối thế kỷ 16. Nhà Minh cầu hòa bằng cách phong vương cho ông nhưng Hideyoshi sợ phật ý Thiên Hoàng nên không chịu và đánh tiếp, rồi thua.

Hideyoshi ra trận. Hình tại trang này

Sau cuộc chiến này, nhà Minh thì kiệt quệ rồi bị Mãn Thanh chiếm, Nhât thì thống nhất chư hầu rồi bế quan, không chơi với ai nữa, nên từ đó Tàu cũng không quan tâm lắm bên Nhật vua xưng là gì.

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

22:50 Thursday,7.4.2016 Đăng bởi:  Dương Trần
Cảm ơn các bác Cùng học Tiếng Việt. Phiền bác giải thích thêm cả chữ "Tông" trong miếu hiệu của các vua từ đời Đường trở đi, và tại sao lại thay chữ "Đế" bằng chữ "Tông" ?
...xem tiếp
22:50 Thursday,7.4.2016 Đăng bởi:  Dương Trần
Cảm ơn các bác Cùng học Tiếng Việt. Phiền bác giải thích thêm cả chữ "Tông" trong miếu hiệu của các vua từ đời Đường trở đi, và tại sao lại thay chữ "Đế" bằng chữ "Tông" ? 
22:22 Thursday,7.4.2016 Đăng bởi:  Schielle
Em đồng ý với ý kiến của bác Cancid. Vì có tìm hiểu qua lịch sử cổ đại Trung Quốc, ban đầu Hoàng Đế là tên hiệu riêng, về sau Hoàng đế mới biến đổi thành từ chỉ các vị vua nói chung.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_%C4%90%E1%BA%BF
...xem tiếp
22:22 Thursday,7.4.2016 Đăng bởi:  Schielle
Em đồng ý với ý kiến của bác Cancid. Vì có tìm hiểu qua lịch sử cổ đại Trung Quốc, ban đầu Hoàng Đế là tên hiệu riêng, về sau Hoàng đế mới biến đổi thành từ chỉ các vị vua nói chung.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_%C4%90%E1%BA%BF 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả