Bàn luận

Một di sản của chiến tranh: Tác phẩm nghệ thuật giả ở Việt Nam 11. 09. 12 - 8:36 am

SETH MYDANS - Bùi Hoài Mai st

Nhiều tác phẩm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có thể là bản copy vốn được làm để thay thế những bản gốc có thể gặp nguy hại trong chiến tranh Việt Nam. Giờ thì không rõ bản nào là thực, bản nào là giả. Ảnh: Justin Mott.

 

HÀ NỘI, Việt Nam – Ngay cả giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở đây cũng không biết có bao nhiêu bức họa và hiện vật nằm trong sự quản lý của ông là thật và có bao nhiêu được sao chép một cách cực kỳ tinh vi. Thế nhưng ông nói rằng ông sẽ cố gắng phát hiện ra. Có gần 20.000 đồ vật bí hiểm này, trên những bức tường và trong kho, bao gồm những bức tranh, tượng, đồ sơn mài, đồ gốm thủ công, những pho tượng cổ và những công cụ truyền thống.

Chúng tôi đang tiến hành những nỗ lực để có một sự cân nhắc toàn diện về những món đồ được trưng bày và trong kho lưu giữ của chúng tôi,” theo lời giám đốc bảo tàng, ông Trương Quốc Bình. “Sau khi đánh giá toàn bộ các vật được trưng bày, chúng tôi sẽ cố gắng dán nhãn toàn bộ để cho thấy chúng là nguyên bản hay không phải nguyên bản.”

Ông Bình đã và đang chú tâm vào những câu hỏi về tính xác thực của cả mớ hiện vật có được mới đây. Những nhà quản lý và các họa sĩ đã quan tâm đến vấn đề này trong nhiều năm qua, song chỉ trở thành một chủ đề được thảo luận công khai vào tháng Tư, khi nó được nổi lên tại một cuộc hội thảo về bản quyền tại Đà Nẵng.

Phần lớn, sự lẫn lộn là một di sản của cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, kết thúc năm 1975, với một phạm vi nhỏ hơn là một cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng với Trung Quốc năm 1979.

Trong những năm cuối 1960, do lo sợ rằng Hoa Kỳ có thể bỏ bom Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt Nam khi đó, các cán bộ của bảo tàng đã di chuyển hàng trăm tranh tượng quan trọng về nông thôn để giữ an toàn.

Để thay thế chúng trên những bức tường của bảo tàng, nhiều bản tranh chép đã được đặt làm: một số là do chính các họa sĩ tác giả thực hiện, một số do những học trò hay người mới vào nghề sao chép, một số khác là do những người chép tranh có có kinh nghiệm thuộc cơ quan lưu trữ của bảo tàng vẽ lại. Chúng được mô phỏng rất tài tình – hay là thứ biến thể, như tiếng Việt gọi những bức tranh được sao chép bởi chính tác giả của chúng.

Thế nhưng giờ đây “nó là một thảm họa”, theo nhận xét của ông Bùi Thanh Phương, con trai của Bùi Xuân Phái, một họa sĩ xuất chúng. “Người xem không thể tin được liệu có phải những gì mà họ đang ngắm là đồ thực hay của giả.” Ông Phương nói là ông không biết bức tranh nào trong bảy bức được cho là của cha ông, qua đời năm 1988, là tranh thực.

Bùi Thanh Phương. Ảnh: Justin Mott

Trong một số trường hợp thậm chí hình như còn không biết nổi liệu những bức tranh thật hay là những bức tranh sao chép đã được đem đi cất giấu, theo lời ông Nguyễn Đỗ Bảo, cựu giám đốc Hội Mỹ thuật Hà Nội, người đã trình bày một bài tham luận làm dấy lên cuộc tranh cãi tại hội nghị về bản quyền vào tháng Tư.

Không có một sự giám sát nào,” ông Bảo trả lời trong một cuộc phỏng vấn. “Khi các họa sĩ đưa tranh về nhà, họ có thể sao ra làm nhiều bản. Họ có thể giữ bản nguyên gốc. Chúng tôi không có cách gì mà biết được.”

Tại cuộc hội thảo ông đã nói với cử tọa, “Do cách quản lý kém cỏi, bảo tàng đã mất nhiều tranh nguyên gốc trong thời gian này,” và ông nói thêm rằng các nhà nghiên cứu đã không được phép kiểm tra các bức tranh “trong khi công chúng không biết rằng số tranh này là những bản sao.”

Được hỏi trong cuộc phỏng vấn là tại sao giờ đây ông mới đưa vấn đề này ra, sau quá nhiều năm im lặng trước công luận, ông trả lời, “Giờ chúng tôi có được nhiều quyền tự do dân chủ hơn và chúng tôi muốn nói lên tiếng nói của mình để đảm bảo là bảo tàng không trưng bày những bức tranh sao chép nữa.”

Nguyễn Quý Đức, người sở hữu một phòng tranh nhỏ quảng bá cho các họa sĩ trẻ, cho rằng sự cởi mở mới mẻ này về những tài sản quý giá của nghệ thuật quốc gia có lẽ nhờ vào tinh thần của một chính sách được gọi là hội nhập, với ý nghĩa là hòa nhập hoặc đồng hóa.

Chuyện này giờ đây là thứ khẩu hiệu ồn ã,” ông nói, khi mà Việt Nam tìm cách hòa nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế giới và thích nghi với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. “Về cơ bản nó là một khẩu hiệu kinh tế, nhưng tôi thấy nó được ứng dụng ở mọi nơi,” ông Đức nhận xét. “Nếu sắp gia nhập với thế giới, chúng tôi phải bắt tay vào thực hiện những điều này ngay.”

Những bí ẩn trong bảo tàng là bộ phận của một vấn đề rộng lớn về tính xác thực từng đe dọa giá trị của mỹ thuật Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những bản sao đã sinh sôi nảy nở kể từ những năm đầu 1990, khi nền kinh tế bảo thủ được mở ra, và mỹ thuật Việt Nam trở nên phổ biến ở nước ngoài.

Chủ nghĩa tư bản là thứ mới mẻ, và các họa sĩ đã phát hiện ra rằng họ có thể kiếm tiền nhiều gấp hai thậm chí gấp ba lần bằng cách sao chép rồi bán lại những bức tranh của riêng mình. Những nhà sưu tập cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng, và toàn bộ nền mỹ thuật Việt Nam thành ra phải chịu sự hoài nghi, ông Bảo cho biết. “Câu hỏi đầu tiên mà một khách hàng ngoại quốc hỏi chúng tôi là, “Cái này có phải là thật không đấy?” ông nói. “Nhiều phòng tranh, đặc biệt là ở Hà Nội, đã than phiền tới tôi về tình trạng ‘tai tiếng’ (của tranh Việt Nam)”.

Một số họa sĩ đã khá giả lên bằng cách biến các phòng trưng bày của mình thành các doanh nghiệp chuyên sao chép, theo lời Nora Taylor, một chuyên gia về mỹ thuật Việt Nam ở trường cao đẳng của Viện Mỹ thuật Chicago.

Liên quan tới một họa sĩ nổi tiếng, Hồng Việt Dũng, cô nói: “Anh ta có cách tựa như một nhà máy sản xuất hàng loạt. Như bức ‘Cô gái và chim’, ai ai cũng đều phải có một bức ‘Cô gái và chim’. Bạn không thể biết liệu có phải chúng được vẽ bởi một họa sĩ hay là một sinh viên đâu, thế nhưng chúng đang được bán khắp nơi. Giờ đây anh ta giàu, có một cái biệt thự và một chiếc xe Mercedes.”

Một trong nhiều bức “Cô gái và chim” của Hồng Việt Dũng

Cô Taylor cho biết thêm, Việt Nam chưa từng có một thứ văn minh chứng thực bằng tài liệu và chứng minh nguồn gốc một cách chắc chắn. Những tác phẩm kinh điển đã bị nhân bản mà không hề có mối quan tâm về tính xác thực của chúng mà chỉ chủ yếu làm sao đem chúng ra trưng bày rộng rãi hơn thôi.

“Những bản gốc” của một bức họa nổi tiếng, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh, giờ đây có trong những phòng tranh ở cả Singapore lẫn Nhật Bản, cô Taylor cho biết.

Chơi ô ăn quan – tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh

Theo các chuyên gia mỹ thuật Việt Nam thì có ít nhất ba bản sao của bức Giao thừa bên Hồ Gươm của Nguyễn Tư Nghiêm. Thế nhưng mỗi bức lại có sự khác biệt chút ít trong những chi tiết nhỏ, như là số người và số cây cối xung quanh. Có lẽ chúng đều là tranh giả, hoặc có lẽ tất cả chúng có thể được coi là bản gốc.

“Giao thừa bên Hồ Gươm” của Nguyễn Tư Nghiêm

Khi Bảo tàng Mỹ thuật lần đầu tiên mở cửa vào năm 1966, ông Nguyễn Xuân Tiếp, một cựu phó giám đốc bảo tàng này cho biết, thì không có điều kiện cho nhiều tác phẩm xưa mà bảo tàng muốn trưng bày, như là các bức tượng Phật cổ được lưu giữ trong các chùa chiền. Cho nên đơn giản là phải tạo ra các bản sao.

Kể từ khi mở cửa bảo tàng, chúng tôi đã có cả những bản nguyên gốc và cả những bản sao,” theo ông Tiếp, người đã làm việc tại bảo tàng trong 28 năm. Cho đến này, thậm chí các nhân viên cũng không biết chắc cái nào là thực nữa.

Việc khẳng định tính xác thực, thậm chí cho những tác phẩm xuất chúng nhất của bảo tàng, sẽ là một nhiệm vụ to lớn, ông Bình, giám đốc bảo tàng nói. “Chúng tôi sẽ lập ra một Trung tâm Đánh giá Tác phẩm Nghệ thuật,” ông cho biết. “Chức năng của nó sẽ là kiểm tra và đánh giá tất cả các tác phẩm, và tiếp đến chúng tôi sẽ có thể dán nhãn cho chúng: nguyên bản hay sao chép.”

Ông cho biết bảo tàng đang cố gắng mua được các thiết bị có kỹ thuật hiện đại để kiểm tra độ tuổi của các vật liệu. “Đó sẽ là công việc phức tạp đòi hỏi thời gian và trình độ chuyên môn,” ông Bình cho biết thêm.

Thế rồi, chuyển sang tiếng Anh, ông thông báo: “Trong tương lai, hoặc tương lai gần, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện công việc này.”

 

Bài đăng trên The New York Times ngày 31. 7. 2009
Temps des Cerises dịch?

 

*

Mời các bạn đọc thêm:

– Còn bao nhiêu bức NÔNG THÔN của Bùi Xuân Phái? 
– Tranh Phương có giả được tranh Phái?
 
– Bùi Thanh Phương có nên là người đại diện quỹ Bùi Xuân Phái?

– Nghệ thuật (đương đại) Việt Nam có còn gì để nói?

 

 

Ý kiến - Thảo luận

22:40 Tuesday,25.9.2012 Đăng bởi:  Trương Ngọc Thùy An
Tôi không phải là người trong nghề mỹ thuật nhưng gần đây đọc được một số bài mỹ thuật cảm thấy thích và tìm sách đọc tôi nhận ra một đều nhưng đều xin các bậc đàn anh giúp đỡ giải thích dùm:
1.Tại sao sách nghiên cứu mỹ thuật là loại sách rất hay có rất nhiều bài viết bỏ ích nhưng rất khó để cầm được cuốn sách đó đọc?sách làm ra không bán ch
...xem tiếp
22:40 Tuesday,25.9.2012 Đăng bởi:  Trương Ngọc Thùy An
Tôi không phải là người trong nghề mỹ thuật nhưng gần đây đọc được một số bài mỹ thuật cảm thấy thích và tìm sách đọc tôi nhận ra một đều nhưng đều xin các bậc đàn anh giúp đỡ giải thích dùm:
1.Tại sao sách nghiên cứu mỹ thuật là loại sách rất hay có rất nhiều bài viết bỏ ích nhưng rất khó để cầm được cuốn sách đó đọc?sách làm ra không bán chỉ để các chuyên gia độc với nhau thôi.tôi đã gửi đơn xin rất nhiều lần mà không thấy phản hồi.
Sách nghiên cứu do viên nghiên cứu phát hành thì còn khó kiếm đọc hơn nhiều.Có muốn cũng vô vọng.Với một nền mình thuật tự hòa 4000 năm, nhưng muốn tìm hiểu nó chỉ còn là phế tích. Ngoài đọc sách ra để tìm hiểu thì không có cách nào, sách thì không phổ biến.
2. Tôi không biết đến khi nào mỹ thuật mới phát triễn, không biết đến khi nào các di tích mới không bị trùng tu một cách vô tình. Nếu không có một nền mỹ thuật phổ thông thì sẽ không bao giờ có nến mỹ thuật phát triễn. 
21:07 Tuesday,11.9.2012 Đăng bởi:  IQ ABC
Mê bức em Thúy từ lâu, còn mong ngóng có ngày nhìn thấy "em".
Ấy thế mà, khi tới nhà em ở Nguyễn Thái Học mà hãi quá! Các bác nhà ta "trang điểm" cho em thật kinh. Nhìn vào, thấy "phấn son" còn ướt nhầy nhụa. Khâm phục mấy bác đã có công hiện đại hóa em.
Thành tâm chia buồn cùng cụ Cẩn ạ!
...xem tiếp
21:07 Tuesday,11.9.2012 Đăng bởi:  IQ ABC
Mê bức em Thúy từ lâu, còn mong ngóng có ngày nhìn thấy "em".
Ấy thế mà, khi tới nhà em ở Nguyễn Thái Học mà hãi quá! Các bác nhà ta "trang điểm" cho em thật kinh. Nhìn vào, thấy "phấn son" còn ướt nhầy nhụa. Khâm phục mấy bác đã có công hiện đại hóa em.
Thành tâm chia buồn cùng cụ Cẩn ạ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả