|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNhững lời nói riêng tư 03. 10. 11 - 1:49 pmMai Chi
MÌNH NÓI CHUYỆN GÌ KHI MÌNH NÓI CHUYỆN TÌNH Khai mạc: 18g30 thứ Sáu 30. 9. 2011 * “Mình nói gì khi mình nói chuyện tình” (cái tên được lấy từ tên một tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Raymond Carver) không phải là một bước ngoặt, một cú đột phá, như một số người chờ đợi. Nhưng sự khác biệt của nó nằm ở khía cạnh khác: qua chất liệu mực Tàu trên giấy dó, triển lãm là một cử chỉ khiêm nhường, mang tới những lời nói nhỏ nhẹ gần như những lời nói thầm riêng tư. Chúng bắt chúng ta phải chậm bước lại, phải chú ý mới có thể lắng nghe. Đấy là một động tác hiếm hoi trong môi trường Việt Nam đang đinh tai nhức óc hiện nay. Minh Thành tiếp tục triết lý đã được trình bày ở triển lãm Áng mây xưa tại Huế cách đây mấy tháng: Con người với và trong thiên nhiên, con người tìm cách tiếp cận “vẻ đẹp huy hoàng của vũ trụ” và chạm tới “nguyên hình vẻ đẹp hoàn hảo của tạo vật”. Đáng tiếc loạt tranh này không truyền tải được ý tưởng một cách thanh thoát như ngôn từ của anh. Chúng tương đối đơn giản. Chân dung trong Lòng còn chưa yên thì có tóc tai bờm xờm, thiên nhiên thì là những cây tre lá sắc nhọn. Còn nhân vật ở Hôm nay trời đẹp và Cô gái mù thì có đầu cạo gọn gàng, đứng trước mặt nước êm ả. Bố cục của hai bức này tương đối bất an. Trong Cô gái mù, thiên nhiên được đóng khung, khung tranh trong tranh sẫm màu chạy vòng quanh gây cảm giác nặng nề. Đứng một mình mang tính minh họa một cách dễ dãi: một cây trúc tả thực (đứng một mình).
Loạt tranh phụ nữ của Quang Huy đạt được sự thống nhất trong sự nhẹ nhàng của mình. Những hình thể khỏa thân trực diện đầy đặn mang trong mình sức sống gợi nhớ tới những người đàn bà Phục Hưng, mang những đôi cánh bằng ngôn từ ước lệ trải rộng. Do kích thước lớn tới 1m x 2m, tác động của chúng trong không gian thật khác rất nhiều so với ảnh chụp. Đứng dưới những người phụ nữ này, và trước tranh ta thực sự có cảm giác như đang đứng dưới họ, ta cảm nhận được sự che chở, tình yêu gần gũi và sự bao dung, những cảm giác ta vẫn có được khi gần những người mẹ và người chị. Sức thuyết phục đến từ sự tiết kiệm trong nét bút và lượng màu được sử dụng. Có lẽ trừ một sự phung phí, một chi tiết không cần thiết: đó là những cặp môi được dùng thay cho đầu của các nhân vật. Xem tranh cũ của Trương Tân trong bối cảnh hiện nay là một điều thú vị. Sau mười lăm năm, sức gây sốc của chúng không còn nữa (kể cả với luồng chính thống). Trái lại, bây giờ chúng gần như có vẻ đẹp “kinh điển”, với những hình đàn ông nhìn nghiêng như trên đồ gốm Hy Lạp, bố cục vững chắc và những nét bút đòi hỏi chính xác tuyệt đối. Không khí toát ra từ những graffiti này thậm chí còn gần với thực tại bây giờ hơn: những cá thể cô độc, những ngôn từ đứt đoạn, sự bất lực trong biểu đạt, khao khát được yêu, những năng lượng trần trụi.
Ở Việt Nam của 2011, xô bồ, tàn khốc và xa xỉ một cách tàn bạo, lời kêu gọi đến với tình yêu mang tính tâm linh của Thành và niềm tin vào khả năng cứu rỗi của tình yêu của Huy gần như trở nên lạc lõng. Còn Trương Tân? Các nhân vật của anh vẫn tiếp tục đau đớn trong sự tuyệt vọng thầm lặng. Và điều này làm chúng giống các nhân vật trong thế giới của Raymond Carver.
* Bài liên quan: – Trương Tân tái xuất, Minh Thành và Quang Huy bày tranh mới Ý kiến - Thảo luận
11:57
Friday,7.10.2011
Đăng bởi:
Nguyễn Xuân Hoàng
11:57
Friday,7.10.2011
Đăng bởi:
Nguyễn Xuân Hoàng
Sao cứ lặp lại và lặp lại? Những bức tranh này buồn thế? Cứ như những người này đã bị mất đi niềm tin và tình yêu ấy? Với họ có lẽ chỉ còn vấn đề là: KHÔNG PHẢI LÀM MỚI MÀ LÀM NỮA VÀ, BAO NHIÊU?
14:44
Monday,3.10.2011
Đăng bởi:
thủy thời nay
Mọi thứ thật cổ điển! Nhìn lại quá khứ? Hay tôn vinh sự cổ hủ của nền mỹ thuật VN?
...xem tiếp
14:44
Monday,3.10.2011
Đăng bởi:
thủy thời nay
Mọi thứ thật cổ điển! Nhìn lại quá khứ? Hay tôn vinh sự cổ hủ của nền mỹ thuật VN?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp