|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngThắng lợi của anh là cái thở phào của chúng tôi 16. 10. 11 - 1:23 pmHữu Khoa lược dịch từ ArtInfoLONDON – Sau một tuần rối nùi những hội chợ với đấu giá, phiên đấu giá các tác phẩm đương đại và hậu chiến của nhà Christie’s vào đêm thứ Sáu, 14. 10. 2011 rõ ràng là một chiến thắng vang dội trên thị trường nghệ thuật, mang lại 60 triệu đô, tức 38 triệu bảng, vừa suýt soát con số dự đoán cao là 39.4 triệu của các chuyên gia. 47 lô trong số 53 lô đem ra đã bán sạch. Có 7 nghệ sĩ lập được kỷ lục, một vị bán được tác phẩm hơn 10 triệu đô, 10 vị có tác phẩm vượt quá con số 1 triệu bảng (tức 1.6 triệu đô), 15 trong số 47 tác phẩm có giá hơn một triệu đô. Người mua thì trải khắp châu lục, với 49% là từ châu Âu, 38% từ Mỹ, 13% từ châu Á (đáng chú ý đấy). Francis Outred, người đứng đầu bộ phận hậu chiến và đương đại khu vực châu Âu của nhà Christie’s phải thốt lên: “Chưa bao giờ thấy nhiều người mua châu Á trong cùng một phiên như vậy!”
Nhưng kịch tính nhất của cả đêm đấu giá là khi mang bức Kerz (Nến) của Gerhard Richter ra. Bức này từng bị cháy và nay đạt giá kỷ lục (với nghệ sĩ này) là 16.5 triệu đô (10.5 triệu bảng). Có ít nhất bốn người đấu qua điện thoại đã “truy sát” nhau để mua cho được bức tranh. May mắn cho nhà Christie’s và nhà sưu tập người Scandinavi gửi bán bức tranh, nghệ sĩ hiện đang có một triển lãm tổng kết được tán thưởng nhiệt liệt tại Tate Hiện đại, trong đó cũng có một bức nến lẻ khác nhưng chất lượng lại không bằng bức này. Theo ông Outred, Richter đã vẽ tổng cộng 27 tranh nến, thành một series, trong đó 3 bức bị hỏng (vì cháy?), 7 bức đã vào bảo tàng, số còn lại nằm trong các bộ sưu tập tiêng. Có 12 bức tranh nến lẻ, như bức đem bán lần này chẳng hạn, với một ngọn lửa trắng phập phều viền tí chút đỏ, nổi trên một hình chữ nhật lung linh, mang lại “sự thích thú vô cùng” (theo ý chuyên gia này thì thế). Bức nến lần này vượt xa giá bức nến lần trước, vẽ năm 1983 và bán ở nhà Sotheby’s London hồi năm 2008 với giá 8 triệu bảng (nhưng lúc đó đô có giá nên vẫn tương đương 16 triệu đô). Đặc biệt hơn, như ngài Josh Baer có con mắt cáo cú quan sát đã nhận ra, bức tranh này từng có mặt trong hội chợ nghệ thuật online, VIP Art Fair, hồi tháng Hai vừa rồi tại Neww York, và nhà buôn Jens Faurschou đã rao bán với giá có hơi lạc quan tếu là 15 triệu Euro. Faurschou, ngẫu nhiên làm sao, lần này ngồi ngay dãy ghế đầu phòng đấu giá, khẳng định rằng chính ông đã khuyên người chủ bức tranh mang tuyệt tác này đi đấu giá. Và thắng lớn. Ngài Outred của nhà Christie’s, người nhận cuộc điện thoại chốt giá cho bức nến của Richter, đã từ chối tiết lộ bức tranh sẽ về đâu, chỉ nói chung chung, “nó sẽ đến một nơi rất tốt”. Với kỷ lục này lận lưng cho nhà Christie’s, thị trường nghệ thuật cũng được thở phào lây. “Thị trường rõ ràng là còn sống, mà sống khỏe đấy chớ!” nhà đấu giá Pylkkanen nói. “Chẳng có gì phải nghi ngờ nữa!”.
Ý kiến - Thảo luận
0:20
Monday,17.10.2011
Đăng bởi:
nguyễn hanoi
0:20
Monday,17.10.2011
Đăng bởi:
nguyễn hanoi
cái tranh nến này chiêm ngưỡng ở ngoài không biết tuyệt diệu thế nào nhưng nhìn ở đây, nói có lẽ hơi quá nhưng chả hơn gì ảnh bưu thiếp giáng sinh hay sinh nhật. Hơn 16 triệu $! Hay lại mua tên họa sĩ?
13:30
Sunday,16.10.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
"...Untitled (Không đề), 1990 của Martin Kippenberger. Bán được với giá $2,094,898..."
Em thấy cái đèn đường xiên khoai vào tường này hơn zì các tác phẩm đang sắp xếp trên Mường Bi chúng châu đâu hè? Sao quát zá kinh thế hè? Kính cẩn mong các cụ tiên chỉ đại thụ cao trình làng mình chỉ giáo ạ! ...xem tiếp
13:30
Sunday,16.10.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
"...Untitled (Không đề), 1990 của Martin Kippenberger. Bán được với giá $2,094,898..."
Em thấy cái đèn đường xiên khoai vào tường này hơn zì các tác phẩm đang sắp xếp trên Mường Bi chúng châu đâu hè? Sao quát zá kinh thế hè? Kính cẩn mong các cụ tiên chỉ đại thụ cao trình làng mình chỉ giáo ạ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp