Gẫm & Bình

DU CƯ: Nhà phao nổi giữa sân trường Yết Kiêu 29. 03. 11 - 11:28 am

Thông tin từ triển lãm

Căn nhà được chọn để làm triển lãm

DU CƯ TRONG THÀNH PHỐ

Sắp đặt Tạo hình kèm ảnh
Của Nguyễn Hồng Phương – Vũ Lâm
Khai mạc: 18h, 3. 4. 2011
Triển lãm tới 7. 4. 2011
Sân trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 42, Yết Kiêu, Hà Nội
Tọa đàm giữa các tác giả và khán giả: 8h30 sáng thứ Ba, 5. 4. 2011, tại Nhà bảo tàng trường Mỹ thuật 42 Yết Kiêu, Hà Nội

*
I. Ý NGHĨA
– Triển lãm trưng bày một chiếc lều phao nổi của cư dân Bãi giữa Long Biên trên sông Hồng, được đưa nguyên trạng vào địa điểm diễn ra sự kiện. Xung quanh bày những bộ ghế salon nhiều màu. Tác giả ý tưởng và thực hiện việc sắp đặt tạo hình là họa sĩ Nguyễn Hồng Phương (CLB Họa sĩ Trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam)

– Kèm theo là hơn 100 bức ảnh khổ 30 x 40cm của bốn nhà báo (Lê Anh Dũng của Vietnamnet; Nguyễn Việt Hưng của Dân Trí; Vũ Lâm của Thời Nay; Đinh Hữu Dư, thực tập sinh của Nhân Dân) chụp về đời sống du cư của những hộ dân sống trên lều phao tại bãi Long Biên, bờ sông Hồng, khu vực phường Ngọc Thụy, (Gia Lâm) và phường Phúc Xá (Ba Đình) Hà Nội.

– Dự án triển lãm này đưa ra một cái nhìn cận cảnh nhiều mặt về đời sống các hộ dân đang sống trôi nổi trên những chiếc lều phao tạm trên bờ bãi Long Biên. Những khối hình ảnh (lều phao, salon, ảnh phóng sự) kết hợp với nhau tạo những hiệu ứng thị giác để gợi ra thông điệp xã hội về đời sống của một bộ phận cư dân “ngoài lề” tồn tại ở giữa lòng Hà Nội. Điều này nhằm thúc đẩy sự quan tâm của công chúng, và những người có trách nhiệm chứng kiến về những góc sống đặc biệt của đô thị.

Hy vọng cảm xúc nhân bản của người xem sẽ được nhân lên và đan xen nhiều chiều khi chạm vào một đời sống khác thông qua hình thức một triển lãm nghệ thuật đương đại. Điều đó chứng tỏ mỹ thuật đương đại hoàn toàn có thể kết nối sâu sắc được với những vấn đề của cộng đồng cùng quan tâm.

Bốc căn nhà về nơi làm sắp đặt

II. NỘI DUNG
– Phần chính của triển lãm là một chiếc lều phao nổi có diện tích 2.7m x 3.7m x 2,5m, trưng bày ở giữa. Bốn xung quanh mép lều là bục gỗ dầy 40cm, bề mặt dán những tấm gương lớn diện tích 40 m2, tạo một ảo ảnh về trạng thái tròng trành trên mặt nước của căn lều…
– Bên ngoài là 5 chiếc ghế sofa, đặt rải bốn phía để người xem có thể ngồi lên để nhìn ngắm căn lều.
– Đặt trên dây treo 126 bức ảnh (khổ 30 x 40cm) ghi hình những sinh hoạt của các hộ dân sinh sống trên lều phao gồm những nhóm ảnh:
1. Các kiểu lều phao
2. Sinh hoạt trong ngày của người dân bãi nổi (bữa ăn, tắm rửa, giặt giũ, trò chuyện, ngủ, đánh lưới, câu cá, trẻ em…).
3. Ảnh tư liệu mua và quá trình di chuyển nguyên trạng căn lều đã được chọn làm nhân tố trung tâm của tác phẩm sắp đặt.

III. MỤC TIÊU
Mục tiêu của dự án là dùng nghệ thuật để hướng sự quan tâm của cộng đồng tới những hộ dân nghèo tại thủ đô Hà Nội. Những cư dân thuộc đời sống “bên trong” (inside) thành phố Hà Nội với một cuộc sống đầy đủ: nhà cửa, việc làm, vị trí xã hội… chưa biết nhiều đến cuộc sống của các cư dân nghèo của đời sống “ngoài lề” (outside) sống tạm cư ở bãi sông Hồng. Bởi vậy, thông qua triển lãm, các tác giả muốn trình bày với người xem một cuộc sống tự thân như nó đang diễn ra của cư dân tạm cư trên bãi nổi ở giữa sông Hồng khu vực Hà Nội, tạo điều kiện tìm hiểu trực tiếp giữa những cư dân dù sống cùng trong một thành phố nhưng hoàn cảnh và điều kiện sống rất khác nhau.

 IV. TRIỂN LÃM
1. Địa điểm: Bãi cỏ trên sân trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đối diện Nhà bảo tàng trường, 42 Yết Kiêu, Hà Nội
2.Triển lãm và đối thoại với người xem: Tiến hành triển lãm và ghi lại những ý kiến đối thoại, cảm tưởng của người xem (trong 5 ngày)

Phác thảo sắp đặt khi dự định làm ở Bảo tàng Mỹ thuật. Nay chuyển về sân trường Yết Kiêu.

 

V. TỌA ĐÀM (Giữa thời gian diễn ra triển lãm, ngày 5 – 4)
Mục đích của tọa đàm bàn về hai chủ đề chính:
1. Nghệ thuật tạo hình đương đại và việc kết nối với các vấn đề xã hội
2. Vấn đề kiến trúc dân sinh và quy hoạch đô thị, xây dựng nhà ở tại Hà Nội cũng như các thành phố đang phát triển khác.

Khách mời:
– Đại diện của Quỹ phát triển văn hoá Việt Nam – Đan Mạch (CDEF), cơ quan tài trợ cho triển lãm
– Đại diện Trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam – địa điểm diễn ra triển lãm
– Cá nhân: Các nhà phê bình mỹ thuật, họa sĩ, kiến trúc sư uy tín:
                     Nhà phê bình Nguyễn Quân (chủ trì buổi tọa đàm)
                     Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, họa sĩ Thành Chương, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng, họa sĩ Trần Lương, họa sĩ Lê Thiết Cương, nhà điêu khắc Đào Châu Hải;
                     KTS Hoàng Đạo Kính; KTS Hoàng Thúc Hào; KTS Lý Trực Dũng
                     Họa sĩ trong Câu lạc bộ Họa sĩ Trẻ. Người xem tự do…

Tài trợ chính: Quỹ trao đổi phát triển văn hóa Đan Mạch – Việt Nam (CDEF)

Bảo trợ thông tin: Báo Thời Nay (Nhân Dân); Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN)

 

*

Bài liên quan:

– DU CƯ: Nhà phao nổi giữa sân trường Yết Kiêu
– DU CƯ tới đâu rồi?
– Khai mạc DU CƯ tại sân trường Mỹ thuật
– Nếu được làm lại Du Cư…
– DU CƯ: sự phô diễn?
– KVT – DU CƯ: một ý tưởng tuyệt vời
– Hôm ấy thật là đông vui!
– Bàng Nhất Linh: Mình thấy không ổn…

Ý kiến - Thảo luận

19:36 Friday,1.4.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
Ô hay, chúng em coi các ý tưởng mới nảy ra của các nghệ sĩ cũng đáng được chăm chút nghiền ngẫm thật nghiêm chỉnh chứ ạ? Chẳng lẽ phải đợi các tác giả bày biện xong xuôi mới được phép "phát biểu" ạ?
...xem tiếp
19:36 Friday,1.4.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
Ô hay, chúng em coi các ý tưởng mới nảy ra của các nghệ sĩ cũng đáng được chăm chút nghiền ngẫm thật nghiêm chỉnh chứ ạ? Chẳng lẽ phải đợi các tác giả bày biện xong xuôi mới được phép "phát biểu" ạ? 
17:01 Friday,1.4.2011 Đăng bởi:  B,E
@em-co-y-kien: bạn có vẻ có năng khiếu trở thành nhà phê bình, châm chọc kể cả khi triển lãm của ng ta chưa bắt đầu. Giỏi thật!
Riêng cái chuyện bạn bảo sao không đóng khung nó ở bãi sông Hồng rồi rủ mọi người ra bãi mà triển lãm. Mình thấy bạn cũng thật khéo bày trò.
Thế sao ngày xưa ông Duchamp ông ý không đóng khung cái bồn tiểu nhà ông ý lại rồi bảo mọi ng
...xem tiếp
17:01 Friday,1.4.2011 Đăng bởi:  B,E
@em-co-y-kien: bạn có vẻ có năng khiếu trở thành nhà phê bình, châm chọc kể cả khi triển lãm của ng ta chưa bắt đầu. Giỏi thật!
Riêng cái chuyện bạn bảo sao không đóng khung nó ở bãi sông Hồng rồi rủ mọi người ra bãi mà triển lãm. Mình thấy bạn cũng thật khéo bày trò.
Thế sao ngày xưa ông Duchamp ông ý không đóng khung cái bồn tiểu nhà ông ý lại rồi bảo mọi người đến wc nhà ông ý mà xem? (Nói thế này có khi bạn cũng phải google xem ông Duchamp là ông nào ấy nhỉ?)
Cái quan trọng chính là mang đi chỗ khác đấy bạn ạ! Bạn có thể tự tìm hiểu tại sao ng ta cứ phải mang những vật có sẵn từ chỗ nọ sang chỗ kia để làm triển lãm. Hoặc nếu bạn không hiểu được thì mình cũng không ý kiến gì thêm.

Mà nhắn nhủ riêng với bạn là, giấu tên và nói phét ở những nơi công cộng như thế này thì ai cũng làm được thôi, cũng chả phải anh dũng, hiểu biết gì hơn người đâu bạn ạ. Chúng ta cũng cùng một giuộc cả mà thôi :D. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả