Nghệ sĩ thế giới

Quá cỡ, quá sex, Murakami khai thác quá khứ bằng một triển lãm sỗ sàng 25. 07. 11 - 10:09 am

Ngọc Trà dịch

 

Murakami

LONDON – Takashi Murakami đang có một cuộc khủng hoảng về tự tin. Có lẽ nhàm chán với hình ảnh Manga luôn đi liền với tên mình, vị Jeff Koons của Nhật Bản này rõ ràng muốn chứng minh trong triển lãm mới ở Gagosian rằng những nhánh rễ nghệ sĩ của ông thực ra là có vươn xa hơn thứ văn hóa Anime khá mới và khá nông. Điều này thể hiện rõ trong những bức tam bình bày tỏ lòng kính trọng với Kuroda Seiki , người họa sĩ của lúc chuyển giao thế kỉ – người có công giới thiệu phong cách vẽ phương Tây vào Nhật Bản. Một trong các bức tam bình của Murakami là bản copy chính bức tranh Khôn ngoan, Ấn tượng, Tình cảm của Kuroda, và Murakami đã mạnh bạo thêm vào một chữ kí kép: “Seiki Kuroda – Takashi Murakami 1899-2010.” Tuyên bố gắn kết này quả thực không thể nào rõ ràng hơn.

Toàn cảnh triển lãm

Chi Kan Sei (Wisdom, Impression, Sentiment/Khôn ngoan, Ấn tượng, Tình cảm) là kiệt tác của Seiki Kuroda thời Minh Trị. Bức tranh này từng đoạt giải vàng tại Paris Grand Exhibition hồi 1900. Đây là bức khỏa thân sơn dầu đầu tiên dùng người mẫu Nhật, và phản ảnh một típ phụ nữ tân thời lúc bấy giờ. Tranh có lát vàng lá theo cách truyền thống của Nhật nhưng lại vẽ theo lối Tây phương cực thực, khỏa thân “trắng trợn” với những đường nét rõ ràng, không ngượng nghịu. Tác phẩm này lúc đó mang đầy tính thách thức.

Chi Kan Sei (Wisdom, Impression, Sentiment/Khôn ngoan, Ấn tượng, Tình cảm) của Seiki Kuroda

Trong khi đó hai bức tam bình của Murakami cũng phát triển đề tài bộ ba phụ nữ khỏa thân, nhưng mỗi bộ một phong cách Manga khác nhau: từ sự hoàn hảo kiểu hoạt họa dát vàng (được đặt tên mang tính giải thích rất cao là Tưởng nhớ ‘Khôn ngoan, Ấn tượng, Tình cảm’ của Seiki Kuroda – TONY + Kaikai Kiki Factory để chỉ ra có sự đóng góp của nghệ sĩ tiểu điêu khắc TONY trong quá trình sản xuất)…

"Tưởng nhớ ‘Khôn ngoan, Ấn tượng, Tình cảm’ của Seiki Kuroda – TONY + Kaikai Kiki Factory" của Murakami

đến những hình ảnh chín chắn hơn, già dặn hơn trong bức Tưởng nhớ ‘Khôn ngoan, Ấn tượng, Tình cảm’ của Seiki Kuroda – Ashito Oyari + Kaikai Kiki Factory. Hai bức này khác nhau đến mức đáng kinh ngạc.

Bức "Tưởng nhớ ‘Khôn ngoan, Ấn tượng, Tình cảm’ của Seiki Kuroda – Ashito Oyari + Kaikai Kiki Factory" của Murakami

Ngắm những bức tam bình này đặt cạnh nhau, tôi lại nhớ dạo đến Bảo tàng Manga Kyoto, nơi lần đầu tiên tôi thực sự hiểu hết sự đa dạng của loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên trong triển lãm này, tinh tế hơn, cao cấp hơn phong cách vẽ manga chính là nhờ Murakami đã “cập nhật hóa” một tác phẩm của một danh họa, như thế vừa phô trương được di sản (Nhật) lẫn tính thời thượng (Manga) của mình.

Quy trình song hành này tiếp tục với hai bức vẽ sơn dầu trên bìa cứng lấy cảm hứng từ shunga, những dâm họa khắc gỗ đặc biệt phổ biến dưới thời Edo (1603 – 1867). Murakami tập trung vào chi tiết và thay vì mô tả những đôi tình nhân đang quấn lấy nhau, ông trưng bày cận cảnh các bộ phận sinh dục nam và nữ: trong không gian triển lãm là một tượng dương vật vàng và một cái âm hộ bạc – cả hai được trang trí bằng những hình mặt cười cách điệu là thương hiệu của ông. Bị cực đoan hóa đến mức đó, những biểu tượng tình dục này mất hết sức gợi dục của chúng. Chúng trở thành những hình khối, bị thổi phồng lên đến mức thuần kì cục.

Tượng dương vật vàng của Murakami

Nhưng sự kì cục ở đây có khi lại chính là ý nghĩa của toàn bộ cuộc triển lãm. Và chính sự kì cục này, cộng với khiếu hài hước của Murakami, đã cứu ông trong nỗ lực không giấu diếm muốn kiếm một ít điểm “đi vào lịch sử”. Cô nàng 3 Mét, một cô gái Manga 2011 khổng lồ với bộ ngực đồ sộ đến mức kéo cả người nàng về đằng trước, đã đưa ảo tưởng otaku (tức người mê truyện tranh) lên một tầm cao mới. Cô gái tuổi teen sexy đã biến thành một con yêu tinh ăn thịt người ngu xuẩn, sẵn sàng đè ngạt những gã theo đuổi dớ dẩn. Cô nàng 3 Mét lố bịch một cách đắc thắng. Cuộc khủng hoảng về tự tin của nghệ sĩ như thế sẽ chẳng phải kéo dài đâu.

Murakami và tác phẩm "Cô nàng 3 Mét"

 

(Từ Artinfo)

 

*

Bài liên quan:

– Takashi Murakami gây náo loạn
– Takashi Murakami liệu có bị ném trứng?

– Lại bẫy “ngực khủng” của Murakami?

– Quá cỡ, quá sex, Murakami khai thác quá khứ bằng một triển lãm sỗ sàng

Ý kiến - Thảo luận

22:38 Tuesday,26.7.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN
Sex, tôi chỉ bàn về tính "sex", tính sex của họ trong tiến trình lịch sử, bởi ngay ở tiêu đề "Quá cỡ, quá sex, Murakami khai thác quá khứ bằng một triển lãm sỗ sàng".
Có lẽ ta chỉ bàn về tính sex mà thôi, đúng như Shit nói shunga là cả một trào lưu và rất nổi tiếng ở Nhật trong một thời điểm nhất định chế ngự cả một nền văn hóa và giáo dục trong một thời gi
...xem tiếp
22:38 Tuesday,26.7.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN
Sex, tôi chỉ bàn về tính "sex", tính sex của họ trong tiến trình lịch sử, bởi ngay ở tiêu đề "Quá cỡ, quá sex, Murakami khai thác quá khứ bằng một triển lãm sỗ sàng".
Có lẽ ta chỉ bàn về tính sex mà thôi, đúng như Shit nói shunga là cả một trào lưu và rất nổi tiếng ở Nhật trong một thời điểm nhất định chế ngự cả một nền văn hóa và giáo dục trong một thời gian dài, trong thời đó có tiêu chí về cái đẹp mang đậm sự giáo dục phòng the, giữa mẹ đẻ và con gái trước và sau khi về nhà chồng, tất cả những điều tế nhị đó cần chia sẻ giữa mẹ và con gái bầy tỏ vào thời điểm thích hợp nhất này. Vì thế tính giáo dục và tính sex, nghệ thuật phòng the của Nhật bản trở thành một trào lưu văn hóa có giá trị về nhiều mặt, mà người đời sau khó có thể vượt qua, đặt biệt Murakami lại là người nhật bản thì càng phải hiểu về văn hóa của họ. Tôi đánh giá nghệ thuật hiện đại nhật bản chưa vượt qua được "cổ nhân", đúng là tính concept có khác, nhưng tôi chỉ nhắc đến tính sex mà thôi. Tính sex của cổ nhân họ đã đạt đến đỉnh cao của một nền văn hóa nhật lúc bấy giờ.
Với những điều đó nghệ thuật hiện đại Nhật Bản muốn vượt qua thì phải vứt bỏ tất cả các yếu tố mà tranh khăc gỗ Nhật Bản cổ đã làm, chỉ có thể tìm những con đường mới khác mà đi, thì hy vọng có thể có chỗ đứng mới trong nền nghệ thuật Nhật hiện đại. 
9:16 Tuesday,26.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Hoạ sĩ Murakami xứ hoa Anh Đào kể cũng kinh, nhưng xứ Việt ta có hoạ sĩ họ Đào còn khủng hơn nhiều. Em xin kể, nhưng thực lòng xin các cô các chị muôn vàn tha thứ nếu dưới đây có đôi 3 từ khiếm nhã:

Giang hồ đất Bắc đồn rằng Đào hoạ sĩ tậu được một vạt đất rộng ở mạn ngược, với lòng yêu nghề vô bờ tiên sinh đã biến mấy mẫu đất hoang thành một
...xem tiếp
9:16 Tuesday,26.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Hoạ sĩ Murakami xứ hoa Anh Đào kể cũng kinh, nhưng xứ Việt ta có hoạ sĩ họ Đào còn khủng hơn nhiều. Em xin kể, nhưng thực lòng xin các cô các chị muôn vàn tha thứ nếu dưới đây có đôi 3 từ khiếm nhã:

Giang hồ đất Bắc đồn rằng Đào hoạ sĩ tậu được một vạt đất rộng ở mạn ngược, với lòng yêu nghề vô bờ tiên sinh đã biến mấy mẫu đất hoang thành một công viên điêu khắc khét tiếng có cái tên thuần Việt: "Vườn Buồi" (tên do hoạ sĩ đặt ạ, không hề có bưởi trong vườn đâu ạ). Trong vườn ông tạc mấy pho tượng khổng lồ, ngạo nghễ cao dễ tới vài chục trượng mà ông phong cho các chức danh khẳng định vai vế là "Buồi Giời Nhất", "Buồi Giời Nhị", "Buồi Giời Tam". Từ đàng xa, cách hàng nửa dặm, du khách đã có thể nhìn rõ ba ông Nhất-Nhị-Tam hiên ngang giữa trời này. Khu vườn nghệ thuật này bây chừ đã được gắn biển "địa chỉ văn hoá" của bản.

Tháng tới, mấy đứa lớp em đã hẹn nhau phượt lên vườn tượng cụ Đào, trước là vãn cảnh, sau là chứng kiến kỷ lục tượng khổng lồ tầm cỡ quốc tế chưa được vào sách Kỷ lục Việt ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Quái vật và biển xanh

Trần Quang Thi

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả