Tin tức

Tin-ảnh: Lyonel Feininger sống lại, Murakami tái xuất 03. 07. 11 - 7:32 am

Hồ Như Mai tổng hợp

 

THƯỢNG HẢI – Khách tham quan đứng cạnh một bức tranh tại triển lãm mừng 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại Bảo tàng Nghệ thuật Thượng Hải, ngày 29. 6. 2011. Đảng Cộng sản nước này kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của mình vào ngày 1. 7. 2011. Ảnh: A. Song

 

THƯỢNG HẢI – Khách tham quan xem tranh tại triển lãm mừng 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bảo tàng Nghệ thuật Thượng Hải. Ảnh: A. Song.

 

CARACAS – Một phụ nữ đi qua cánh cổng có bức tranh vẽ Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tại Caracas, Venezuela, hôm thứ Tư ngày 29. 6. 2011. Chavez phải trải qua một cuộc phẫu thuật tại Cuba cách đây hai tuần và từ đó đã im tiếng một cách khá khác thường. Các đồng minh của Chavez khẳng định rằng nhà lãnh đạo này vẫn làm chủ được đất nước và đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật áp-xe xương chậu. Ảnh: Ariana Cubillos

 

Khách tham quan đang xem tác phẩm của Lucian Freud có tên gọi “Woman Smiling” (Người đàn bà mỉm cười) tại Christie’s ở London. Tác phẩm này dự kiến sẽ mang về từ 3.5 đến 4.5 triệu bảng Anh (tức từ 5.3 đến 6.8 triệu đô, hay 4 đến 5.1 triệu euro) khi mang ra đấu giá tại buổi đấu giá các tác phẩm nghệ thuật Hậu chiến và Đương đại ngày 28. 6 (cuối cùng bán được với giá 4.745.000 bảng). Tại cuộc đấu giá này, năm bức tranh độc đáo của Lucian Freud, từ những năm 1940, cũng chính là những tác phẩm quan trọng nhất vẽ trên giấy của ông từ trước tới nay cũng được mang ra đấu giá. Ảnh: A. Suemori/ AP

Về Lucian Freud, các bạn có thể đọc thêm bài: Lucian Freud: Họa sĩ của những quái thú gợi cảm

LONDON – Takashi Murakami giới thiệu các tác phẩm, sử dụng phong cách “Superflat” (siêu phẳng) độc đáo của mình trong triển lãm mới nhất tại London. Với phong cách “Siêu phẳng” – sử dụng các kỹ thuật và bố cục truyền thống cực kỳ tinh tế của tranh Nhật Bản để mô tả sự kết hợp khá nặng ký giữa chủ đề lịch sử với Pop, hoạt họa, các nhân vật lập dị trong khuôn khổ một bề mặt thể hiện được phẳng hóa, Murakami đã rất phóng túng trong một trường sáng tác không ngừng mở rộng về thẩm mỹ và vô số nguồn cảm hứng đến từ văn hóa. Ảnh: M. Vidler


Về họa sĩ này, các bạn có thể đọc thêm bài Takashi Murakami gây náo loạn

Hoặc bài này: Takashi Murakami liệu có bị ném trứng?

Hay bài này: Giá tranh ngất ngưởng của Mr.

Một tác phẩm mới của Murakami. Bên cạnh lối trình bày kiểu hoạt họa rất đặc trưng về những chủ đề liên quan đến tính không tưởng và sự lạc lối, Murakami còn thu thập và làm sống lại những câu chuyện tôn giáo và thế tục về sự siêu nghiệm và giác ngộ, vốn được các nghệ sĩ người Nhật nổi loạn ở thời kỳ Cận Hiện rất đại ưa chuộng, và cũng được xem như đối cực với truyền thống lãng mạn phương Tây. Bằng việc đặt mình trong một di sản của chủ nghĩa cá nhân mạnh bạo và sống động để lại từ các nghệ sĩ nói trên, nhưng theo cách hoàn toàn riêng biệt, Murakami đã thể hiện mình là một nghệ sĩ biết đối thoại với lịch sử và rất thức thời.

 

NEW YORK – Tác phẩm “A Group of Houses and Figures” (Một nhóm nhà cửa và người), vẽ khoảng 1949, màu trên gỗ, nhiều kích cỡ, của Lyonel Feininger. Lyonel Feininger vốn là một nhân vật kỳ cựu của Trường Bauhaus, nổi tiếng với sự thể hiện lãng mạn, trong như pha lê qua các chủ đề kiến trúc và biển Baltic. Thế nhưng sự đa dạng trong thành tựu của ông lại không được nhiều người biết đến. “Lyonel Feininger: At the Edge of the World” (Lyonel Feininger: Bên rìa thế giới), sau 45 năm, là triển lãm kỷ niệm đầu tiên của nghệ sĩ này tại Mỹ

 

“Lyonel Feininger: Bên rìa thế giới” cũng là triển lãm đầu tiên thể hiện đầy đủ các hoạt động nghệ thuật của Feininger, gồm các tác phẩm sơn dầu nổi tiếng, các bức biếm họa chính trị, những loạt truyện tranh từng đăng trên báo Chicago Sunday Tribune, các sáng tác theo phong cách Biểu hiện Đức, những bức ảnh chụp kiến trúc với chủ đề Bauhaus và New York, những tác phẩm điêu khắc cỡ nhỏ hình người và nhà cửa, và cả những tranh vẽ New York thanh thoát được sáng tác sau này. Trong ảnh: tác phẩm “Những người đạp xe đạp”, vẽ năm 1912 của Lyonel Feininger.

 

Triển lãm “Lyonel Feininger: Bên rìa thế giới” ra mắt đầu tiên tại Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Whitney từ ngày 30. 6 đến ngày 16. 10. 2011 và sau đó sẽ đến Bảo tàng Mỹ thuật Montreal, từ ngày 16. 1 đến ngày 13. 5. 2012.

 

Còn đây là những người cùng trường (phái) Bauhaus mà Lyonel theo đuổi. Từ trái qua phải: Josef Albers, Hinnerk Scheper, Georg Muche, László Moholy-Nagy, Herbert Bayer, Joost Schmidt, Walter Gropius, Marcel Breuer, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Lyonel Feininger, Gunta Stölzl, Oskar Schlemmer.

Các bạn có thể đọc về trường phái này ở Bảymàu.netiDesign.vn.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả