|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngTrộm tranh từ A đến Z (phần 2) 02. 06. 16 - 7:14 amAnh Nguyễn(Tiếp theo phần 1) -J – “The Just Judges” của Jan van Eyck: Đây là một phần có ý nghĩa đặc biệt với tôi. The Just Judges là một phần của Ghent Altarpiece – tác phẩm theo tôi là vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa. Bị đánh cắp năm 1934 bởi Arsene Goedertier, đến giờ tung tích của nó vẫn là một bí ẩn. Chính phủ Bỉ thương lượng với tên trộm suốt mấy tháng trời (hắn đòi 1 triệu franc Bỉ) chưa kịp ngã ngũ thì hắn đã… ngoẻo củ tỏi, chỉ để lại một mẩu giấy với lời lẽ khó hiểu về nơi cất giấu bức tranh. Để tìm The Just Judges, người ta còn chụp X-quang cả nhà thờ nhưng vẫn vô hiệu. Nhiều người bi quan cho là bức tranh đã bị tiêu huỷ từ lâu rồi, nhưng chính phủ Bỉ chưa hề từ bỏ nỗ lực tìm kiếm sau hơn tám thập kỷ: ngày nay một cảnh sát đặc nhiệm tại Ghent vẫn giữ nhiệm vụ tìm kiếm bức tranh. Toàn bộ câu chuyện về The Just Judges có thể được tìm thấy trong cuốn Stealing the Mystic Lamb của Noah Charney. Bác Noah Charney này là đồng môn cấp đại học của tôi, chuyên nghiên cứu về các vụ trộm tranh. Bác đã viết một tham luận về vụ trộm bức Mona Lisa và là tác giả của quyển The Art Thief. – K – Kunsthistorisches Museum: Nơi trưng bày tác phẩm nổi tiếng “Salt Cellar” của nhà điêu khắc đại tài Benvenuto Cellini. Là cái lọ đựng muối tiêu bằng vàng của nhà vua, nó có giá tầm… 80 triệu đô. Cellini rất tinh tế để ông thần biển cầm đinh ba canh giữ con thuyền muối, còn bà thần đất thì bảo vệ đền thờ nhỏ xíu chứa hạt tiêu. Trong lúc bảo tàng đang trùng tu năm 2003, một tên trộm có tên Robert Mang bèn lẻn vào ăn cắp “Salt Cellar” (không bị phát hiện nhờ giàn giáo che khuất). Vụ trộm nổi tiếng quá nên ba năm sau Robert Mang vẫn không tài nào tẩu tán tác phẩm quý giá này được. Năm 2006, cảnh sát Áo tìm thấy nó trong một chiếc hộp chì chôn tại khu rừng ở gần Vienne. – L – Louvre: Bảo tàng lớn nhất và (chắc là) nổi tiếng nhất thế giới, mỗi năm đón chào gần 10 triệu lượt người tới thăm. Chẳng thế mà Dan Brown đã chọn Louvre làm bối cảnh cho phần đầu tiểu thuyết Da Vinci Code. Trong truyện, phụ trách bảo tàng Jacques Sauniere bị phát hiện nằm chết với tư thế y như Vitruvian Man của Da Vinci, kéo theo bao bí ẩn và các pha chạy đuổi nghẹt thở… Sách bị các nhà sử học, thần học, vân vân học ném đá lia lịa nhưng vẫn thành công rực rỡ, được Hollywood mua bản quyền làm phim, thậm chí có cả tour tham quan Louvre ăn theo truyện nữa. Vụ scandal lớn nhất từ trước đến nay ở Louvre thì không gay cấn bằng truyện nhưng lại có ý nghĩa lịch sử quan trọng hơn nhiều. Ai muốn biết thì kéo xuống phần V nhé. – M – Money: Vấn đề đầu tiên luôn là ..tiền đâu? Bảo tàng nhỏ hay nhà thờ cũng có đầy tranh xịn, nhưng trộm xong thì khó mà đòi tiền chuộc vì họ nghèo. Bảo tàng lớn thì dư dật hơn, nhưng nguy cơ bị tóm cũng cao. Hơn nữa, giá tranh ngất ngưởng trên trời trong catalogue chỉ thực hành được khi đấu giá mua bán hợp pháp, chứ đem ra ngoài là chết ngay. Trên thực tế, ăn cắp đầu đĩa VCR hay xe đạp trẻ con có khi tiền thu lại còn sát với giá trị thực tế hơn. Điển hình như tên trộm ăn trộm hai bức họa của Durer của một lâu đài cổ rồi phải bán tống bán tháo với giá 450 đô, trong khi chúng được ước tính lên tới vài triệu. – N – Nazi plunder: Trong số những tội ác ngập đầu của Đức Quốc xã, ngoài thảm hoạ diệt chủng còn là việc vơ vét tài sản có hệ thống. Ít nhất 20% toàn bộ tác phẩm nghệ thuật ở châu Âu đã bị Đức Quốc xã cướp về trong Đại chiến thứ hai. Bộ sậu chỉ huy có Goring đục nước béo cò muốn làm giàu thêm cho bộ sưu tập cá nhân, Hitler tham vọng muốn xây lên một bảo tàng “khủng” riêng cho Đế chế thứ ba, số còn lại chăm chăm bán đồ quý lấy tiền phục vụ cho hoạt động chiến tranh và đút túi. Bởi Hitler rất ghét hội họa hiện đại “suy đồi” nên các tác phẩm Lập Thể, Dada, Vị Lai,… đã rơi vào tay Quốc xã thì chỉ có bị tiêu hủy. Các tác phẩm cổ điển được trọng vọng hơn, đặc biệt nếu là của hoạ sĩ Đức! Ở những nước bị Đức Quốc xã chiếm đóng thì các gia đình Do Thái giàu có như nhà Rothschild bị thiệt hại nặng nề nhất. Khi chiến tranh kết thúc, hàng trăm ngàn của báu đã rơi vào tay chúng, trong đó riêng Goring thu về gần 600 món. Nổi bật nhất trong đó gồm có Ghent Altarpiece, Phòng Hổ Phách (được coi là kì quan thứ tám của thế giới), Portrait of Adele Bloch-Bauer I của Klimt, các tác phẩm của Chagall, Matisse, Renoir,…. Đấy là chưa kể sách quý, đồ sứ, kim hoàn, và cơ man nào là vàng! Ngày nay những nỗ lực tìm kiếm và trả lại những món đồ thất lạc vẫn đang diễn ra. Mới đây thôi (2012) người ta tìm thấy hơn 1000 tác phẩm giấu trong một căn hộ nhỏ ở Munich. -O – Organized crime: Ở trên tôi nói đùa trộm tranh ít có thương vong thực ra không hoàn toàn chính xác. Giống như ngành làm đồ hiệu giả vậy, tưởng chừng chẳng làm hại ai (tôi thích đeo túi rởm kệ tôi chứ) nhưng lại liên quan đến nạn buôn người, lao động trẻ em, và cả khủng bố nữa. Tiền bán được do trộm tranh thường được dùng cho các mục đích phi nghĩa như ma tuý và tội phạm có tổ chức, đơn giản bởi phần lớn bọn trộm vốn là thành phần bất hảo sẵn rồi. Ở mức độ lớn hơn có nạn chảy máu cổ vật cấp quốc gia, tiền lãi từ đó được dùng làm đủ mục đích xấu xa như đảo chính, khủng bố, mua bán nô lệ,… Trong những ngành kinh doanh tội phạm trên thế giới, buôn cổ vật bất hợp pháp đứng thứ ba chỉ sau buôn vũ khí và ma tuý. Thủ phạm ở đây chủ yếu là mafia quốc tế chứ không còn là những tên trộm cắp cò con. -P – Percentage: Chỉ 5 đến 10% những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp là tìm lại được, số còn lại vẫn bặt tích. Trong bộ phim Trance của đạo diễn Danny Boyle (127 Hours, Trainspotting, Steve Jobs, Slumdog Millionaire) có cảnh James McAvoy bị thôi miên và tưởng tượng ra một căn phòng bí mật chứa đầy những tuyệt tác bị đánh cắp, trong đó có “The storm on the sea of Galilee” của Rembrandt, “La Femme a l’eventail” của Modigliani, “The concert” của Vermeer, và “Vase of poppies” của Van Gogh. Cảnh đấy đúng là chỉ có trong …mơ. Việc tìm kiếm những tác phẩm thất lạc phụ thuộc rất nhiều vào may mắn. Cải trang thành người mua tranh là một cách phổ biến để cảnh sát thăm dò đầu mối, nhưng trộm cũng khôn lắm nên tỷ lệ thành công vẫn tương đối khiêm tốn. -Q – Queen Elizabeth: Từ lâu lâu lắm rồi, thỉnh thoảng Ấn Độ lại có một chiến dịch kêu gào đòi nữ hoàng Anh trả lại viên kim cương Koh-i-Noor. Theo định nghĩa của bên Ấn, phía Anh đã dùng quyền lực chính trị để “trộm” viên kim cương, trong khi lúc ấy rõ ràng nó là quà tặng. Khổ nỗi, nếu muốn truy ra ngọn ngành thì bên Anh cũng phải đòi Ấn Độ trả lại đường sắt, bệnh viện, trường học mà Anh xây dựng ở Ấn Độ thời kỳ thuộc địa. Ngoài ra nếu Anh trả Koh-i-Noor cho Ấn thì cũng phải trả lại Elgin Marbles cho Hy Lạp, trả kinh Kim Cương cho Trung Quốc,… tha hồ nhốn nháo. Tuy nhiên nữ hoàng Anh không phải quốc vương sở hữu viên kim cương lớn nhất thế giới. Vinh dự đó thuộc về nhà vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan. Ông có viên kim cương Golden Jubilee Diamond khổng lồ 545 carats, nặng hơn …1 lạng. Vua Bhumibol cũng là quốc vương giàu nhất thế giới với khối tài sản ước tính lên tới 30 tỷ đô. (Còn tiếp) Ý kiến - Thảo luận
22:43
Thursday,2.6.2016
Đăng bởi:
Quang Trần
22:43
Thursday,2.6.2016
Đăng bởi:
Quang Trần
Em vẫn chờ bài về 'Ghent Altarpiece' của Anh Nguyễn.
Lần đi tam quan bảo tàng STAM ở Gent có nguyên một phòng trưng bày về vụ mất tích của bức này, cũng có một phòng mô phỏng lại việc phục dựng Ghent Altarpiece rất thú vị. Lần nào đạp xe qua nhà thờ trung tâm sau Belfort đều thấy một áp-phích dài của bức 'The Just Judges, người Bỉ vẫn còn đau đáu vụ này lắm ạ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Lần đi tam quan bảo tàng STAM ở Gent có nguyên một phòng trưng bày về vụ mất tích của bức này, cũng có một phòng mô phỏng lại việc phục dựng Ghent Altarpiece rất thú vị.
Lần nào đạp xe qua nhà thờ trung tâm sau Belfort đều thấy một áp-phích dài của bức 'The Just Judges, người Bỉ vẫn còn đau đáu vụ này lắm ạ!
...xem tiếp