Nghệ sĩ Việt Nam

Chuyện sơn mài Việt Nam (phần 2): Ngắm các tác phẩm sơn ta 19. 04. 16 - 11:24 pm

Tịch Ru

CHUYỆN SƠN MÀI VIỆT NAM

Thời gian: 15. 4. 2016 đến 2. 5. 2016
Khai mạc: 17h, thứ 6, ngày 15. 4. 2016
Địa điểm: Trung tâm giao lưu văn hóa phố Cổ – 50 Đào Duy Từ, Hà Nội.

*

Tiếp theo bài trước, giờ chúng ta xem qua các tác phẩm bày tại triển lãm “Chuyện sơn mài Việt Nam”

Lời giới thiệu ở triển lãm về mỹ thuật sơn mài

Lời giới thiệu ở triển lãm nói về việc sáng tạo ra sơn nhựa (sơn pha nhựa thông) là loại sơn có thể mài được trong nước. Người phát minh ra cách pha chế loại sơn nhựa này là nghệ nhân Đinh Văn Thành của làng nghề Hà Thái. Loại sơn ta vừa được pha chế ấy đã được thực nghiệm ngay trong các sáng tác của học viên thế hệ đầu tiên của trường.

Lời giới thiệu còn cho biết, “thành công vang dội của tranh sơn mài mỹ thuật với tài năng xuất chúng của họa sỹ Nguyễn Gia Trí đã mở ra một chân trời mới cho nghề sơn cổ truyền Việt Nam. Từ một nghề thủ công với cách chế tác tỉ mẩn công phu, một chất liệu tự nhiên khó tính (sơn ta) đã thành một chất liệu chính của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20. Từ gần một thế kỷ nay, nhiều tài năng lớn của hội họa Việt Nam đã ứng dụng tư duy mỹ thuật của mình làm cho khả năng biểu cảm của sơn ta trở nên vô cùng phong phú. Nhiều thế hệ họa sĩ đã dùng tranh sơn mài để khẳng định bản sắc hội họa của mình, họ đã đóng góp rất nhiều sáng tạo cá nhân cho nghề sơn nước ta…”

Thắc mắc nảy ra: lời giới thiệu đề cập rất nhiều nhân vật trong lịch sử sơn mài Việt Nam. Triển lãm cũng dành hẳn một mảng về kỹ thuật sơn mài. Vậy sao không có phần giới thiệu (dù là ảnh chụp) các tác phẩm sơn mài cổ điển để cho khán giả “tin” hơn những gì mà lời giới thiệu đã ca tụng?

Phần giới thiệu về nhóm sơn ta: những họa sĩ dùng sơn ta và kỹ năng nghề truyền thống để ứng dụng vào tư duy tạo hình trong sáng tác. “Họ muốn xây dựng một tiếng nói sơn mài Việt Nam trong câu chuyện mỹ thuật đương đại của thời toàn cầu hóa hôm nay.” (Lời giới thiệu)

Nào, giờ ta cùng xem các tác phẩm ứng dụng sơn ta:

Đầu tiên là phòng triển lãm trưng bày rất nhiều các bình lọ sơn mài của lãng nghề sơn mài Hà Thái.

 

Những lọ sơn mài được đặt cạnh các tác phẩm tranh có tác dụng décor

 

Đặt ở trung tâm triển lãm là ba bức tranh có tên là Quê Ngoại của họa sĩ Lý Trực Sơn. Phải nói là ánh sáng ở phòng triển lãm cực tệ, dùng đèn led trắng và đèn néon lóa hết cả tranh.

 

Chi tiết tranh

 

Bức 2. Không thể nào chấp nhận được ánh đèn hắt thẳng vào tranh như vậy.

 

Chi tiết bức 3

 

Tác phẩm “Tháng Ba” của họa sĩ Nguyễn Đình Bảng. Tôi đã rất cố gắng chụp để tránh ánh sáng đèn làm ảnh hưởng đến tranh.

 

“Ngoại Thành” của Nguyễn Đình Bảng.

 

“Hoa Xuân” của Nguyễn Đình Bảng.

 

Tác phẩm của Nguyễn Tuấn Cường

 

Một tác phẩm khác cũng vẽ gốm của Nguyễn Tuấn Cường nhưng tờ in tên tranh và tác giả bay đi đâu mất tiêu. Tôi có báo cho mấy bạn nhân viên triển lãm xong rồi các bạn ấy cũng bay đi đâu mất tiêu và tranh thì vẫn không biết tên gọi.

 

“Bình vôi đỏ” của Nguyễn Tuấn Cường

 

“Hai người” của Vũ Tuấn Dũng

 

“Hai cô gái” của Vũ Tuấn Dũng

 

“Bên nhau” của Vũ Tuấn Dũng

 

“Sen nền đen” của Nguyễn Thị Quế

 

“Sen nền đỏ” của Nguyễn Thị Quế

 

“Hoa mùa hè nền xanh” của Nguyễn Thị Quế. Cậu bạn đi cùng tôi đặc biệt thích bức này vì nó giản dị, đáng yêu và nữ tính.

 

“Sen nền xanh” của Nguyễn Thị Quế. Cậu bạn tôi cứ khen mãi là cô Quế vẽ hoa bằng sơn mài đẹp quá. Vậy là ít nhiều, sau triển lãm, cậu bạn ngoại đạo của tôi đã có ấn tượng với môn sơn mài.

 

“Đau cho đất” của Nguyễn Đức Việt.

 

“Dòng chảy đất” của Nguyễn Đức Việt.

 

“Hố Vàng” của Nguyễn Đức Việt. Áp dụng luôn những kiến thức về kĩ thuật sơn mài vừa xem được, bạn tôi cảm than “Vẽ cái này chắc tốn nhiều bạc lắm!”

 

“Phù sa bất tận” của Nguyễn Đức Việt.

 

“Biển” của Đào Ngọc Hân.

 

“Bé gái Mèo” của họa sĩ Trần Đình Bình. Anh Bình còn có tác phẩm là “Cái mâm chuột”

Hành trình ở bài tiếp theo sẽ là hai địa điểm nữa của sự kiện “Chuyện sơn mài Việt Nam”nhé các bạn.
*
Xem lại bài 1 tại đây. 

 

Ý kiến - Thảo luận

17:00 Wednesday,27.4.2016 Đăng bởi:  Hieu

Tôi thấy mấy cái bình mỹ nghệ này không phải làm bằng sơn ta, thấy rõ ràng là sơn công nghiệp mà. Vì nếu bằng sơn ta và làm theo phương pháp truyền thống thì màu sắc sẽ không thể sặc sỡ như thế, màu sắc của sơn ta không có độ trong đến mức đó.


...xem tiếp
17:00 Wednesday,27.4.2016 Đăng bởi:  Hieu

Tôi thấy mấy cái bình mỹ nghệ này không phải làm bằng sơn ta, thấy rõ ràng là sơn công nghiệp mà. Vì nếu bằng sơn ta và làm theo phương pháp truyền thống thì màu sắc sẽ không thể sặc sỡ như thế, màu sắc của sơn ta không có độ trong đến mức đó.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả