Gẫm & Bình

Xem Nam Lê ở Factory 03. 07. 11 - 5:44 pm

B & G

 

.

INFINITY

Triển lãm điêu khắc của Nam Lê
Khai mạc: 18g, thứ bảy 2. 7. 2011
Factory Bar (tầng 2)
11A ngõ Bảo Khánh, Hà Nội

 

Triển lãm điêu khắc của một nghệ sĩ trẻ và mới Nam Lê được tổ chức tại Factory bar-cafe. Không gian này là của họa sĩ Lê Quảng Hà, đã thân thiết với những người yêu nghệ thuật. Tại đây cũng mới diễn ra tọa đàm “Điêu khắc cần hít thở”. Với những người lần đầu đặt chân đến, Factory có những nét mới lạ và hấp dẫn đặc biệt của nó.

Một hình người gắn trên tường, nhìn xa tưởng là bàn thờ Chúa.

Ở đâu cũng có tranh, đúng “của nhà trồng được” và đầy tính nghệ sĩ, nghịch ngợm.

Nhưng trong phòng có máy chiếu, chuyên để tọa đàm, không gian lại rất yên tĩnh, nghiêm túc.

Ngoài trời cũng có chỗ để ngồi, rất thoáng.

Các tác phẩm của Nam Lê được trưng bày ở tầng 2. Có cái được gắn cả lên tường.

Có cả một góc sắp đặt ngẫu hứng gồm những miếng trúc trong chiếu trúc tháo ra.

Đây, một góc không gian trưng bày. Trên hình thì hơi tối, lại hơi lộn xộn, nhưng bạn phải đến tận nơi xem cho chính xác.

Điểm qua một số tác phẩm nhé: “Shell 2, 2011”

“Shell 4, 2011”

“Vô cực 2 , 2011”

“Vô cực 4, 2011”

“Vô cực 6, 2011”. Các tác phẩm được làm từ những mẩu gỗ, tỉa tót cẩn thận, dán nối kỹ càng… Nói chung những gì Nam Lê làm cho tôi cảm giác đến một gian trưng bày đồ mỹ nghệ của thổ dân (da đỏ? Úc châu?).

Nam Lê trước giờ triển lãm. Anh 23 tuổi, hiện đang du học tại Mỹ, lần này về thăm nhà tại Sài Gòn.

6h30 khách khứa đã nhộn nhịp, mỗi người đều tìm được cho mình một góc ngồi thích hợp.

Đúng 7h, khai mạc triển lãm. Chủ nhân Factory Lê Quảng Hà (áo đen) và Nam Lê. Nam Lê nói bằng tiếng Anh, có lẽ do có nhiều khách nước ngoài. Giấy mời cũng bằng tiếng Anh. Tức thật. B&G rơi vào tình trạng không hiểu người Việt mình ngay trên chính nước mình!

Vì không gian Factory khá bé nhưng nhiều tầng, nên một số khách có thể theo dõi khai mạc từ tầng trên.

Ai ai cũng rất chăm chú, có lẽ nghệ sĩ mới này khá trẻ nên mọi người cũng khá tò mò. Thấy có cả tác giả chuyên viết về mỹ thuật Đào Mai Trang (áo đen).

Sau khai mạc, mọi người tụ tập trò chuyện, xem tác phẩm. Riêng B&G càng xem càng thấy “có vấn đề”.

Đương nhiên có những sắp đặt khá lạ mắt, như tác phẩm này, giống con rắn uốn lượn trong không gian quán.

Nhưng bản thân đồ vật, cách sắp đặt của Factory đã đủ dày đặc, lạ mắt, cuốn hút rồi, các tác phẩm của Nam Lê đặt vào thành ra bị lẫn, làm hoa mắt. Có lẽ nếu được bày trong một không gian đơn giản hơn thì sẽ hay hơn chăng. Đây là một trường hợp mà không gian trưng bày quá thú vị, đến mức tác phẩm lọt thỏm, chỉ còn là những món đồ trang trí!

Ý kiến - Thảo luận

21:57 Friday,15.7.2011 Đăng bởi:  ANH-CÓ-Ý-KIẾN
"Đây là một trường hợp mà không gian trưng bày quá thú vị, đến mức tác phẩm lọt thỏm, chỉ còn là những món đồ trang trí!" Trang trí quả là đẹp hơn ở café Lâm.
...xem tiếp
21:57 Friday,15.7.2011 Đăng bởi:  ANH-CÓ-Ý-KIẾN
"Đây là một trường hợp mà không gian trưng bày quá thú vị, đến mức tác phẩm lọt thỏm, chỉ còn là những món đồ trang trí!" Trang trí quả là đẹp hơn ở café Lâm. 
10:58 Wednesday,6.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em có ý kiến là: nghệ thuật sắp đặt các tác phẩm điêu khắc bây chừ cần có những nghệ sĩ cả gan cải tạo, khoan-cắt-bê-tông, dỡ, phá, làm lại không gian trưng bày, Và cũng cần có những ông/bà chủ không gian trưng bày cả gan cống hiến cho nghệ sĩ quyền tự do sử dụng không gian của họ (tùy ý) thì tác phẩm mới hay, mới lạ, mới là site-specific được, phải không
...xem tiếp
10:58 Wednesday,6.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em có ý kiến là: nghệ thuật sắp đặt các tác phẩm điêu khắc bây chừ cần có những nghệ sĩ cả gan cải tạo, khoan-cắt-bê-tông, dỡ, phá, làm lại không gian trưng bày, Và cũng cần có những ông/bà chủ không gian trưng bày cả gan cống hiến cho nghệ sĩ quyền tự do sử dụng không gian của họ (tùy ý) thì tác phẩm mới hay, mới lạ, mới là site-specific được, phải không ạ.

Còn như: nếu nghệ sĩ ngay từ đầu đã e thẹn, kiêng dè, nể sợ ông/bà chủ nhà bày, ông/bà chủ nhà bày lại không chịu chơi lắm nên hóa ra "ép uổng" nghệ sĩ, "mớm cung" nghệ thuật, thì túm lại là tác phẩm và cuộc trưng bày sẽ bị hội chứng "yếu sinh khí" đó ạ.

Í em là xem mà không "phê", dù tác phẩm của anh Nam Lê rất hay, rất lạ, nhưng chú Lê Quảng Hà còn lạ hơn, còn ngầu hơn, thế là toi rồi, anh, chú ơi. Tiếc quá trời!

Dù gì, chúng em cũng cám ơn anh Nam Lê đã cho chúng em thấy một chút gì đó rất nghiêm túc, rất giản dị mà thực sự tạo hình. Cám ơn anh ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả