|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngPha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay 08. 02. 16 - 12:25 amPha Lê(Tiếp theo phần trước) Chưa món gì khiến tôi mệt như món cà-ri, làm cực đã đành, dụ người khác ăn còn cực hơn do xúi quẩy thế nào mà tôi toàn gặp phải người… ghét cà-ri. Đứa bạn thân ghét mấy món có nước dừa với nước cốt dừa, và trong đầu nó thì cà-ri luôn đi cùng nước dừa. Bố mẹ thì bảo cà-ri ngán, nặng bụng, mười chỗ nấu giống nhau đến mười, lại lênh láng mỡ thành thử bao năm ông bà mới xơi một lần, lấy cà-ri chấm tí bánh mì hoặc bún rồi thôi chứ chẳng thể ăn cùng cơm; ăn với cơm hai cụ sẽ thấy cứng bụng liền. Dịp đồ ăn ứ hự như vầy mà bảo ăn cà-ri cho nhẹ chắc không ai tin. Nhưng cà-ri làm đúng ăn sẽ vô cùng nhẹ nhàng, do các loại gia vị trong nó giúp ta tiêu hóa tốt lắm. Tôi có đứa bạn tên Nhi, từng đi Ấn Độ, Nhi nói ăn mấy món lắm gia vị bên đó xong thấy tiêu hóa rất dễ dàng, đều đặn. Cái khó ở đây là chúng ta… lười, nấu cà-ri không mua gia vị đóng bịch làm sẵn thì mua viên nén đầy hóa chất cho vào nồi, sau đó châm nước dừa với nước cốt ùn ùn thì hỏi sao không ngán. Muốn cà-ri ngon, dễ tiêu, trước hết ta phải tự mua gia vị về mà giã. Ai cũng có thể đi hít gia vị rồi tính xem mùi nào mình ưa và tự pha chế thành hỗn hợp gia vị cà-ri của riêng mình. Về phần tôi, tôi chọn hạt fennel (hạt thì là), hạt cumin (hạt thì là Ai Cập), hạt cardamom (bạch đậu khấu), juniper berry (quả bách xù), và hạt ngò để bỏ lên chảo rang. Tới khi gia vị thơm, bắt đầu phát ra tiếng lách tách trên chảo là tôi đổ chúng vào cối, giã chúng cùng mấy thứ sau: tỏi băm, hành tím băm, gừng băm, ớt băm (đã bỏ hạt cho đỡ cay), nghệ băm và sả băm. Lúc giã bỏ thêm dầu hoặc mỡ heo để các gia vị dễ quện lại vào nhau; tôi dùng dầu phộng vắt thủ công vì dầu này rất thơm. Giã cho mọi thứ mịn mềm muốn nhừ cả tay, nhưng kết quả lại đáng công lắm do gia vị tươi mình tự giã lúc nào cũng giúp cà-ri ngon hơn hẳn. Và như vậy cà-ri nhà mình mới khác cà-ri nhà hàng xóm. Ai cũng mua một bịch gia vị về làm thì hỏi sao món không giống nhau. Hồi còn đi học tôi quen một bạn Ấn, bạn ấy nói rằng gia vị tươi làm cà-ri lúc nào cũng phải xào sơ trước, do bỏ vào nồi trực tiếp chúng không dậy mùi. Thế nên mớ gia vị vừa giã xong tôi chia làm hai: một phần để xào làm chutney xoài, phần còn lại để xào với hành. Như bạn Đặng Thái có viết trong bài ẩm thực Ấn Độ, muốn làm chutney trái cây ta chỉ cần nấu loại trái cây đó với gia vị cho thành sốt sệt. Sẵn tiện nhà có xoài chín ngon, tôi cắt xoài ra, xào một nửa hỗn hợp gia vị vừa giã với dầu cho thơm, rồi bỏ xoài chín vào, cho thêm que quế vô để chutney thơm mùi quế. Nấu tới khi xoài mềm là có thể bỏ máy xay thành chutney mịn màng – lúc xay nhớ bỏ que quế ra nhé, quế cứng lắm không nát nổi đâu. Bên Tây tội nghiệp không có xoài chín ngọt nên họ phải bỏ thêm đường khi làm chutney xoài, bên ta may mắn có xoài ngọt nên khỏi cần đường nữa.
Chutney để làm gì? Chutney trái cây khiến các kiểu gia vị “dịu” lại, giúp nước cà-ri thanh tao, bớt nặng hơn, và axit trong trái cây còn giúp ta tiêu hóa tốt. Có chutney rồi, ai cũng có thể bắt đầu quyết định xem mình muốn nồi cà-ri sẽ bao gồm gì. Tôi thích cà chua do nó mang tính năng làm dịu gia vị lẫn bổ trợ tiêu hóa y như trái cây – và cà chua thật ra cũng là một loại trái cây chứ không phải rau củ. Tuy nhiên hạt với vỏ cà không ngon, khiến nước hầm lõng bõng nên tôi chần cà qua nước sôi để lột vỏ, bỏ hạt. Tôi cũng thích khoai tây, khoai lang, ớt chuông, thịt gà nên quyết định sẽ đưa những nguyên liệu đó vào nồi cà-ri của mình. Thế là tôi băm hành tây (*), xào nó cùng với nửa phần gia vị giã còn lại. Khi gia vị thơm ngào ngạt tôi đổ chutney xoài vào, lúc mọi thứ sôi là cho tiếp cà chua đã lột vỏ bỏ hạt. Để lửa vừa, cà chua mềm rục thì lấy mui hoặc dụng cụ dầm khoai dầm cho cà nát ra – thế là có ngay một hỗn hợp sốt đặc làm nền tảng cho nồi cà-ri ngon. Tiếp theo chỉ việc cho những nguyên liệu mình thích vào nấu, cái nào lâu chín nhất ta cho vô trước rồi châm nước dùng – hoặc nước lã, nước dừa, nước whey của ya-ua nhỏ ra đều được – nước xâm xấp để nấu gần chín mấy nguyên liệu đó là cho tiếp nguyên liệu nhanh chín hơn vô. Trường hợp của tôi thì khoai lang khoai tây vào trước, gà với ớt chuông vào sau, tiện thể bỏ thêm nhành thyme cho thơm. Ai thích chiên sơ thịt để “nhốt” chất ngọt trước khi bỏ vào nồi hầm, rất nên làm – như tôi cũng chiên áp chảo gà trước, thịt sẽ ngon hơn. Tới đây đã có thể ăn được, nhưng nước không sệt lắm nhỉ? Cà-ri của “người ta” sệt lắm cơ mà. Muốn cà-ri sệt có nhiều cách, cách phổ biến nhất – và cũng là cách hợp khẩu vị châu Á nhất – chính là dùng bột quậy. Các viên nén cà-ri siêu thị Nhật hay bán chính là bột quậy trộn thêm gia vị đấy. Người Nhật nào lười thường mua mấy viên này về, nấu rau củ với thịt, cho viên này vào nồi là có ngay món cà-ri sệt. Lắm kẻ ăn cà-ri Nhật rồi mê do vị của nó thơm mà sền sệt dễ ăn, không quá nặng. Chung quy chỉ tại bột quậy rất là thơm, mùi thơm này giúp gia vị ta bỏ công giã thêm phần “lên hương”. Tất nhiên mua viên nén dạng công nghiệp, kiểu gì cũng có chất bảo quản chất phụ gia, tôi lại biết làm bột quậy nên thích tự làm từ A đến Z. Như thế tôi thấy vui, yên tâm rằng cả nhà sẽ có món an lành vào dịp cùng nhau quây quần. Bột quậy dành cho cà-ri chỉ có hai nguyên liệu: chất béo và bột mì, tỷ lệ bằng nhau – nồi vừa to, ta cân mỗi thứ 40g là đủ. Chất béo tôi dùng bơ, nhưng cũng có thể dùng dầu hoặc mỡ heo. Bỏ bơ vào chảo hoặc nồi, bắc lên bếp nóng cho bơ tan là đổ bột vào quậy. Quậy liên tục cho đến khi bột ngả sang màu nâu ca-ra-mel. Khi chúng ta ca-ra-mel hóa bột với chất béo như thế, bột sẽ thơm, và sẽ khiến nước hầm sệt lại, dậy mùi, nhưng không bị đặc bồn bột kiểu kém tự nhiên như bỏ… bột năng.
Cho bột này vào nồi cà-ri, đảo đảo tí là tắt lửa được. Chao ôi cà-ri thơm nức mũi, ngon ngọt thanh thanh, lại sệt chứ không lênh láng, lõng bõng dầu mỡ. Cà-ri này ăn với cơm, với bún, với bánh mì đều ổn, không gây ngán. Như vậy chưa xong, dù cà-ri thế cũng ngon lắm, nhưng ngon nhất là cho chút ya-ua Hy Lạp vào cà-ri rồi trộn đều. Có ya-ua bổ sung men tiêu hóa, cà-ri nhẹ hẳn ra. Cà-ri trộn ya-ua phổ biến lắm nên đừng nghĩ nó kỳ, nghe thấy kỳ nhưng ăn vào sẽ… chết giấc, sẽ không muốn ăn cà-ri thiếu ya-ua nữa do ăn xong cứ như… chưa ăn. Người nhẹ bỗng như bong bóng, như thể không cột dây vào là bay.
Cà-ri nhẹ tới nỗi đứa bạn ghét cà-ri ăn liền tù tì ba, bốn hôm không ngán, không bị nặng bụng dù ăn cùng với cơm. Cà-ri dậy mùi gia vị nhưng không quá nồng, đặc sệt mà không béo hay rửng mỡ, lại thoảng mùi trái cây. Đứa bạn khoái quá, từ ghét cà-ri thành “liên tục nhéo tôi bắt làm cà-ri suốt”, khổ nỗi món làm hơi mất công nên gặp dịp quan trọng tôi mới siêng nấu. Và Tết năm nay tôi vừa cho nó một nồi, nó xơi mấy ngày liên tục mà vẫn muốn ăn nữa. “Mùa ngán ăn nhưng vẫn vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng như vầy là tốt rồi,” chúng tôi gật gù nói với nhau. * (*)Chú thích thêm: Cà-ri ngon bạo tàn nhất là loại nấu với hành ca-ra-mel. Tức xào hành Tây trên lửa liu riu cho tới khi nó nâu đều như màu của bột quậy. Tuy nhiên của nợ này nếu làm thì ít nhất 3 tiếng nên tôi chịu thua, chưa có thời gian làm nên chỉ xào hành với gia vị giã cho thơm thôi. Nhà hàng xịn thường làm thật nhiều hành ca-ra-mel rồi đông lạnh dùng dần. Địa chỉ mua nguyên vật liệu: – Gạo lứt mận tím hoặc mận đỏ mua ở xanhshop.com, gạo không hề khô, dễ ăn kinh hoàng chứ không cứng kỳ cục như gạo lứt mua siêu thị. Xoài có ở xanhshop luôn. – Khoai Tây hữu cơ xanh đỏ tím vàng có ở VG Food 176 Hai Bà Trưng. – Gia vị mua ở Phương Hà số 58 trên đường Hàm Nghi. * Bài tương tự: - Ăn uống: Mua hạt Tây ăn tết Ta - Mùa chán ăn: làm Tzatziki để đỡ vác bụng - Mùa chán ăn (phần 3): thòm thèm cá ngừ, cá hồi khi ngán thịt - Mùa lười: uống trà chiều ăn bánh để hưởng Tết - Không ăn Tết phí phạm nhờ Takikomi Gohan - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1) - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey - Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải - Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối - Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại” - Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã - Đôi món ngâm chua cho Tết đoàn viên Pha Lê nấu ăn: - Pha Lê nấu ăn: Trúng phải âm mưu của Soi, cuối cùng nấu được rươi ngon - Pha Lê nấu ăn: cá hanh với bó xôi - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1) - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey - Pha Lê nấu ăn: thích ăn cá thì nên tự phi lê - Pha Lê nấu ăn: ức gà khô thì đem bọc mỡ chài - Pha Lê nấu ăn: có măng ngon, nấu món gì cho lạ? - Pha Lê nấu ăn: Hai món serrano đơn giản cho người nấu thanh thản - Pha Lê nấu ăn: serrano củ cải – cuối cùng vẫn phải là Tàu - Nước hầm (phần 1): nếu hầm đúng, trong nước hầm có gì bổ? - Nước hầm (phần 2): chọn xương rồi lại chọn nồi, và tại sao phải hầm lâu, lửa nhỏ - Nước hầm (phần 3): làm sao để vừa hầm xương vừa đi chơi được với bồ - Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải - Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối - Chanh muối kiểu Ma-rốc: chỉ để uống không thì quá phí - Pha Lê nấu ăn: người lười làm pancake lười để tạ lỗi - Pha Lê nấu ăn: Trời thương người siêng cho “pancake siêng” ngon hơn hẳn - Pha Lê nấu ăn: cho trái cấm của Nhật cặp kè với phô mai - Pha Lê nấu ăn: sốt táo thiên đường - Pha Lê nấu ăn: thịt viên Nga – làm thế nào cũng không ngon bằng mẹ nấu - Kẹo bơ mặn cho Giáng sinh thêm ngọt - Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại” - Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã - Câu chuyện bánh mì, bài 1: Vị cứu tinh cổ kim - Câu chuyện bánh mì (bài 2): Bánh mì ngon phải làm từ men vĩnh cửu - Câu chuyện bánh mì (bài 3): Pháp hay không Pháp, đó mới là vấn đề - Món Việt tinh thần Nhật: Cá mó ướp giấy dó - Kim chi vụn hào: - Tương “có con nhoi nhoi” ủ lâu năm của anh Sơn - Mạch nha: “cải tiến” món ức gà thành ngon tê tái - Hummus: món Trung Đông nhưng trẻ con Việt ăn thun thút - Không màng yêu ghét với tỏi confit Ý kiến - Thảo luận
18:25
Saturday,11.3.2017
Đăng bởi:
phale
18:25
Saturday,11.3.2017
Đăng bởi:
phale
@Tuyết Trang: Mình chưa bao giờ cân :)) chính xác chẳng rõ thế nào, mà mỗi người mỗi tính. Có người thích vị hạt thì là Ai Cập hơn thì bỏ nhiều, người thích sả có thể bỏ sả nhiều.
Mình nghĩ làm 1 nồi cà-ri 4 người ăn thì đại loại vậy (nhưng cuối cùng bạn khoái gia vị nào hơn là bạn vẫn cần tự điều chỉnh à): 4 muỗng cà phê hạt thì là Ai Cập (hoặc 3 muỗng cà phê bột thì là Ai Cập - tức hạt đã nghiền thành bột) 3 muỗng cà phê hạt thì là (hoặc 2 muỗng cà phê nếu mua dạng bột) 1 hoặc 2 củ nghệ tùy củ to nhỏ (hoặc 3 muỗng cà phê bột nghệ) 2 cây sả 1 muỗng cà phê Juniper berry 1 muỗng cà phê hạt ngò 1 muỗng cà phê bạch đậu khấu 6 củ hành tím 1 củ tỏi (củ nhé, không phải tép) 4 tới 5 lát gừng Ớt ăn cay tới đâu thì cho Dầu ăn miễn sao đủ để khi giã gia vị mọi thứ quện đều lại.
17:10
Saturday,11.3.2017
Đăng bởi:
Tuyết Trang
Món cà ri của Pha Lê thật hấp dẫn. Pha Lê có thể hướng dẫn thêm phần cân lượng nguyên liệu để cho tôi học theo được không (vì tôi mới tập nấu ăn thôi, không thể định lượng được)? Cảm ơn rất nhiều.
...xem tiếp
17:10
Saturday,11.3.2017
Đăng bởi:
Tuyết Trang
Món cà ri của Pha Lê thật hấp dẫn. Pha Lê có thể hướng dẫn thêm phần cân lượng nguyên liệu để cho tôi học theo được không (vì tôi mới tập nấu ăn thôi, không thể định lượng được)? Cảm ơn rất nhiều.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Mình nghĩ làm 1 nồi cà-ri 4 người ăn thì đại loại vậy (nhưng cuối cùng bạn khoái gia vị nào hơn là bạn vẫn cần tự điều chỉnh à):
4 muỗng cà phê hạt thì là Ai Cập (hoặc 3 mu
...xem tiếp