Nghệ sĩ thế giới

Song Byeok: Một khi thoát khỏi Triều Tiên… 29. 01. 11 - 6:24 pm

Hồ Như Mai lược dịch

 

.

 

HÀN QUỐC (AP) – Gương mặt trên bức tranh đích thị là người đứng đầu Bắc Triều Tiên Kim Chính Nhật (Kim Jong Il), với nụ cười quen thuộc dưới đôi kính râm và mái tóc đen nhãy. Nhưng thân hình thì lại của Marilyn Monroe, tay túm váy đang bị gió thổi phần phật.

Hình ảnh ấn tượng này được trưng bày tại triển lãm của họa sĩ chạy trốn Song Byeok, khai mạc hôm thứ tư ở Seoul. Thật là một chuyện không tưởng tượng nổi khi nghĩ tới công việc cũ của họa sĩ này là chuyên vẽ áp phích tuyên truyền ở Bắc Hàn, với những khẩu hiệu kiểu như “Cùng nhau ca ngợi lãnh tụ vĩ đại”.

.

 

Những bức tranh châm biếm kiểu này mà vẽ ra hồi đó thì kiểu gì mọi người trong gia đình Song Byeok cũng phải “đi đến một nơi xa lạ không ai biết và lao động đến chết”, họa sĩ kể trong cuộc phỏng vấn tại xưởng vẽ ở ngoại ô Seoul.

Ở Bắc Triều Tiên không có khái niệm tự do ngôn luận.” Song nói. “Ở đây, Nam Triều Tiên, ai muốn vẽ gì cũng được. Nhờ đó mà mỗi bức vẽ mới thể hiện được cá tính riêng của nghệ sĩ.”

 

.

 

Khi còn ở Bắc Triều Tiên, Song tận mắt chứng kiến người cha mình bị xoáy nước cuốn đi, khi đang cố bơi vượt sông sang Trung Quốc tìm thức ăn. Song kể lại bản thân anh sau đó bị lính biên phòng đánh đập tàn nhẫn, rồi bị đưa đi lao động cải tạo sáu tháng.  Không lâu sau đó, năm 2002, anh bỏ trốn sang Hàn Quốc.

Song kể lại ý tưởng vẽ tranh biếm họa Kim Chính Nhật nảy ra khi bắt gặp thế đứng nổi tiếng của Monroe trong bộ phim “The Seven Year Itch”. Anh nói rằng chuyện Monroe cố che phần nằm dưới chiếc áo đầm làm anh nghĩ đến những thứ Kim làm để che giấu sự thật về Bắc Triều Tiên.

.

 

Đã đến lúc phải cải cách và mở cửa Bắc Triều Tiên, để những người dân nghèo khổ có thể thấy được thế giới bên ngoài thực sự,” nghệ sĩ nói.

Song nói các tác phẩm anh thực hiện trên quê hương mới là nhằm thể hiện “những gì bên trong Bắc Triều Tiên”

Mặc dù có được một vài giải thưởng ở Hàn Quốc, Song cũng đã từng rất chật vật. Anh kể chuyện thường xuyên phải ăn mì gói để tiết kiệm tiền, có khi nợ tiền nhà đến năm tháng. Để mua được đồ nghề vẽ và điêu khắc, Song từng phải rửa chén thuê, làm khuân vác và đi phụ hồ.

Nhưng tiền bạc không phải là mục đích cuối cùng, anh nói “Việc có ý nghĩ hơn vẫn là chuyển tải thông điệp của tôi bằng tranh vẽ, hơn là chuyện kiếm tiền”.

Quyền tự do theo đuổi nghệ thuật là một chủ đề quan trọng trong tranh của Song, ở tuổi 42, anh vẫn còn học vẽ.

.

 

Trong tờ giới thiệu của triển lãm, trưởng khoa Mỹ thuật trường ĐH Hongik, Han Jin-Man viết rằng Song dùng nghệ thuật của mình để “thoát khỏi một cơn ác mộng đêm nào cũng đến.”

Anh đang trả nợ thế giới nội tâm của mình bằng cách thể hiện cuộc sống ngày trước của anh ở Bắc Triều Tiên qua một lăng kính hài hước,” Han viết. “Anh không thể tiếp tục sống mà không kể lại những nỗi niềm thời tuổi trẻ của mình trên tác phẩm”.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

9:39 Friday,11.1.2013 Đăng bởi:  lyly
Nghe kể chuyện Bắc triều tiên cũng thấy đỡ tủi phận. Ra nước ngoài nhìn các nước thấy mình tủi hổ nhưng cũng may có anh Triều Tiên  cũng an ủi đôi phần, giống như AQ của Lỗ Tấn
...xem tiếp
9:39 Friday,11.1.2013 Đăng bởi:  lyly
Nghe kể chuyện Bắc triều tiên cũng thấy đỡ tủi phận. Ra nước ngoài nhìn các nước thấy mình tủi hổ nhưng cũng may có anh Triều Tiên  cũng an ủi đôi phần, giống như AQ của Lỗ Tấn 
8:13 Wednesday,2.2.2011 Đăng bởi:  Zenith phuong
Bài này hay quá. Cảm ơn Soi.
...xem tiếp
8:13 Wednesday,2.2.2011 Đăng bởi:  Zenith phuong
Bài này hay quá. Cảm ơn Soi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả