Khác

ART PROJECT: Thôi khỏi phải đi đâu! 08. 02. 11 - 11:27 pm

Quang Khanh phỏng dịch

Google lâu nay vốn có một sự quan tâm vô bờ đối với nghệ thuật. Năm 2009, khi xảy ra nạn cướp bóc lan tràn tại bảo tàng Quốc gia Iraq, tập đoàn đa quốc gia này đã đưa lên mạng hàng ngàn hình ảnh các tạo tác đang gặp nguy này, như một lời xót xa.

Rồi Tổng giám đốc của Google là Eric Schmidt vừa tuyên bố tháng 11. 2010 vừa qua rằng ông sẽ phối hợp cùng nhà đại-sưu-tập Larry Gagosian cùng người đẹp yêu nghệ thuật của Nga, Dasha Zhukova, để lập nên Art-sy, một trang buôn bán nghệ thuật online. Cuối cùng, chúng ta không được quên rằng chính Google cứ đến sinh nhật các danh họa là lại đưa những hình ảnh nhắc nhớ họ lên trang chủ.

 

Larry Gagosian và Dasha Zhukova

Tuần qua, đại công ty này vừa tung ra Google Art Project áp dụng công nghệ street view 360 độ. Đây là một trang web cho phép người yêu nghệ thuật có thể ngồi nhà mà lướt qua cặn kẽ 17 bảo tàng lớn nhất của 9 quốc gia, nhìn chi tiết vào từng tác phẩm nghệ thuật để mà thưởng thức từng nét cọ tài hoa của các danh họa, dĩ nhiên là thông qua những bản sao kỹ thuật số chất lượng cực cao.

Hôm 1. 2. 2011, Google tuyên bố người vào Art Project đã có thể “thâm nhập” các không gian trưng bày của các chốn sừng sỏ như Metropolitan, MoMA, Frick Collection, Alte Nationalgalerie ở Berlin, Rijksmuseum ở Amsterdam, Uffizi ở Florence, và cả State Hermitage ở St. Petersburg lẫn Tate London… cùng nhiều nơi nữa. Bạn có thể len lỏi vào xem các bộ sưu tập của họ mà không chịu một khoản phí vào cửa nào, nhất là không phải xếp hàng!

.

Hiện trên Art Project có sẵn sàng 385 “gian” trưng bày, “treo” hơn 1.000 bản sao phân giải cao tác phẩm của 486 nghệ sĩ. Một số bức trong đó đã được số hóa với công nghệ cực cao – ra hình ảnh 7 tỉ pixel, tức rõ nét gấp cả ngàn lần so với một cái camera thông thường. (Tiện ích cho du khách Nhật nhé, thứ du khách đi đâu cũng chỉ biết có chụp hình!)

Bạn chỉ cần gõ trên Google dòng chữ Art Project, xong chọn tên bảo tàng, và sau đó vận dụng kinh nghiệm chơi game online của mình (như trò Doom chẳng hạn), nhưng thay vì cầm súng, cầm kiếm chuẩn bị bắn giết thì nay là một tinh thần đối diện với nghệ thuật, cứ thế di chuột len vào từng ngóc ngách và xem từng tác phẩm.

Thí dụ, bạn có thể dí sát mắt vào tác phẩm Chúa hiện ra trước dân chúng của Aleksandr Andreyevich Ivanov ở một độ gần mà không bao giờ nhân viên của State Tretyakov Gallery ở Mạc Tư Khoa có thể cho phép, để thấy trên tranh có rất nhiều người núp sau một cái cây, xem ở ngoài thì bé li ti, nay trên Art Project thì nhìn rõ mồn một.

Aleksandr Andreyevich Ivanov, “Chúa hiện ra trước dân chúng”

Ngoài ra, với công nghệ street view như đã nói, nếu không xem tranh thì người ta cũng có thể xem các ngóc ngách của bảo tàng (vào mục “Explore the Museum”), và nếu gặp phải tay có máu ăn trộm thì đây là một bước điều nghiên tuyệt vời!

Một góc của State Hermitage Museum

Có lẽ lo lắng điều đó xảy ra thật nên Louvre Orsay của Paris vẫn chưa đặt bút ký với Google. Trong khi đó người đứng đầu Art Project là Amit Sood nói trên blog của Google rằng ông hy vọng ngày càng nhiều bảo tàng tham gia dự án này.

