Gẫm & Bình

Bàng Nhất Linh: Mình thấy không ổn… 15. 04. 11 - 11:10 am

Bàng Nhất Linh

(Soi: Trong phần cmt của các bài “Du cư: sự phô diễn“, rồi bài “Du cư – một ý tưởng tuyệt vời“, và bài “Hôm ấy thật là đông vui“, bạn Người Bắc kì đều có cmt đặt vấn đề tác phẩm Du cư của Nguyễn Hồng Phương và Vũ Lâm có trùng ý tưởng với tác phẩm sắp đặt của Bàng Nhất Linh không. Hôm nay chính Bàng Nhất Linh có ý kiến về việc này. Cảm ơn bạn.)

Tổ hợp sắp đặt Đô Thị (2009) của Bàng Nhất Linh, trong có tác phẩm mà nick Người Bắc kì nhắc tới.

Bạn lấy nick “Người Bắc kì” thân mến. Đọc mấy ý bạn viết dưới các bài viết về triển lãm Du cư mình thấy không ổn lắm. Mình định cứ kệ, im thôi, vì rất ngại những chuyện thế này. Nó không dẫn đến đâu mà gạch ngói ì xèo cũng dở… Nhưng đi chơi mấy hôm về nghĩ lại vẫn nên có một tẹo ý kiến, vì những việc thế này cũng ngày càng nhiều và xảy ra với nhiều triển lãm khác nhau.
 
Mình không rõ rằng bạn viết vậy là bạn nghĩ thế thật hay là bạn không nghĩ vậy nhưng cố tình viết như vậy?

1.
Bây giờ giả dụ rằng bạn nghĩ thế thật. Mình nghĩ rằng nếu suy nghĩ một cách phiến diện và chỉ nhìn vào cái vỏ như bạn thì bạn nhìn đâu cũng sẽ thấy các tác phẩm mà bạn sẽ nghĩ là giống nhau.
 
Giờ nói đến cái nhà trong triển lãm của hai tác giả Nguyễn Hồng Phương và Vũ Lâm mà bạn đem so sánh với cái sắp đặt cũ của mình. Mình định im cũng vì người làm nghề mà nhắc đến cái đã làm rồi theo mình là rất dở, cái gì đã qua rồi thì thôi, bỏ để làm cái mới. Và cũng vì cái sắp đặt cũ của mình, nó nằm trong triển lãm đầu tiên mình làm năm 2009, vì là lần đầu nên triển lãm đó nó còn nhiều cái chưa ổn, không hay ho gì để mà nhắc đến nó.

Sắp đặt “Mời vào” của Bàng Nhất Linh trong tổ hợp sắp đặt Đô thị 2009

Mình thì thấy đây là hai câu chuyện khác hẳn nhau… Đơn giản thế này, cái sắp đặt “nhà” đó của mình chỉ là một phần trong cái “tổ hợp” là triển lãm 2009 kia. Nó nghiêng nhiều về vật chất, bước vào nó, mắt nhìn cái tối tăm, chật chội… mũi ngửi mùi ẩm mốc… ngũ quan khó chịu, nó tác động vào cảm giác là chính và cái suy nghĩ nó mang đến cũng hẹp hơn.

Khán giả trước sắp đặt “Mời vào” của Nhất Linh

 

Cũng là một góc Hà Nội, trong “Mời vào” của Nhất Linh

Còn hành động mang cái nhà vào phòng của hai tác giả Lâm và Phương, thực ra là bày ra một cái avatar, không cần thiết phải sờ ngửi, nhìn là đã đủ rồi và cái cốt lõi là bối cảnh đằng sau cái avatar ấy. Do vậy mà cái nhà của tác giả Hồng Phương và Vũ Lâm mang theo ý rộng hơn, nó cũng độc lập hơn cái nhà kia của mình.

Tác phẩm sắp đặt của Vũ Lâm và Nguyễn Hồng Phương

Việc họ hàng mà bạn nêu ra trong cmt, mình không hiểu sao bạn lại quan tâm đến chuyện đó chứ không phải những thứ làm ra để xem. Bạn khiến mình nghĩ đến việc cách đây một thời gian, hai lần khác nhau, có hai nghệ sỹ rủ mình café, sau đó tế nhị hỏi mình có phải họ hàng hay là cháu của nghệ sỹ Trần Lương không? Bây giờ thêm bạn cho mình thành họ hàng của nhà báo Vũ Lâm. Nếu quả thực như vậy thì tốt quá! Bạn thân mến, hai người này đều là đàn anh trong nghề mà mình tôn trọng, nhưng thật tiếc lại không có họ với mình. Điều này cho thấy hình như cái cách nghĩ làm gì cũng cần có quan hệ có vẻ đã quá phổ biến trong mọi nghề, ngay cả trong giới nghệ.

 
2.
Giả dụ thứ hai: nếu bạn không nghĩ vậy mà vẫn viết ra như vậy: Mình cảm thấy việc đó của bạn giống như lời một người bạn gần đây nói với mình, “Tao cảm thấy nhiều thằng không làm việc, nhưng khi ai làm được việc gì lại ngứa mắt nhảy vào đánh hôi…”

Hôm trước ngồi chơi với thằng bạn thân hay làm Trình diễn, nghe nó bảo, “Anh em làm nghề này thực ra cũng ít, loanh quanh cũng biết nhau cả, chả hiểu sao cứ có ai làm gì là lại rôm rả ý kiến mà ngoài ý kiến về chuyên môn thì nhiều cái đọc lên biết ngay là không thiện chí rồi.”

Mình thì nhớ nhất hồi bạn gái gì làm cái cây, cũng có một trận gạch ngói tơi bời mà hầu như chả có bàn gì về nghề mấy.

Hôm trước cũng vì tò mò mà ở Soi lại có nguyên tắc không tiết lộ hộp thư người cmt nên mình đã gửi vào trang chủ Soi một đoạn mã qua một cái cmt, đoạn mã này vô hại nhưng nó giúp tìm và ghi lại hộp thư của bạn cùng với IP của máy tính mà từ đó bạn viết các cmt.
 
*
Có chuyện này, tiện kể mua vui với bạn. Hồi mình bé tí, thằng hàng xóm hơn mấy tuổi nó có cái diều, nhìn vật quá không chịu nổi, bèn ăn vạ với ông bà. Bà mình thì ra sức dỗ dành, diều nó xấu, vứt đi ấy mà. Ông cụ nhà mình thì bảo, tốt nhất là đi kiếm tre về làm cái diều khác, khi nào làm được thì chơi. Lớn hơn một tí, cụ bảo rằng, những thứ khuyên bảo con người ta phải kìm nén bản thân đều là bố láo hết. Nếu thấy nhà nó đẹp thì mình xây nhà đẹp hơn nó là xong. Thấy có thằng có vợ đẹp thì ráng mà lấy vợ đẹp hơn nó, nó lại có cả bồ đẹp thì mình cũng phải có bồ đẹp hơn, không thì cũng phải bằng. Lúc đó nhìn nó cũng thấy thường thôi, thế là xong. Còn không làm gì thì bứt rứt lắm… Điều này mình nghĩ ông nói đúng. Cụ luôn sống thực tế như vậy rượu chè, thuốc lá không thể thiếu, và càng không thể thiếu các chị em… Năm nay cụ 90 tuổi, độc thân vả rất khỏe mạnh nhưng rất lười tập thể dục…
 
Một câu chuyện nữa, cũng để cho vui với bạn. Thời gian rảnh mình với mấy đồng chí bạn hay lang thang lên Tây Bắc chơi. Mỗi lần chỉ xin vợ được có 2 – 3 hôm mà tham đi nên có ngày đi 400-500km, nhiều lúc oải và chạy xe trong lúc không tỉnh táo. Thỉnh thoảng chứng kiến cảnh tai nạn cũng lăn tăn. Sau có người bạn mình tha về quyển sách nghiên cứu về các tai nạn. Có một phần nhỏ rất thú vị, đem áp dụng nó ra ngoài chuyện chạy xe vẫn thấy đúng. Nhiều trường hợp đúng ra tai nạn không xảy ra, vì vẫn có trường hợp cứu vãn được nhưng do người ta tự đưa mình vào tình huống xấu : đôi khi người ta có xu thế nhìn chằm chằm vào chướng ngại vật cần tránh hoặc khu vực mà xe sắp lao vào và dẫn đến việc xảy ra hiện tượng “khóa đích” (target fixation). Khi đó vô thức não không phân tích để đưa ta vượt thoát được khỏi chướng ngại và hầu như kết quả sau đó sẽ là đâm thẳng vào chướng ngại vật đó. Tóm lại là nếu bạn chỉ nhìn vào chướng ngại vật thì bạn sẽ đâm vào nó, và nhớ nhìn vào khoảng trống chứ không phải vật cản… Hãy nhìn vào nơi bạn muốn đến, và bạn sẽ ở đó!

 

 

Ý kiến - Thảo luận

0:01 Saturday,7.7.2012 Đăng bởi:  Lee
Tổ hợp sắp đặt Đô Thị (2009) của Bàng Nhất Linh. Không biết cái nào được làm trước nhỉ, Bảo tàng Kiran Nadar ở New Delhi (Ấn Độ) do vợ của tỷ phú công nghiệp Shiv Nadar - bà Kiran Nadar xây dựng http://doanhnhansaigon.vn/online/quoc-te/nghieng-23-5-do/2012/06/1064970/lap-bao-tang-mot-moi-cua-dai-gia-chau-a/
...xem tiếp
0:01 Saturday,7.7.2012 Đăng bởi:  Lee
Tổ hợp sắp đặt Đô Thị (2009) của Bàng Nhất Linh. Không biết cái nào được làm trước nhỉ, Bảo tàng Kiran Nadar ở New Delhi (Ấn Độ) do vợ của tỷ phú công nghiệp Shiv Nadar - bà Kiran Nadar xây dựng http://doanhnhansaigon.vn/online/quoc-te/nghieng-23-5-do/2012/06/1064970/lap-bao-tang-mot-moi-cua-dai-gia-chau-a/ 
22:39 Sunday,17.4.2011 Đăng bởi:  Cần Tên Sao?
Việc này làm như Nhất Linh theo tôi là fair play và đúng mực. Vote 5* cho bạn. Còn khách quan nhận định thì đây là hai sắp đặt đem lại hiệu quả cảm nhận khác nhau. Chúc tất cả các nghệ sỹ tạo hình Hà Nội khỏe mạnh, sáng tác tốt````````
...xem tiếp
22:39 Sunday,17.4.2011 Đăng bởi:  Cần Tên Sao?
Việc này làm như Nhất Linh theo tôi là fair play và đúng mực. Vote 5* cho bạn. Còn khách quan nhận định thì đây là hai sắp đặt đem lại hiệu quả cảm nhận khác nhau. Chúc tất cả các nghệ sỹ tạo hình Hà Nội khỏe mạnh, sáng tác tốt```````` 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vĩ thanh cùng Bolero

Người xem Sài Gòn

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả