Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt 31. 01. 21 - 11:22 am

Cùng học tiếng Việt

Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt có thể được chia làm 3 loại: (a) tên phiên âm từ ngôn ngữ phương Tây, (b) tên gốc Hán-Việt, và (c) tên gốc tiền Hán-Việt.

(a) Tên phiên âm từ ngôn ngữ phương Tây:

Nhiều nguyên tố được lược đi âm cuối: âm -ium hoặc -gen với phần lớn nguyên tố, âm -on với các khí hiếm, hoặc âm -ine với các halogen để phù hợp với Việt âm, như đã được học giả Hoàng Xuân Hãn giải thích trong quyển “Danh từ khoa học”.

Các nguyên tố loại này được phiên âm chủ yếu từ gốc Latin của tên nguyên tố. Có hai nguyên tố được phiên từ tiếng Đức: vônphram W và kali K (kalium và potassium đều là từ neo-Latin, nhưng kalium được dùng nhiều hơn ở Đức). Antimôn Sb được phiên âm từ tiếng Pháp (tiếng Latin là stibium).

Nhôm là nguyên tố có tên được phiên âm kiểu khác người, thay vì lấy phần gốc Latin chính thì từ “nhôm” được lấy từ phần đuôi của tên nguyên gốc alumiNUM (hoặc alumiNIUM).

Đối với những nguyên tố có tên không phải từ ngôn ngữ phương Tây, đây hầu hết đều là những nguyên tố mà con người đã biết từ thời cổ, trước khi Cách mạng Khoa học diễn ra:

(b) Tên gốc Hán-Việt

– đồng Cu: 銅.
– lưu huỳnh S: 硫黄
– thủy ngân Hg: 水銀
– bạch kim Pt: 白金

(c) Tên gốc tiền-Hán-Việt hoặc âm Nôm hóa

– vàng Au: âm tiền HV của hoàng 黃 (có thể so sánh với tiếng – Quảng Đông “wòng”, hoặc tiếng Khách Gia “vòng”). Danh pháp tiếng Việt không dùng từ “kim” để gọi vàng, như tiếng Trung, Nhật hay Hàn.

– bạc Ag: âm tiền HV của bạch 白. Tương tự, danh pháp tiếng Việt không dùng từ “ngân”.

– sắt Fe: âm tiền HV của thiết 鐵.

– thiếc Sn: âm tiền HV của tích 錫.

Trong Truyện Kiều có nhắc tới thành Vô Tích ở Trung Quốc, đây là địa danh có nghĩa là “không có thiếc”. Vương Tiễn nước Tần đánh xuống Sở, đánh tới Tích Sơn thì bắt được chữ “Có thiếc: đánh nhau, thiên hạ tranh, không thiếc: yên bình, thiên hạ thanh”, nên đặt tên vùng đó là Vô Tích.

Tuyết đầu mùa ở Vô Tích. Ảnh từ trang này 

– kẽm Zn: âm Nôm của 鈐 (kiềm), nghĩa là cái khóa. Kẽm là kim loại hay được dùng làm khóa. Từ “kiềm” ngoài biến âm kẽm, còn có các biến âm khác như kềm, cùm (như gông cùm), kèm (kèm cặp). Trong danh pháp tiếng Trung Quốc, kẽm là tân 锌 (phiên âm từ zinc), còn trong tiếng Nhật, kẽm là aen 亜鉛 á duyên (chì kém). Trong danh pháp cổ, Zn được gọi là bạch duyên (chì trắng).

– chì Pb: âm Nôm của 錘 (chùy), nghĩa là cái cân, quả nặng. Chì là kim loại nặng, hay được dùng để làm quả nặng (ví dụ dùng trong câu cá, chài lưới, “mất cả chì lẫn chài”). Trong cả danh pháp Trung lẫn Nhật, chì đều là duyên 鉛.

Hệ thống tên gọi các nguyên tố theo danh pháp hóa học hiện đại của tiếng Việt rất khác so với các nước đồng văn, kể cả những nguyên tố có tên phi-Latin.

Nguồn: Từ Fb của tác giả 

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả