|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiJohn Myatt: từ tội phạm đến tiếng tăm 24. 09. 11 - 7:06 amEmine Saner - Hồ Như Mai dịchHành trình của một “xào sĩ” từ nhà tù đến truyền hình chính thống. “Những bức tranh giả tôi làm bây giờ tốt hơn rất nhiều so với hồi tôi còn làm ăn gian dối,” John Myatt nói trên điện thoại từ nhà riêng ở Staffordshire. Từ năm 1986 đến năm 1994, trong một vụ án được cảnh sát Anh gọi là “vụ lừa đảo nghệ thuật lớn nhất của thế kỷ 20”, Myatt xào những tác phẩm “mới” của các nghệ sĩ như Renoir, Giacometti và Matissse. “Tôi cũng như một đứa trẻ thích tháo đồng hồ ra từng mảnh nhỏ rồi cố lắp lại. Tôi chỉ muốn biết mọi thứ vận hành thế nào, ở đây là màu sắc trên canvas. Cảm giác bỏ đi phong cách riêng của mình và ướm phong cách của người khác vào có gì đó rất tự do, đặc biệt nếu được tung tẩy một ít.” Series mới của Sky Arts có tên là Fame in the Frame sẽ bắt đầu vào tuần cuối của tháng 9. 2011. Trong chương trình này Myatt có sáu người nổi tiếng ngồi mẫu để ông vẽ lại những bức tranh nổi tiếng – đó là Frank Skinner ngồi mẫu cho bức Chân dung tự họa 1888 của Vincent van Gogh, Lauren Laverrne cho bức Cô gái Trung Hoa của Vladimir Tretchikoff và Paul O’ Grady làm mẫu cho American Gothic của Grant Wood… Người ngồi mẫu sẽ phải ngồi trong khoảng 5 tiếng đồng hồ, Myatt sẽ vừa vẽ vừa trò chuyện với họ về cuộc sống. “Như thế, bạn có thể biết được những phần khác về người ngồi mẫu, mà thông thường ít khi lộ ra.” Nhưng thú vị nhất ở đây vẫn chính là câu chuyện của Myatt. Ông vẽ từ khi còn là đứa trẻ. Sau khi tốt nghiệp trường mỹ thuật, ông đi dạy. Phải một mình nuôi hai con nhỏ, ông nghĩ ra chuyện xào tranh, làm “đồ giả xịn” và cho đăng quảng cáo ở mặt sau tạp chí Private Eye. Khi John Drewe, một trong những khách hàng của Myatt, bán bản sao tác phẩm của nghệ sĩ lập thể Albert Gleizes thông qua nhà Christie với giá 25 ngàn đô la và chia cho Myatt một nửa thì ông thực sự bị cuốn vào. Trong vài năm sau đó, cặp này cho ra lò và bán được khoảng 200 tác phẩm. “Đi từ chỗ hợp pháp tới tội phạm thật quá dễ dàng,” Myatt nói. Khi vụ lừa đảo bị đổ bể năm 1995, cả hai người đều phải chịu án tù. “Tôi ước gì chuyện này chưa từng xảy ra, nó thực sự là một vết nhơ trong đời tôi, nhưng nếu không làm việc giả mạo đó thì ngày nay cũng chẳng ai mời tôi làm những thứ như thế này (chương trình này).” Khi được thả ra khỏi tù, Myatt từng quyết định sẽ không bao giờ vẽ nữa, nhưng vị cảnh sát từng bắt giữ ông lại đặt hàng ông vẽ chân dung gia đình. Chỉ trong vòng 6 tháng sau đó, Myatt đã sống được (lần này là lương thiện) nhờ vẽ. Myatt đang hi vọng sang năm sẽ có được một triển lãm riêng, với các tác phẩm riêng của ông bên cạnh những bức xào lại. Tranh của ông hiện giờ cũng bán được hàng nghìn bảng. “Tôi rất hồi hộp về chuyện trưng bày tác phẩm của riêng mình trước công chúng, lỡ họ cười rồi bỏ đi thì sao, nhưng đã đến lúc tôi phải làm điều đó rồi,” Myatt nói. Ông có phiền chuyện người ta khoái những bức tranh giả của ông hơn không? “Không. Bản chất sự việc là vậy rồi, không chối cãi được. Nhiều ‘xào sĩ’ không có tiếng nói riêng chút nào cả. Tôi thì vẫn có những bức tranh mà tôi muốn vẽ. Tôi không có chuyện ngồi đó mà chịu bí đâu.” Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|