Thị trường

Tạm giữ 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra 19. 07. 16 - 8:06 pm

Từ Người Xem Sài Gòn

THÔNG TIN ĐẾN BÁO CHÍ

Một bức tranh thuộc sở hữu của Vũ Xuân Chung, sơn mài, 90 x 120 cm, không đề năm, có trong triển lãm

Ngày 10 tháng 7 năm 2016, cuộc triển lãm với chủ đề “Những tác phẩm từ châu Âu về” thuộc sở hữu nhà sưu tập Vũ Xuân Chung khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (triển lãm từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 21 tháng 7 năm 2016). Sau khi khai mạc triển lãm, đã có rất nhiều ý kiến về tính nguyên gốc và chất lượng mỹ thuật của bộ sưu tập này.

Để bảo đảm tính khách quan trả lời trước công chúng, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp lúc 8 giờ 30 phút ngày 19. 7. 2016 với các nhà quản lý, các chuyên gia mỹ thuật để trao đổi xung quanh những vấn đề gây dư luận về triển lãm này. Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh xin thông báo kết luận và kiến nghị của cuộc họp như sau:

“Đường phố Hà Nội”, sơn dầu, 18 x 24 cm, 1974, một bức có trong triển lãm

– 15 bức tranh thuộc Bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM là không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện.

– 02 bức tranh trong Bộ sưu tập này là mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc).

– Tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc Bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra.

– Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý và sớm có kết luận cho vấn đề này.

Qua sự việc này, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh gửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm diễn ra tại Bảo tàng khi các thông tin chưa đủ tính xác thực.

BẢO TÀNG MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Ý kiến - Thảo luận

19:20 Saturday,23.7.2016 Đăng bởi: 

Kính gởi bạn Nguyễn Công Bằng
Mình chia sẻ ý nghĩ chút thôi. Tranh đã phơi ra trước công luận như vậy, thì có đem về cất cũng chẳng ích gì, còn ai dám mua nữa. Nhóm người chơi tranh Đông Dương cả trong va ngoài nước đều rất hạn chế, không phổ biến đâu. Người nước ngoài hoặc Việt kiều thì đều nắm thông tin nhanh nhạy lắm. Thế giới đã phẳng và uy tín k
...xem tiếp

19:20 Saturday,23.7.2016 Đăng bởi: 

Kính gởi bạn Nguyễn Công Bằng
Mình chia sẻ ý nghĩ chút thôi. Tranh đã phơi ra trước công luận như vậy, thì có đem về cất cũng chẳng ích gì, còn ai dám mua nữa. Nhóm người chơi tranh Đông Dương cả trong va ngoài nước đều rất hạn chế, không phổ biến đâu. Người nước ngoài hoặc Việt kiều thì đều nắm thông tin nhanh nhạy lắm. Thế giới đã phẳng và uy tín khi đã mất thì khó mà vực lại được. Mình nghĩ đây là tín hiệu tốt cho các nghệ sĩ đương đại chân chính, họ sẽ bán được tác phẩm hơn và tự tin hơn trong giao dịch. Sẽ bớt đi những vọng tưởng "ăn mày dĩ vãng" và những kiểu đầu cơ bằng tai mà không phải là một không khí hưởng thụ nghệ thuật lành mạnh.

 
10:56 Saturday,23.7.2016 Đăng bởi:  NGUYỄN CÔNG BẰNG

Ông Vũ Xuân Chung đã nhận tranh về. Xem như triển lãm đã thành công  tốt đẹp, mở ra hướng đi hợp thức hoa sau này từ tranh giả biến thành tranh thật, bởi tranh danh họa bản xứ được triển lãm tại bảo tàng quốc gia bản xứ.


Xin thưa từ lâu Việt Nam đã xem nhẹ các thiết chế văn hóa (các di tích đình chùa cổ bị phá bỏ, đồ cổ bị mất cắp… rồi nạn ch
...xem tiếp

10:56 Saturday,23.7.2016 Đăng bởi:  NGUYỄN CÔNG BẰNG

Ông Vũ Xuân Chung đã nhận tranh về. Xem như triển lãm đã thành công  tốt đẹp, mở ra hướng đi hợp thức hoa sau này từ tranh giả biến thành tranh thật, bởi tranh danh họa bản xứ được triển lãm tại bảo tàng quốc gia bản xứ.


Xin thưa từ lâu Việt Nam đã xem nhẹ các thiết chế văn hóa (các di tích đình chùa cổ bị phá bỏ, đồ cổ bị mất cắp… rồi nạn chép tranh tràn lan nhưng rất ít hoặc không bị ngăn chặn), chỉ coi trọng các giá trị kinh tế nhưng hỗn loạn kiểu mạnh ai nấy làm để rồi chúng ta hiện tại vẫn nghèo cho cả hai (kinh tế-văn hóa).


Do không quan tâm về văn hóa cho nên Việt Nam không có cơ quan chuyên nghiệp để thẩm định tác phẩm mỹ thuật bằng khoa học, mặc dù ai cũng nghĩ đó là tranh giả nhưng đó cũng chỉ là cơ sở tham khảo bước đầu mà thôi.


Theo quan điểm cá nhân tôi thì đây là vụ hợp thức hóa, lần này không đơn giản là sự cấu kết có ý nghĩa quốc tế của các tay mafia chuyên nghiệp, cụ thể là trùm săn tranh người Pháp và chuyên gia đồ cổ Việt Nam

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả