|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhDấu thăng – 7 nghệ sĩ đều thăng 02. 01. 11 - 9:15 amMai Lan Cúc TrúcTriển lãm Dấu thăng, 7 nghệ sĩ trẻ Bùi Tiến Tuấn, Nguyễn Sơn, Lương Lưu Biên, Mạc Hoàng Thượng, Phương Quốc Trí, Lã Huy và Duy Đôn như 7 nốt nhạc cùng nhau hòa quyện tạo thành một giai điệu cộng hưởng thật đáng chú ý vào dịp cuối năm. Dấu thăng là gì? Tại sao lại “thăng” mà không phải là “giáng”?… Những câu hỏi như thế chắc chúng ta không cần phải bàn, và tránh chuyện chê họa sĩ chẳng biết gì về âm nhạc. Dấu thăng làm tăng nữa cung của một nốt nhạc, ở đây ngụ ý về sự nỗ lực trong nghệ thuật của các nghệ sĩ, nỗ lực kết hợp cùng nhau làm nên một cuộc triển lãm với mong muốn làm nên một giai điệu mới, các nghệ sĩ đã làm việc vượt quá 50% so với 100% sẵn có, tôi nghĩ thế. Đến xem triển lãm Dấu thăng có thể thấy những điểm làm được là: Sự chuyên nghiệp, những nỗ lực của từng cá nhân nghệ sĩ, sự riêng biệt cá nhân, cái tôi nghệ sĩ, và một không khí mới mẻ của những người trẻ. 1, Chuyên nghiệp 2, Nỗ lực 3, Riêng biệt, cái tôi nghệ sĩ Bùi Tiến Tuấn khơi dậy những đường cong gợi cảm, và đẹp của phụ nữ trong một không gian nhẹ nhàng và bay bổng, có cảm giác như anh đang đuổi hình bắt bóng trong giấc mơ đời thực của mình. Xem tranh của Bùi Tiến Tuấn có thể thấy cái chất “đông tây kim cổ” nhưng chỉ gợi lại phang phảng. Bùi Tiến Tuấn đã vẽ ra cái tôi của riêng mình, giấc mơ của riêng mình, những đường cong gợi cảm với nét cọ thanh mảnh, mạnh và đi sâu vào những thớ lụa mịn màng. Tôi thích tranh của Bùi Tiến Tuấn bởi tính biểu hình và mỹ cảm của anh. Tôi thích thú khi bối rối đứng trước tranh của anh: vẻ đẹp tinh khiết, khổ hạnh hay sự đàng điếm của phụ nữ nó cứ trộn lẫn trong xúc cảm. Cảm ơn anh cho công chúng thấy được những biến đổi mạnh mẽ vẻ đẹp của lụa, vẻ đẹp mịn màng trong những mảng màu tối giản,va đập và mềm mại. Nguyễn Sơn có lẽ là họa sĩ có nhiều ẩn ý nhất trong cuộc triển lãm này. Bộ tranh của anh trong lần này là dòng chảy xuyên xuốt từ cuộc triển lãm cá nhân vừa rồi “Ẩn ngữ từ phôi pha”. Tuy thế nhưng lần này tranh của anh có vẻ mạnh hơn về hiệu ứng thị giác, những mảng sắt ghỉ được phô ra khá trực diện, những cái mắt xích cầm nắm cứ lồ lộ trong những mảng ánh sáng cợm màu. Ẩn ý thì khi nào cũng khó đoán, bản thân tôi cũng không dám chủ quan… Cảm ơn anh đã kiệm lời đằng sau những chi tiết sự thật mà anh đã “zoom” lên. Lương Lưu Biên một lần nữa làm người xem thấy sự cô đơn độc hành của anh. Từng thớ thịt, cảm giác như người lột da, bộc lộ hết tâm gan nghệ sĩ.Những nhân vật có thể chỉ một mình, có thể là một nhóm người cụ thể và cứ thế im lặng một mình, giữ nguyên không gian nội tại của mình. Tất cả nhân vật trong tác phẩm của anh ấy như đang cầu cứu, như nói muốn nói ra những điều gì đấy tự đáy lòng. Im lặng, cô đơn và lạnh lùng, nhưng các nhận vật cứ như nhìn thẳng vào chúng ta bằng điểm nhãn đầy thiện cảm. Xem các tác phẩm của Lương Lưu Biên tôi tự hỏi: tại sao anh lại cô đơn đến thế và có thật không nỗi cô đơn ấy? Xem tranh anh tôi thấy mình tự cô đơn vô cùng. Mạc Hoàng Thượng mang đến bộ tranh chân dung chì kỹ nét. Có nhiều người so sánh với những bài học của sinh viên, những catalogue tranh chân dung “chì” của các nghệ sĩ Trung Quốc bày bán đầy rẫy ở các tiệm sách… theo tôi việc so sánh đó cũng cần thiết, nhưng phải nhìn vào bản thân nghệ sĩ đang nghĩ gì, đó mới là điều quan trọng. Thời còn là sinh viên: Mạc Hoàng Thượng từng được xem là một sinh viên có khả năng vẽ hình họa xuất sắc, và theo một số họa sĩ trẻ đánh giá: anh là trường hợp hiếm gặp, mười năm mới có một người. Hiện anh là Giảng viên ĐHMTHCM và đây cũng là điều cho thấy anh rất chú trọng đến tính hàn lâm, cơ bản, trong từng tác phẩm của mình. Đến với những tác phẩm chân dung chì lần này của anh tôi thấy anh thể hiện một kỹ năng chì tuyệt vời của mình. Các gương mặt chân thực mà trời ban cho xuất hiện với cách nhìn giản dị và động. Những câu chuyện đời thường cứ thế xuất hiện đằng sau những ánh mắt, khóe môi của nhân vật. Các chân dung được lột tả với cái nhìn đầy “thiện tính” khép mình. Tôi thích những ánh mắt thân thiện ấy, giữa người với người. Cảm ơn anh với những tác phẩm đầy tính nhân văn lắng đọng. Phương Quốc Trí cũng không kém tài so với Mạc Hoàng Thượng về khả năng hình họa của mình. Mặc dầu là tự học nhưng Phương Quốc Trí đã chứng minh tài năng của mình qua các triển lãm trong những năm gần đây. Tranh của anh làm cho người xem không khỏi trầm trồ về những chuyển động mạnh mẽ của nét cọ, nó là một tổ hợp nét “tút” mê hoặc. Các nhân vật trong tranh anh thường đơn lẻ khắc khổ, và đăm chiêu hay trầm tư về một điều gì đó, và luôn muốn bùng nổ. Tôi thích tranh của anh vì nó bắt mắt, mê hoặc và tâm tư thì khó đoán. Võ Duy Đôn mang đến triển lãm lần này bộ tranh gồm 3 bức sơn dầu, nhưng lúc tôi đến xem thì một đã bị che lại vì lý do kiểm duyệt. Tôi thấy một số ý kiến so sánh tranh của anh với những bài nghiên cứu hình họa trong trường mỹ thuật, quan điểm của tôi là thích sự so sánh đó. Và ngoài việc nghiên cứu hình họa thì Đôn muốn diễn tả thêm điều gì? Cái chữ “thiền” và lột tả chiều sâu nội tâm hay cái bên trong mà anh có nhắc đến cho tác phẩm của mình thì tôi thấy hơi bối rối và không dám bàn. Tôi thấy các nhân vật trong tranh của Võ Duy Đôn thu mình trong một thế giới riêng biệt, cô gái hay chàng trai thì cũng còn rất trẻ mà nom đã già. Họ lột trần thể xác để hít ra thở vào những hơi thở khó nhọc, và nhọc nhằn hơn khi họ vẫn còn vướng vứu với nhiều thứ trần tục. Tranh của Võ Duy Đôn có quá nhiều thứ để xem, nhiều chi tiết phụ vương vãi cố tình, nên tôi cũng cảm thấy hơi thở của mình cũng khó quá. Những mạch cảm xủc của anh cứ hít ra thở vào, những nét cọ cứ thế cuồn cuộn trên cơ thể nhân vật trần truồng. Tiếc, vì tôi không xem được xem bức “Xả thiền” ở giữa bộ 3 tác phẩm này để cảm nhận hơi thở thật sâu của anh.
Triển lãm Dấu thăng tôi đã xem qua như thế!
* Bài liên quan: – Từ 25 quyết đi xem Dấu Thăng Ý kiến - Thảo luận
9:20
Thursday,15.1.2015
Đăng bởi:
Ròm
9:20
Thursday,15.1.2015
Đăng bởi:
Ròm
Tui ráng bỏ chử chê.vậy thì, phải ráng khen.
Rất công phu,bố cục và đầu tư công của.
23:45
Tuesday,2.8.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Khen thì không phải với lòng mình, mà chê thì mọi người lại bảo là không yêu nước, bởi đó là tình trạng chung của mỹ thuật Việt Nam hiện nay. Thôi thì đành im vậy.
...xem tiếp
23:45
Tuesday,2.8.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Khen thì không phải với lòng mình, mà chê thì mọi người lại bảo là không yêu nước, bởi đó là tình trạng chung của mỹ thuật Việt Nam hiện nay. Thôi thì đành im vậy.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Rất công phu,bố cục và đầu tư công của.
...xem tiếp