|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamĐào Anh Khánh: “Đừng nghĩ tôi bản năng…” 18. 05. 10 - 11:48 amVũ LâmSOI – Đồng hành cùng cuốn sách 12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam (Chủ biên: Đào Mai Trang), SOI xin lần lượt giới thiệu chân dung của 12 nghệ sĩ: Vũ Dân Tân, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Trần Lương,Lý Trần Quỳnh Giang, Đào Anh Khánh, Nguyễn Bảo Toàn, Lê Quảng Hà, Jun Nguyễn Hatsushiba, Đinh Quang Lê, Đinh Ý Nhi, Ly Hoàng Ly (cùng những nghệ sĩ khác mà SOI đánh giá cao những nỗ lực cùng đóng góp) với góc nhìn riêng… * Trò chuyện với Anh Khánh trong vườn, trong ánh nắng cuối cùng của đợt ấm cuối cùng ở miền Bắc, nghệ sĩ trả lời “thẳng thừng’ mọi câu hỏi do chúng tôi đặt ra. Có một vẻ gì đó vừa tính toán khôn ngoan lại cũng rất “vỹ cuồng”; vừa nhạy cảm nhưng lại cũng rất mù mờ trong câu chuyện. Có lẽ những mâu thuẫn ấy trong anh làm “bùng” ra những tác phẩm Đáo Xuân, mà tuy rằng có người bảo “năm nào cũng giống năm nào“; nhưng có một sự thực không thể phủ nhận là nó lôi kéo hàng trăm hàng nghìn khán giả đến nhà anh; một số lượng khán giả “trong mơ” đối với bất cứ một nghệ sĩ trình diễn nào khác: Anh định làm Đáo Xuân đến bao giờ?
Trước khi múa hát, anh có cần một phương tiện gì để đẩy cảm xúc mình lên cao trào? – Trước khi biểu diễn, tôi đã đưa mình sang một thế giới khác rồi, những việc đó xảy ra trong thời gian rất ngắn. Tôi hoàn toàn có thể chủ động trong vài giây để nâng đến cảm xúc mình muốn mà không cần dù chỉ một ngụm rượu hay một chất kích thích nào khác. Càng ngày tôi càng cảm thấy đầu tôi nó giống như một cái công tắc, chỉ on (bật) và off (tắt). Bật một cái là điện xông, máy chạy. Lần Đáo Xuân đầu tiên cho tới lần Đáo Xuân sau cảm giác rất khác nhau. Khi bắt đầu, tôi luôn cảm thấy khó khắn khi để dòng năng lượng chảy ra tự nhiên, tôi bị vướng vì những gì sắp đặt trước. Nhưng tôi hiểu cơ thể tôi rất nhạy cảm, thả lỏng ra, nó sẽ biết con đường của nó đi. Giờ thì, cái đầu tôi chỉ cần nói: Bắt đầu đi, là nó bắt đầu… Nhưng chớ nhầm, nhiều người cứ cho tôi là bản năng. Bản năng khác ngẫu hứng, và không là một điều. Để có ngẫu hứng, thì cần sắp đặt kỹ lưỡng, nếu không, thì còn lâu mới bộc lộ và phối hợp được với môi trường xung quanh. Ví dụ như ở Đáo Xuân 4, khi ngửa mặt lên trời, tôi cảm thấy vài giọt mưa. Thế là tôi cất lên ngay lời như hòa đồng hay tiếng gọi cơn mưa. Phải cảm nhận rất nhạy mới thấy điều đó và lên tiếng ngay, thế nên có nhiều người tưởng tôi “hô mưa” được… Nhiều ý kiến cho rằng, qua mấy lần Đáo Xuân mà vẫn thấy anh thế, chẳng có “trò” gì mới, anh nghĩ thế nào? – Mỗi tác giả có một diện mạo đặc trưng, một “mùi” mà người xem nhận ra ngay. Dù bao nhiêu tác phẩm thay đổi hình thức, chỉ cần xem là người ta nhận ra ngay tác giả ấy. Tôi không nằm ngoài trường hợp đó. Nếu 5 lần Đáo Xuân mà ra 5 chất khác nhau thì đó là 5 người làm chứ không phải một mình tôi nữa. Thực ra thì 5 lần trình diễn, ý tưởng xuất phát rất khác nhau. Và nó dịch chuyển trong thống nhất.
– Trong đời sống, cơn mê là một dạng thức tâm lý đặc biệt, nó phản ánh một phần tâm thức sâu sắc, có thực, nhưng khuất bóng của con người. Có rất nhiều người sẽ che đây nó. Nhưng trong cơn mê của họ, họ không thể cưỡng bức việc che đậy ấy nữa, khi đó thì những ám ảnh đời sống thực sự tung hoành bất chấp logic, lý trí có khi bị lật ngược hoàn toàn…
– Tôi không minh họa những cơn mê cụ thể. Tôi chỉ bộc lộ trong tác phẩm những gì tôi hiểu về tôi và tôi hiểu về người. Tôi đang diễn cơ mà, chứ tôi có mê đâu. “Cơn Mê” của tôi chỉ là chất xúc tác để đốt lên cơn mê của người xem (ai mà chả từng mê). Khi cơnmê của mỗi người thoát ra, thì khi đó ta sẽ có câu trả lời. Nói thêm là, trong những cơn mê thóat ra ấy, không có gì đúng, sai xấu đẹp, sáng tối gì cả. Chỉ có dám mê hay không để biết mình và hiểu người khác. Người ta chỉ hiểu mình khi tỉnh, mấy ai hiểu mình khi mê. Lại càng mấy ai dám nói ra cơn mê của mình…
– Tôi là người không chỉ sống với bản thân mình. Tôi sống với những vấn đề xã hội, đất nước, và cả con người nói chung không riêng Việt Nam. Tất cả những thăng trầm mà tôi chứng kiến, đều đi vào và chảy qua tôi,bằng cách tôi bộc lộ… Đồng nghiệp, người xem có thể nhận được hay không nhận được những thông tin đó. Nhưng tôi nhận thấy rõ và tôi sung mãn vì điều đó. Vì đời sống cha ông cũng chảy qua con người tôi. Này, trong một bước đi của tôi, một thằng nghệ sĩ biểu diễn (nói đến đây, nghệ sĩ văng đệm ra một câu, rồi cao hứng đứng lên bước đi luôn) có khi chỉ chuyển dịch 20 phân, thì nhân loại phải mất hàng trăm năm vất vả di chuyển bước đi như thế. Một cái liếc mắt của tôi là cả một cuộc đời lộ ra. Bạn thấy không, để diễn tả một chân dung đểu cáng, có khi chỉ một cái nhếch mép là thấy hết… Vẽ thì lâu, chứ khi tôi diễn là đủ mọi gương mặt, nhiều cuộc đời trôi qua đó rất nhanh. Nó rất tinh, rất nhỏ, đòi hỏi người xem cũng phải chú tâm theo dõi… Nói gì thì nói, chứ tôi cũng đã gần 50 rồi đấy, tôi từng chơi đủ mọi hạng người, tôi từng đáo đủ mọi cửa. Nếu nói nghệ sĩ phải dấn thân đủ các tầng người thì tôi phải nói tôi cũng là một người mở được nhiều cửa, để hiểu về con người! Cảm ơn anh!
* Bài về Đáo Xuân: – 24. 2: VỎ & THỞ
Bài về nghệ sĩ Đào Anh Khánh: – Đào Anh Khánh: “Đừng nghĩ tôi bản năng…” Ý kiến - Thảo luận
23:09
Wednesday,20.2.2013
Đăng bởi:
Lê Mih
23:09
Wednesday,20.2.2013
Đăng bởi:
Lê Mih
Nghệ thuật có vẻ bế tắc nhỉ...........trông có vẻ bệnh
13:55
Tuesday,8.6.2010
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Anh Khánh là người đa tài, và cũng đa chân lắm. Có bó được một chân thì bác này vẫn còn khối chân khác để ngoáy.
Mà này, trong cái ảnh Đào Anh Khánh trình diễn tại LHAT Đường phố 2009, có cô khán giả nữ ngước mắt lên trời, khuôn mặt không hiểu là vô cảm hay quá nhiều phức cảm? ...xem tiếp
13:55
Tuesday,8.6.2010
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Anh Khánh là người đa tài, và cũng đa chân lắm. Có bó được một chân thì bác này vẫn còn khối chân khác để ngoáy.
Mà này, trong cái ảnh Đào Anh Khánh trình diễn tại LHAT Đường phố 2009, có cô khán giả nữ ngước mắt lên trời, khuôn mặt không hiểu là vô cảm hay quá nhiều phức cảm? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nghệ thuật có vẻ bế tắc nhỉ...........trông có vẻ bệnh
...xem tiếp