Dĩ nhiên, như Sood nói với tờ Washington Post, chẳng có gì đánh bại được kinh nghiệm trải thực, tức niềm vui đi hối hả qua những sảnh hoa cương của bảo tàng hay lượn ngoằn ngoèo trong các phòng triển lãm. Nhưng thôi, trong khi chưa mang lại được trải nghiệm mỏi-chân-thật cho người lướt web, thì Art Project đã dân chủ hóa cơ hội xem tranh xem tượng cho rất nhiều con người trên thế giới rồi.

(Theo ArtInfo)

*

Bài liên quan:

– ART PROJECT: Thôi khỏi phải đi đâu!
– Vui? Hay thất vọng? GOOGLE ART PROJECT
– Vào xem nào! Gia đình tổng thống Mỹ hào phóng mời tham quan…

Ý kiến - Thảo luận

13:53 Wednesday,9.2.2011 Đăng bởi:  admin
Dĩ nhiên rồi Em-có-ý-kiến, Art Project cũng tương đương với việc chúng ta trong lúc chưa được ăn cùng hoa hậu, uống cùng hoa hậu, thì xem tạm hình hoa hậu trên báo trên mạng cũng là một điều an ủi rồi. Hãy tưởng tượng niềm vui của một người yêu nghệ thuật ở tít tận một vùng cao, không bao giờ đủ tiền mua vé máy bay ra Hà Nội xem triển lãm, nhưng cũng có thể bi
...xem tiếp
13:53 Wednesday,9.2.2011 Đăng bởi:  admin
Dĩ nhiên rồi Em-có-ý-kiến, Art Project cũng tương đương với việc chúng ta trong lúc chưa được ăn cùng hoa hậu, uống cùng hoa hậu, thì xem tạm hình hoa hậu trên báo trên mạng cũng là một điều an ủi rồi. Hãy tưởng tượng niềm vui của một người yêu nghệ thuật ở tít tận một vùng cao, không bao giờ đủ tiền mua vé máy bay ra Hà Nội xem triển lãm, nhưng cũng có thể biết Hermitage tận Nga có bao nhiêu phòng và treo tranh kiểu thế nào... 
13:38 Wednesday,9.2.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
..."như Sood nói với tờ Washington Post, chẳng có gì đánh bại được kinh nghiệm trải thực, tức niềm vui đi hối hả qua những sảnh hoa cương của bảo tàng hay lượn ngoằn ngoèo trong các phòng triển lãm"

Ái dà, cái kinh nghiệm đi xem bảo tàng mà "hối hả" (cưỡi ngựa xem hoa giả), mà "lượn ngoằn ngoèo" (đú đởn?) chỉ là của lũ xìtin chúng em thôi, tức là rủ nhau vào b
...xem tiếp
13:38 Wednesday,9.2.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
..."như Sood nói với tờ Washington Post, chẳng có gì đánh bại được kinh nghiệm trải thực, tức niềm vui đi hối hả qua những sảnh hoa cương của bảo tàng hay lượn ngoằn ngoèo trong các phòng triển lãm"

Ái dà, cái kinh nghiệm đi xem bảo tàng mà "hối hả" (cưỡi ngựa xem hoa giả), mà "lượn ngoằn ngoèo" (đú đởn?) chỉ là của lũ xìtin chúng em thôi, tức là rủ nhau vào bảo tàng để chọc phá chứ có để mắt vào tác phẩm đâu ạ. Mấy lần đi bảo tàng như thế bọn em bị thầy mắng chết thôi :-)

Thực sự là cái cảm xúc đứng trước 1 tác phẩm thật, kể cả là của lũ học trò chúng em, em vẫn luôn thấy xúc động hơn nhiều so với xem tranh của các bậc thầy lão thành in trên báo, trên mạng, thậm chí cả tranh in lại đúng khổ của tác phẩm thật ạ.

Chúng em lại nghĩ biết đâu Google được mấy lò chế tranh nhái ở phố Nguyễn Thái Học cám ơn rúi rít, vì đã "tiếp tay cho ta", "nối giáo cho ta"...à há.

Nhưng mờ chúng em vẫn cứ cám ơn Google vì dự án này cho chúng em cơ hội tham khảo tư liệu rất tốt (dù không tham khảo cảm xúc được ạ.) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tâm vận động theo bút

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả