|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm Gì7. 10: Đi xem bộ sưu tập quý giá của Tira 05. 10. 11 - 10:27 pmPhan Cẩm Thượng - Thông tin từ ông Tira Vanichtheeranot
TRIỂN LÃM BỘ SƯU TẬP TRANH QUÝ CỦA ÔNG TIRA VANICHTHEERANOT Khai mạc: 18g ngày 7. 10. 2011
Các nghệ sĩ làm ra tác phẩm, nhưng lưu giữ nó lại là một việc khác và không phải ai cũng có duyên có được những tác phẩm nghệ thuật như ý và đỉnh cao. Ông Tira là một người may mắn khi sưu tập hội họa Việt Nam, dù vô tình hay hữu ý. Cách đây vài năm ông mua được chừng 200 ký họa và nghiên cứu của các họa sĩ Việt Nam chủ yếu vẽ trong giai đoạn 1950 – 1970. Những tài liệu này được ông cho in trong tập sách Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại, năm 2010. Gần đây ông cũng mua hầu hết các ký họa của họa sĩ Tôn Đức Lượng, một trong những họa sĩ cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Bộ sưu tập trưng bày lần này, chủ yếu mua lại từ sưu tập của ông Pietro Paris và trưng bày thêm một số tác phẩm của Mai Văn Hiến, Mai Văn Nam, Lê Văn Xương, Phan Thông và Tôn Đức Lượng đã được giới thiệu trong cuốn sách trước. Ông Pietro Paris là Tham tán thương mại Đại sứ quán nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam, những năm 1980-1983 và 1988-1990. Sau khi ngài Tham tán qua đời, vợ ông nguyên là người Thái đã nhượng lại 50 bức họa trong sưu tập của chồng mình cho ông Tira. Đây là một bộ sưu tập rất giá trị của nhiều tác giả từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và sau đó. Những bức tranh cũng phản ánh rõ nét đời sống của dân tộc Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 20 với nhiều bút pháp khác nhau. Những họa sĩ Công Văn Trung, Bùi Xuân Phái, Trần Duy, Nguyễn Văn Bình và hai người thời đó căn bản tự học là Văn Giáo và Phạm Viết Song thuộc nền nghệ thuật Tiền chiến có tính chất mở đường cho hội họa Việt Nam non trẻ. Họ trung thành với bút pháp Hiện thực kết hợp đôi chút với bút pháp Ấn tượng, và muốn đưa tinh thần của nghệ thuật truyền thống vào tác phẩm. Khi các họa sĩ trường Đông Dương khác đã qua đời hoặc dừng vẽ, những họa sĩ trên vẫn tiếp tục công việc của mình cho đến những năm 1990. Trong các họa sĩ trên, đến nay chỉ còn Trần Duy vẫn còn sống và còn vẽ tuy rất chậm. Ông lấy phong cảnh làm chủ đề chính, diễn tả cảnh vật một cách chi ly và bình lặng. Công Văn Trung để lại những tác phẩm hoài cổ. Nguyễn Văn Bình sâu sắc và giản dị trong các bức họa sơn mài. Bùi Xuân Phái thì lúc nào cũng đau đáu với số phận của con người và nghệ thuật và của đời sống thị dân buồn tẻ. Văn Giáo và Phạm Viết Song hướng hội họa đến những vấn đề xã hội trực diện, họ luôn có thái độ chính trị rõ ràng và hăng hái với những chủ đề lớn. Sỹ Tốt, Phạm Lực, Phạm Thanh Liêm, Nguyễn Kim Thái và Hoàng Hoan thuộc thế hệ họa sĩ sau Hòa bình (1954). Bút pháp hiện thực thị giác và những nhiệm vụ xã hội với nghệ thuật đã phần nào quy phạm những họa sĩ giai đoạn này một thời gian dài, nhưng họ cũng là những người bắt đầu tìm hiểu chủ nghĩa Hiện đại (Modern art). Cái hay cái dở của một thời chiến tranh và bao cấp tạo ra một vòng xoáy không mấy ai thoát ra được. Nghệ thuật vân vi trong nghèo nàn và những hy vọng sau khi thống nhất đất nước. Bộ sưu tập này của ông Tira là một phần quan trọng của hội họa Việt Nam. Nó còn có giá trị ở nhiều bức họa chưa từng được biết đến. Dù thành công ở những mức độ khác nhau, nhưng có thể nói các họa sĩ lúc đó rất chân thành, muốn đem những tác phẩm của mình làm tốt đẹp hơn nền văn hóa mới, sâu sắc hơn thì âm thầm nói lên số phận con người trong chiến tranh, trong những biến động xã hội. Nó là một quá khứ rất đáng nhìn lại vì nó là bản chất con người với mọi vui buồn và bất lực của các nghệ sĩ. – Phan Cẩm Thượng
* Bài liên quan: – 7. 10: Đi xem bộ sưu tập quý giá của Tira Ý kiến - Thảo luận
19:02
Thursday,13.10.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
19:02
Thursday,13.10.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Anh Tuấn ơi, thế là bây chừ em biết bác Thượng vì sao lần này cẩn trọng xài chữ QUÝ GIÁ chứ không VÔ GIÁ nữa rùi.
Đó là vì bác Thượng biết tỏng ông Tira treo tranh Phương tương tên tranh Phái nên bác Thượng hãi quá nhưng có lẽ không muốn làm đau lòng ông Tira nên chưa tiện nói thẳng ra mà bác Thượng nghĩ chỉ cần dùng chữ QUÝ thay cho chữ VÔ là thượng sách bởi cách dùng từ vi tế thế thì ai tinh mà chả biết liền. Cao kiến cao kiến!
18:00
Saturday,8.10.2011
Đăng bởi:
Nguyễn Anh Tuấn
Gửi bạn Em-co-y-kien:
Về câu bạn nói "Sao bác Thượng ngại ngần chi mà không dùng 2 chữ "VÔ GIÁ" giống lần triển lãm trước của ông Tira hè?"... là không chính xác. Tên sách đó là do ông Tira - nhà sưu tập đặt. Năm ngoái khi thầy Thượng và tôi làm quyển sách đó cho ông Tira, thấy cái tên đó cũng hơi dài, nhưng vì tôn trọng ông ấy là nhà sưu tập và người đ ...xem tiếp
18:00
Saturday,8.10.2011
Đăng bởi:
Nguyễn Anh Tuấn
Gửi bạn Em-co-y-kien:
Về câu bạn nói "Sao bác Thượng ngại ngần chi mà không dùng 2 chữ "VÔ GIÁ" giống lần triển lãm trước của ông Tira hè?"... là không chính xác. Tên sách đó là do ông Tira - nhà sưu tập đặt. Năm ngoái khi thầy Thượng và tôi làm quyển sách đó cho ông Tira, thấy cái tên đó cũng hơi dài, nhưng vì tôn trọng ông ấy là nhà sưu tập và người đặt hàng viết sách, người ta cũng có quyền đặt tên theo ý mình. Không nên gán ghép từ "vô giá" cho thầy Thượng, và bạn cũng không nên có thái độ châm chọc như vậy khi chưa rõ nội dung bên trong. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Đó là vì bác Thượng biết tỏng ông Tira treo tranh Phương tương tên tranh Phái nên bác Thượng hãi quá nhưng có lẽ không muốn làm đau lòng ông Tira nên chưa tiện nói thẳng ra mà bác Thượng nghĩ chỉ cần dùng chữ QUÝ thay cho chữ VÔ là thượng sách bởi c
...xem tiếp