Một cô gái “hư” sẽ làm gì với ảnh kỷ niệm?
13. 06. 11 - 3:31 pm
Carolle Benitah - Ngọc Trà dịch
.
Tôi bắt đầu lưu tâm đến những bức ảnh gia đình mình khi đang lật giở một album ảnh gia đình và đột nhiên thấy trong lòng tràn ngập một cảm xúc mà tôi không thể truy được nguồn cơn.
Những bức ảnh này được chụp từ 40 năm trước, và tôi thậm chí còn không nhớ nổi những khoảnh khắc chúng được chụp, cũng như những việc xảy ra trước và sau những khoảnh khắc đó.
Nhưng những bức ảnh đã đánh thức lại một nỗi đau nào đó vừa thân thuộc vừa hoàn toàn xa lạ, một cơn lạ lùng xáo trộn mà Freud từng nói tới. Những khoảnh khắc đó, cố định lại trên giấy ảnh, đại diện cho tôi, nói về tôi và gia đình tôi, kể những điều về thân thế tôi, chỗ đứng của tôi trên thế gian, lịch sử gia đình tôi và những bí mật của nó, những nỗi sợ hãi làm nên tôi, và rất nhiều điều khác đã góp phần làm nên tôi của ngày hôm nay.
.
Tôi quyết định khám phá những kí ức tuổi thơ mình để giúp tôi hiểu mình là ai, để định dạng nhân dạng hiện tại của mình.
Đầu tiên, tôi tiến hành những cuộc “khai quật”. Như một nhà khảo cổ học, tôi lục tìm những bức ảnh có mặt mình trong các album gia đình và những hộp giầy đầy ảnh. Tôi chọn những tấm chụp nhanh (snapshot) vì chúng gắn với kí ức và cả sự mất mát.
Những bức ảnh này là những mảnh vụn của quá khứ tôi. Từ một góc nhìn chủ quan, tôi diễn giải chúng như những lời thú tội. Tôi sắp xếp, tôi phân loại, scan, rồi lại in. Tôi không tác động trực tiếp lên tấm ảnh gốc; tôi chuyển vị hiện thực này lên một tờ giấy khác. Thỉnh thoảng tôi cắt ra một chi tiết nào đó mời gọi hấp dẫn tôi, và tôi chọn format của mình. Công việc diễn giải bắt đầu từ những bước này.
.
Một khi đã chọn xong hình, tôi bắt đầu kể phiên bản câu chuyện của riêng tôi. Tôi hướng sự chú ý về lịch sử của riêng mình, nhiều khi với 40 năm khoảng cách và thứ kinh nghiệm sống đã thay đổi nhận thức về sự việc của tôi. Quá khứ của một con người, không như phần còn lại của một ngôi đền cổ, không là vĩnh cửu cũng không hoàn chỉnh, mà được tái cấu tạo từ trong hiện tại.
.
Bước tiếp theo, tôi thêm vào các chi tiết làm bằng tay: những đường thêu và hạt cườm. Thêu thùa cơ bản là một hoạt động đầy nữ tính. Trong quá khứ, người ngồi thêu được xem như một hình mẫu của đạo đức. Sự chờ đợi được gắn với hoạt động này: phụ nữ ngồi thêu, trông chờ sự trở lại của người chồng về với gia đình. Thêu thùa được gắn bó mật thiết với môi trường trong đó tôi lớn lên. Các cô gái trong những gia đình ‘gia giáo’ thường được học may vá và thêu thùa – căn bản đó là những hoạt động dành cho ‘những người phụ nữ hoàn hảo’. Mẹ tôi đã thêu toàn bộ đồ hồi môn của bà.
Không có chút gì mang tính lật đổ trong hoạt động này cả, nhưng tôi đã xuyên tạc nó với mục đích của mình. Tôi dùng tính năng trang trí của nó để tái diễn giải lịch sử của riêng tôi và để vạch trần những sai sót của nó.
.
Hai hoạt động này – diễn giải và thêu may – gặp lại nhau trong một dạng mâu thuẫn: thêu thùa là dấu hiệu của một nền giáo dục tốt, thế nhưng những từ tôi nói ra lại không cho thấy tôi là người mà tôi đáng lẽ phải là: một cô gái biết cư xử, một người vợ đảm và một người mẹ giàu yêu thương.
Với mỗi đường chỉ, tôi dùng kim tạo thành một cái lỗ. Mỗi cái lỗ là một lần tôi bức tử những con quỷ trong tôi. Như một dạng trục tà ma. Tôi đục những cái lỗ trên giấy cho đến khi nào tôi không còn thấy đau nữa thì thôi.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
(Theo LensCulture)
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
3:16Friday,17.6.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
Ngọc Trà ơi, bài này bạn dịch hay thế, thú vị vô cùng. Nó lay động lại trong mỗi con người già cỗi chúng ta cái thơ trẻ tinh nghịch ngày nào... ai mà chẳng có một thời đi học, khoái trò tô vẽ bậy bạ vào sách giáo khoa, vào các tranh ảnh tạp chí, rồi tự đắc chí một mình, hay cùng mấy đứa học sinh cá biệt khác chúi vào xó lớp mà cười khùng khục... mà thường là ...xem tiếp
3:16Friday,17.6.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
Ngọc Trà ơi, bài này bạn dịch hay thế, thú vị vô cùng. Nó lay động lại trong mỗi con người già cỗi chúng ta cái thơ trẻ tinh nghịch ngày nào... ai mà chẳng có một thời đi học, khoái trò tô vẽ bậy bạ vào sách giáo khoa, vào các tranh ảnh tạp chí, rồi tự đắc chí một mình, hay cùng mấy đứa học sinh cá biệt khác chúi vào xó lớp mà cười khùng khục... mà thường là chúng mình cứ hay vẽ cho mình xinh lên (nếu là bạn gái, chẳng hạn cho một tí nơ vào đầu) và oai lên (nếu là giai, chẳng hạn thêm bộ ria vểnh vào mép), còn đứa nào bị ghét thế nào cũng bị bổ sung mấy cái răng nanh rõ là dài, là ác, hay áo quần tự nhiên "không cánh mà bay", hoặc bị đính thêm vào người những mảnh vá víu... đến là ghê, là khéo... rồi thì kể cả ảnh các thầy các cô trên bảng tin cũng bị mấy đứa trò hư (không phải em đâu nhé) "bôi gio trát trấu"... thế mà sau khi kiểm điểm lên xuống vẫn chứng nào tật nấy, rồi các thầy các cô cũng tha cho hết, cũng vẫn thương lũ trò nghịch ngợm...
Bài viết của nữ nghệ sĩ còn cho người xem một cái nhìn phân tâm học vào sự hình thành nhân cách/đa nhân cách... mới tinh tế làm sao.
Ôi, chị Trà ơi, chị Soi ơi, tuổi thơ chúng ta ơi...
...xem tiếp