Gẫm & Bình

Thế mà lại hay: IM đi mà xem nhé! 26. 05. 11 - 7:24 am

Tịch Ru

 

 

IM
NGHỆ THUẬT CHO NHỮNG KẺ ĐỦ ĐIÊN

Trình diễn, video, hội họa, âm nhạc, sắp đặt
Khai mạc: 19h ngày 24. 5. 2011
Hội thảo: 19h ngày 25. 5. 2011
Triển lãm diễn ra từ ngày 24. 5 đén ngày 24. 6. 2011
OM-studio
Cảng Cống Thôn, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm. Hà Nội

 

Dự án IM là dự án có tầm 16 tác phẩm của gần 20 nghệ sĩ đương đại, diễn ra tại OM studio.

OM studio, một studio khá mới mẻ nằm ở ngoại thành Hà Nội tại cảng Cống Thôn, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm… bên ngoài studio là một xưởng sản xuất than nên con đường đi vào hơi bẩn. Và ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào cái studio này là cũng giống như một xưởng sản xuất thủ công nào đó. Hay xưởng sản xuất những kẻ vừa đủ điên để làm nghệ thuật… cũng chưa biết chắc được. Trước giờ trình diễn, khoảng 18h các nghệ sĩ đang kiểm tra lại các tác phẩm của mình để đợi 19h bắt đầu ra mắt.

Đi từ ngoài vào trong thì thấy rõ nhất là các tác phẩm sau: tác phẩm “Sự hủy diệt vô hình” của Lê Nguyễn Mạnh và Lê Anh Hoài. Nhưng lúc này vẫn chưa đến giờ trình diễn. Đây có lẽ là tác phẩm đồ sộ nhất buổi trình diễn vì quy tụ được một cái cần cẩu, một cái xe tải đời cũ và một cái công nông. Chưa rõ ý đồ sắp đặt là gì, phải đợi đến 19h mới biết được.

Tác phẩm “Lời có lỗi” của Nguyễn Hồng Phương, bao gồm một cái bảng to đùng với điểm 0 tròn trĩnh, xung quanh là rất nhiều các cái bảng nhỏ hơn đề chữ “Em xin lỗi lần sau em không thế nữa” tác phẩm cũng dễ hiểu, dễ cảm nhận và khiến tôi nhớ đến tập bản kiểm điểm dày cộp mà thời học sinh mình phải viết.

“Sống vui” của Đỗ Hiệp. Nhìn cũng thấy vui tươi, bắt mắt, đầy màu sắc… trẻ con chắc sẽ rất khoái.

Ở phía ngoài cũng có một cái hòm công đức nhìn cũng rất “đương đại”. Hòm công đức cho các nghệ sĩ đương đại OM.

Trước studio có một bảng thông báo giới thiệu các nghệ sĩ triển lãm.

Vào trong studio thì thấy khá đông các nghệ sĩ của OM và một số các đại diện tiêu biểu cho thế hệ nghệ sĩ đương đại. Ta thử điểm qua một vài gương mặt.: Đỗ Hiệp (áo xanh) tác giả của “Sống vui” và Trường Art (áo đen).

Lê Nguyễn Mạnh (cởi trần) và Lê Anh Hoài (mặc áo xanh).

Doãn Hoàng Kiên (đội mũ) và Võ Ngọc Huế, tác giả của “Tháp rỗng”

Hai bạn này quen quá mà Soi tự nhiên quên tên mất!. Bạn Em-co-y-kien và bạn Phạm Huy Thông nhắc là bạn Nguyệt và anh Huy Thông ở Viện Mỹ thuật.

Từ trái qua phải Nguyễn Minh Nam tác giả của “người nông dân”, Trường Art, Nguyễn Hồng Sơn tác giả của “Những vua”. Cả ba đang ăn chuối.

Họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông

Trường Art và Phương Vũ Mạnh

Trần Đức Đủ tác giả của “Chuyển động thật trong không gian thật” và đại gia đình

Trần Đình Bình tác giả của “Những cái bóng” và Nguyễn Minh Nam tác giả của “Người nông dân”

Rất nhiều các bạn trẻ hăng hái đến xem trình diễn nghệ thuật đương đại.

Nguyễn Hồng Phương tác giả của “Lời có lỗi” với dòng chữ “xin lỗi vì im” trên tay. Các nghệ sĩ tham gia hôm nay đều mang dòng chữ đó trên người. Và cả buổi trình diễn là im lặng không nói chuyện với khán giả.

Những vua của Nguyễn Hồng Sơn. Trước giờ trình diễn.

Nguyễn Đức Phương đang trình bày tác phẩm “Búp phê”. Không màu mè, rất thực tế và hữu ích.

Búp phê sau khi hoàn thành và chuẩn bị “tương tác với khán giả”

“Tĩnh…lặng” của Phạm Thu Thủy, chưa đến giờ trình diễn.

Các nghệ sĩ đang chuẩn bị đồ nghề để biểu diễn.

Sắp đến giờ trình diễn. Cũng đã khá đông người đến.

Tất cả quây quần, chuẩn bị tinh thần xem IM.

Các nghệ sĩ OM tập hợp và họ trình diễn ngay lập tức tác phẩm “Khởi nguyên” của Phạm Hoài Anh

Hóa ra là các nghệ sĩ đi qua và phá nát cái cánh cửa được chăng bằng lớp giấy mỏng. Coi như thế là xong “Khởi nguyên”. Khán giả dắt tay nhau vào trong và không biết tiếp theo sẽ là gì.

Màn trình diễn “Những vua” của Nguyễn Hồng Sơn. Đầu tiên là ngồi chăm chú nhìn cái màn hình máy tính.

Sau đó là đứng lên cầm bút vẽ lên người chữ “chết cũng không thoái vị”

Kế đó lại nằm lăn lê bò toài quanh cái màn hình máy tính. Rồi lại ngồi dậy lặp lại những hành động trước.

Các nghệ sĩ hôm nay chơi nhạc thật hay, khá nhiều thể loại đa dạng và ấn tượng. Chơi cũng khá phiêu với nhiều sắc thái khác nhau.

Chắc là vì buổi trình diễn quá đông tác giả, quá nhiều tác phẩm và sự liên kết lại không có nên phần nào làm các tác phẩm bị loãng. Thí dụ “Người nông dân” của Nguyễn Minh Nam là một trong những tác phẩm ít được người xem quan tâm.

Hay “Chuyển động thật trong không gian thật”, dù tác phẩm này là tranh băng truyền, sau trình diễn còn được tác giả tặng thơ.

Hay “Tháp rỗng” của Võ Ngọc Huế. Dựng một cái tháp cao hơn 1m. Ở trên bài trí những sách báo tranh ảnh mà liên quan đến cuộc đời của tác giả. Tạo lên một cái tháp xô lệch và trên đó toàn những trí thức của nhân loại… vậy là tôi hiểu “tháp rỗng”

Ngược lại là “Ký ức về cái chết” của Đỗ Thế Cường với bên trong là những con đỉa, rất nhiều người xem là các bạn nữ phải nhăn mặt mà kêu lên “khiếp”.

Có tác phẩm gây tò mò như “Những cái bóng” là một cột điện bên trên có một cái bóng đèn chiếu xuống. Ở dưới là một hình vuông được sơn màu trắng.

“Yêu cái đẹp đừng yêu nước” của Nguyễn Xuân Hoàng cũng là một tác phẩm gây tò mò cho nhiều người.

Nhưng phần tương tác của khán giả đối với tác phẩm “Búp phê” là vui nhất. Tác phẩm khá là thành công khi tương tác trực tiếp đến dạ dày của khán giả.

Một ý tưởng sắp đặt nho nhỏ từ miếng giò của Phạm Huy Thông.

Video Art của Đỗ Thế Cường. Tác giả gồng cơ bắp ở tay lên khắp các địa điểm khác nhau.

 

Phần trình diễn “tĩnh… lặng” của Phạm Thu Thủy cũng vui. Cô không hề nhúc nhích rất lâu và cứ nằm như thể đã về bên kia thế giới rồi.

 

Càng thú vị hơn khi tình cờ có hai em bé thiếu nhi đến “dọa” cho tác giả giật mình.

 

Nhưng phần trình diễn mà mọi người mong đợi của hai nghệ sỹ Lê Anh Hoài và Lê Nguyên Mạnh. Tác phẩm có tên “Sự hủy diệt vô hình” bắt đầu. Lê Anh Hoài và Lê Nguyên Mạnh đã có mặt ở vị trí hình tròn được rắc vôi trắng. Hai con đường vôi được dẫn đến hai đầu có một chiếc máy xúc và chiếc xe tải đang đỗ.

 

Nghệ sĩ Lê Anh Hoài

 

Nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh.

 

Hai người bắt đầu múa may và di chuyển theo điệu nhạc

 

Tiến về cái gầu xúc đất, tiếp tục lăn lộn trên đó.

 

Quay lại tiến về đầu chiếc xe tải với cùng động tác.

 

Xe xúc đất múc một gầu đất đổ xuống đầu hai người. Chưa hiểu rõ dụng ý của tác giả là gì, nhưng có cảm giác hơi… bẩn.

 

Khi âm nhạc xuất hiện tiếng nhạc tụng kinh với điệp khúc Nam mô a di đà Phật, cả hai bắt đầu vái: vái xe xúc đất, rồi vái xe tải.

 

Rồi lại tiếp tục lăn lộn.

 

Và quằn quoại cuốn vào nhau. Đoạn này có cảm giác hơi ghê ghê.

 

Rồi kết thúc.

 

 

Thế là kết thúc một buổi khai mạc vui vẻ, mọi người đến rất đông và thoải mái bình luận với nhau và không cần phải hỏi han các tác giả: vì đã có luật là “không trả lời” với một thông báo khá lịch sự: xin lỗi vì IM. Hóa ra thế mà lại hay; mọi người tha hồ tưởng tượng, đoán già đoán non để hiểu và tự rút ra cảm nhận của riêng mình. Thế nhưng, kẹt một nỗi, có quá nhiều sự kiện, hoạt động cùng xảy ra một lúc của 20 nghệ sỹ thành thử người xem khó có thể quán xuyến hết cảm thụ của mình đến từng tác phẩm. Và thật là tiếc nếu bỏ sót thứ gì có thể là rất thú vị. Cuối cùng, hình như mọi người khá thích thú với việc chụp ảnh lưu niệm cùng với tác phẩm bằng những quả bóng bay của Đỗ Hiệp, tác phẩm “Sống vui”.

 

*

Bài liên quan:

– Sẽ là nghệ thuật đủ điên chứ?
– Chiều nay: Ai sẽ IM tại OM?

– IM: Chưa cần bàn về nghệ thuật, chỉ biết vui ơi là vui!

– IM: Chưa cần bàn về nghệ thuật,chỉ biết vui ơi là vui! (phần 2)

– Thế mà lại hay: IM đi mà xem nhé!

– Lại tiếp tục OM và IM nào

– Đủ vui để tiếp tục
– Chúc mừng! Chỉ hơi tiếc một tí…

Ý kiến - Thảo luận

14:33 Wednesday,1.6.2011 Đăng bởi:  Admin
Các bạn khi gửi cmt, vui lòng đánh có dấu giúp Soi nhé.
...xem tiếp
14:33 Wednesday,1.6.2011 Đăng bởi:  Admin
Các bạn khi gửi cmt, vui lòng đánh có dấu giúp Soi nhé.  
19:10 Monday,30.5.2011 Đăng bởi:  Quyenle
Tôi xem không hiểu các bạn đang làm gì?

...xem tiếp
19:10 Monday,30.5.2011 Đăng bởi:  Quyenle
Tôi xem không hiểu các bạn đang làm gì?
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả