|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnCách phê bình nào có thể giúp được nghệ sỹ? 20. 04. 10 - 11:21 pmBùi Hoài Mai và SOISOI – Đây không phải là một cuộc bàn tròn kiểu truyền thống, “ngồi cùng bên nhau, nhìn vào mắt nhau và nói”. Đây là các cmt trên Facebook của họa sĩ Bùi Hoài Mai, nhân họa sĩ đưa bài đối thoại của SOIvới Trường Art về triển lãm BOM. Những cmt sau xin phép được nối lại vì chúng quả thực rất có giá trị, nghiêm túc, và nhiều chiều, chiều nào cũng có lý. Bài sẽ dài, bạn có thể đọc thành nhiều lần, nhưng SOI khuyên là bạn không nên bỏ sót. Mở đầu loạt cmt này, một cô gái đẹp hỏi, “Bùi Hoài Mai, còn anh, anh nghĩ thế nào?” (về triển lãm BOM)
BÙI HOÀI MAI Theo anh, đây là một cách tư duy văn học hóa, hoặc ngôn từ hóa rồi dẫn đến hình thức hóa của khá nhiều họa sỹ khi tiếp cận cách biểu hiện mà các họa sĩ Việt Nam đang theo đuổi bởi cho đó là mang tính đương đại. Ở đây chưa nhận thấy dấu hiệu của chuyển hóa (một yếu tố rất tiên quyết) để một đề tài, một ấn tượng hay một thông điệp trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Nó cũng là điều kiện tiên quyết để phân biệt giữa một trò bôi bẩn của con trẻ với một tài năng. Nếu chỉ nhìn về mặt hình thức bề ngoài nhiều khi có vẻ giống nhau. Đó là cách phân biệt giữa một nhà thơ và một bà bán vịt: nhiều khi đều sử dụng cùng một ngôn ngữ y như nhau. Thật ra, vấn đề của một tác phẩm sắp đặt chính là cái không gian mà nó tạo ra, cái sức ép nào đó, mà muốn cảm nhận đó, người xem buộc phải sẵn sàng thả lỏng để bước vào. Việc đi vào một tác phẩm sắp đặt rồi đặt câu hỏi vật thể này là gì, tại sao nó thế, tại sao nó không đẹp, là một cách tiếp cận – về bản chất sẽ ngăn chặn chính người xem tương tác với tác phẩm. Đáng tiếc là tôi chưa xem tác phẩm này, song khi đọc phần review trên đây, tôi cảm thấy có chút bất công cho nghệ sỹ. Việc một tác phẩm hay dở là chuyện bình thường, tuy nhiên nó cần phải được nhìn bằng chính ngôn ngữ của nó. Bài viết sẽ thuyết phục hơn nếu chỉ ra được các yếu tố tạo không gian, tạo kịch tính của tác phẩm – tức các yếu tố chủ yếu để tạo nên một không gian-nghệ thuật của một tác phẩm sắp đặt đã không thành công ra sao, có nghĩa là, những gì đã phá hủy đi cái không gian cần có cho một tác phẩm cụ thể như thế. Lẽ dĩ nhiên, tôi biết bài viết của SOI là một ý kiến cá nhân. Tác phẩm nên và buộc phải chấp nhận mọi ý kiến cá nhân. Bản thân comment này của tôi cũng chỉ là một ý kiến cá nhân. P/S với anh Bùi Hoài Mai: Theo tôi hiểu, chính cái yếu tố ngôn từ hóa – hay tuyến tính hóa, sân khấu hóa, là lõi cốt của một tác phẩm sắp đặt đấy. Bằng sự ngôn từ hóa, sân khấu hóa hay tuyến tính hóa – các tác phẩm sắp đặt giải kết cấu tính phi tuyến và không gian trong sự tri giác đối với một tác phẩm tranh vẽ. Lẽ dĩ nhiên, điều này không liên quan gì đến sự thành công của tác phẩm. Một tác phẩm có đầy đủ các yếu tố của tác phẩm sắp đặt vẫn rất có thể không thành công.
Liệu việc biết cái anh họa sĩ trẻ này một cách cụ thể là anh ấy chả có cái gì sâu sắc theo kiểu mà chúng ta ưa thích cả có tác động gì đến cảm nghĩ của ta khi xem tac-pham-xap-dat của anh ý, mà với ý kiến chủ quan thì nó không phải là một tac-pham-nghe-thuat viet-nam mà anh Như Huy bấy lâu nay vẫn cổ vũ? Với tôi, việc một nha-phe-binh viet-nam có những nhận sét nhân hậu với một hoa-si-tre-duong-dai viet-nam là chuyện bình thường, còn tôi, một người dân, biết ơn nhà nước, ơn Đảng, không bao giờ có thể chấp nhận một cái kiểu bầy đặt hời hợt, coi thường khán giả một cách ẩu tả, kiểu mày không hiểu tac-pham-nghe-thuat của tao thì ráng chịu ai bảo mày dốt, là không thể chấp nhận được. Nhất là với một đề tài đa diện cần xâu xắc một cách thời thượng như là chiến tranh, chiến tranh Việt Nam. Lê Xuân Hưng Linh, tôi nghĩ không có một cuộc chiến Việt Nam chung cho tất cả mọi người. Với cảm nhận của mình, mỗi người có một cuộc chiến riêng và một câu chuyện riêng đem ra để kể. Việc kể có thành công hay không là tùy vào cảm nhận của mỗi người xem. Song theo tôi – việc anh bình luận có vẻ giễu cợt (sorry nếu tôi cảm nhận sai về cách dùng s, x của anh) về lao động của một nghệ sỹ (dù thành công hay không) không phải là một việc hay ho. Tuy thế, đó là quyền của anh. Thưa Như Huy, theo tôi, nghệ thuật sắp đặt ra đời chính là một ngôn ngữ nghệ thuật mới, nó phần nào là phản ứng lại các cách tiếp cận cũ, quá hàn lâm, nó mang tính đại chúng, nó là cách tiếp cận trực tiếp hơn, truyền tải trực tiếp hơn đối với công chúng – một công chúng đã ngán ngẩm với những lí thuyết dài dòng, mơ hồ và duy lí dường như đang ngày càng trở thành độc quyền của các nhà phê bình mỹ thuật thông thái. Họ đang tìm đến một môi trường nghệ thuật ít môi giới hơn, cởi mở hơn và được trực tiếp tham gia. Thực ra công chúng không muốn bị ” buộc” phải như thế nào như lời khuyên của anh. Nếu họ vào một triển lãm và chợt nhận thấy một cái gì và thốt lên: cái này tởm thế thì cũng không sao, bởi có khi cái tởm đó sẽ dẫn dắt họ tới một cái gì đó khác, hoặc liên tưởng cái gì ngoài nó. Và tất cả cái đó dẫn đến một cảm thẩm mỹ nằm ngoài cái chủ quan định sẵn. Vấn đề còn lại là chính tác phẩm có đủ để biến cái tởm đó thành liên kết thẩm mỹ hay không. Nếu không thành công thì nó là “tởm”, thực sự tởm. Không thể dùng một cách thưởng thức theo kiểu văn hóa mà cảm nhận nó được. Bởi cảm nhận nó theo cách đó, vô hình chung chúng ta lại khoác lại cho nó tấm áo màu mè mà nó vừa cố gắng thoát khỏi. Thế cho nên, khi anh đang cố phân tích trong tác phẩm rằng đâu là ngôn từ hóa, sân khấu hóa… (riêng từ tuyến tính hóa thì tôi chưa hiểu rõ nghĩa của từ này trong bối cảnh này) thì e rằng anh đang làm cho vấn đề phức tạp. Tất cả những cái đó (ngôn từ, sân khấu..) chỉ là phương tiện để biểu đạt, chia sẻ. Khi là một tác phẩm, nó phải vứt bỏ cái giá trị của phương tiện thì mới mong đạt đến giá trị được gọi là nhận thức thẩm mỹ. Giống như trước đây, anh đi bộ: xúc cảm thẩm mỹ của anh khi phong cảnh chuyển động dưới mắt anh là của người đi bộ. Khi anh trèo lên máy bay, xúc cảm của anh nhìn cũng phong cảnh ấy sẽ khác lúc đi bộ. Nhưng đấy không phải lí do để anh vật ngửa cái máy bay ra rằng, (chẳng phải) cái cảm xúc mà bạn vừa có là ở cái đống bù loong, đinh vít, dây dợ lằng nhằng đó ư.
Anh Mai, không phủ nhận những điều anh nói là đúng, và là một tình trạng của rất nhiều tác phẩm và của nghệ sỹ Việt Nam hiện nay. Nhưng liệu chúng ta có thể dừng lại một chút khi suy ngẫm rằng, những điều mà các nghệ sỹ ấy đang loay hoay, đang cố gắng vượt qua, đang bất lực, nhiều khi không phải do họ cố tình như thế. Có nghĩa là không phải do họ tìm cách để nổi tiếng, để gây sốc, để xúc phạm người xem? Nhiều khi (và rất nhiều khi), đó có khi lại chính là một ô cửa đầu tiên để dẫn đến điều gì (có thể là) hay ho sau này thì sao? Hãy nhìn xem họ đã được đào tạo những gì? Có điều gì dành cho họ, khi toàn bộ các không gian triển lãm ở Việt Nam, như chúng ta biết – đều chỉ dành cho dạng nghệ thuật có thể bán được? Đây không phải là tôi chỉ trích dạng nghệ thuật này – bởi quan điểm của tôi, tất cả đều có ý nghĩa của nó. Song đây là một sự thật. Sự thật của việc cơ hội thực hành của các nghệ sỹ trẻ – nhất là các nghệ sỹ trẻ độc lập quá ít ỏi, mà nếu không có cơ hội thực hành thì làm sao có cơ hội để đi đến cùng một điều gì đó. Vấn đề tôi muốn nói tới ở comment không phải là việc không nên chỉ trích một tác phẩm nào đó. Trái lại, tôi tin hoàn toàn trong sự chỉ trích – nhưng là một sự chỉ trích thấu tình đạt lý, chỉ trích vào đúng điều mà nghệ sỹ đang loay hoay, chỉ trích để mở ra các khả năng khác – chứ không phải chỉ trích để mà chỉ trích. Thật sự là kiểu chỉ trích đó chẳng dẫn đến điều gì hết. Còn về việc tuyến tính hay không tuyến tính – bởi anh đang chỉ trích tác phẩm sắp đặt ở chính cái khía cạnh lõi cốt của nó -đó là việc nó tạo ra một trải nghiệm tuyến tính cho người xem – khác với cái trải nghiệm phi tuyến tính của một người xem khi xem một bức tranh (xem một lần là thấy toàn bộ) – nên tôi có ý trình bày về điều đó. Có thể cách nói của tôi không rõ ràng làm anh nghĩ rằng tôi phức tạp hóa. Ví dụ anh đưa ra về việc chiếc máy bay cũng có phần đúng. Tuy nhiên, theo tôi, điều chưa ổn của ví dụ này nằm ở việc cả anh chàng đi bộ lẫn anh chàng trèo lên máy bay đều muốn nhìn phong cảnh. Nếu giả thử mục đích của anh chàng lên máy bay không còn là nhìn phong cảnh nữa thì sao? Mà chính là đống bù loong đinh vít thì sao? Comment này để trao đổi là chính. Tôi không có ý muốn thuyết phục ai đó một điều gì mà bản thân họ thấy chưa thích. Điểm cốt lõi trong bình luận đầu tiên của tôi chỉ là “nên tìm một cách phê bình có thể giúp được nghệ sỹ“. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của tôi. Mỗi người một ý khác nhau mới là thế giới, phải không anh. Tớ đồng ý với Huy về vấn đề phê bình phải đến nơi đến chốn, còn trỉ trích thì chả đến đâu hết. Thế nhưng, đây cũng là một sáng tạo đương đại song hành với nghệ thuật đương đại mà các nghệ sỹ ta đang sáng tạo: internet. Đó là một môi trường dân chủ rất mang tính thời đại. Nhờ có nó mà tôi, anh, chúng ta đều có quyền lên tiếng. Bất kể anh có thẩm quyền hay không có thẩm quyền, anh là nhà phê bình hay chỉ là một khán giả. Bởi vậy Như Huy đừng nên lo lắng quá về các họa sỹ nhà ta. Họ đang làm nghệ thuật trong môi trường như vậy và hơn ai hết họ phải hiểu cái bối cảnh mà họ ở trong đó. Nhọc công mà xây tháp ngà cho họ, mà có khi nhốt họ vào đó thì sẽ sớm chết yểu thôi. Mà đây là bài học thực tế; khá nhiều họa sỹ khi các nhà phê bình để mắt và nâng đỡ là lần lượt ngoẻo cả. Còn nếu họ thực sự tin và đủ mạnh thì có nói thế nào đi nữa cũng chỉ càng tăng tính phản lực để họ cất cánh. Nghệ sỹ thực sự không cần cái tí giả. Nhân anh nói về cái máy bay: nếu anh nói vậy thì tôi lại phải hi sinh cái xe đạp cà khổ của mình ra để cùng chơi trò bù loong đinh vít rồi. Bởi nghệ thuật là sự đối thoại, vẫn cần có một giới hạn là thỏa thuận một ngôn ngữ chung.
Đến khi các nhà mỹ thuật học nhận ra cái thờ ơ hời hợt của công chúng với nền mỹ thuật duong-dai viet-nam thì coi như mọi chanh lận bàn vuông không bao giờ là đủ hoặc gây tác động hai chiều ba chiều với nhận thức của đám đông thiếu khả năng tưởng tượng cảm thụ gì nhiều hơn con ruồi trên chóp mũi của họ, ngay cả với nghe-si-duong-dai-am-thanh-anh-sang-trinh-dien-hoi-hoa viet-nam. Rào cản đâu phải là lời, anh có thể kệ cm bọn phê bình, nhưng anh không thể kệ cm những người sẽ tiêu thụ/tiêu hóa những cái-mà-tạm-gọi-là nghệ thật ở một vùng mà ai cũng biết nghệ sĩ là cục trưởng cục phân cục. Em các bác cứ theo cụ K, phải tuyệt đối mỉa mai, mà rõ ràng mỉa mai cũng là một thái độ, chắc có lẽ khá hơn là không có lấy nổi một thái độ. ĐINH CÔNG ĐẠT Theo như một nghệ sỹ danh tiếng một chút ở diễn đàn này nói tốt nhất là nên vẽ sơn dầu( hoặc sơn mài) kiểu như các cụ Liên, Nghiêm, Sáng, Phái ngày xưa cho ló nành! Sáng tạo là theo đuôi hết Cứ như hồi Đông dương ngày xưa ló mới nà nghệ thuật PHẠM VĂN TRƯỜNG Em xin vào đây thỉnh giáo các bác… Trước tiên e phải nói rằng em đã đọc hết từng ấy cmt và từng ấy câu chữ. Cho em hỏi bác Mai 1 chút là: “dấu hiệu của sự chuyển hóa” ở đây bác nói đến là gì ạ??? Em trẻ người non dạ đang hy vọng vào một cộng đồng có thể nói chuyện với nhau qua INTERNET biết đâu lại mở mang thêm hiểu biết “Trái lại, tôi tin hoàn toàn trong sự chỉ trích – nhưng là một sự chỉ trích thấu tình đạt lý, chỉ trích vào đúng điều mà nghệ sỹ đang loay hoay, chỉ trích để mở ra các khả năng khác – chứ không phải chỉ trích để mà chỉ trích. Thật sự là kiểu chỉ trích đó chẳng dẫn đến điều gì hết. Còn về việc tuyến tính hay không tuyến tính – bởi anh đang chỉ trích tác phẩm sắp đặt ở chính cái khía cạnh lõi cốt của nó – đó là việc nó tạo ra một trải nghiệm tuyến tính cho người xem – khác với cái trải nghiệm phi tuyến tính của một người xem khi xem một bức tranh ( xem 1 lần là thấy toàn bộ) – nên tôi có ý trình bầy về điều đó. Có thể cách nói của tôi không rõ ràng làm anh nghĩ rằng tôi phức tạp hóa” Đoạn này của bác Huy nói đúng là những điều em băn khoăn… Em không hiểu tại sao bài trên SOI lại chỉ trích em mà em thấy viết các dữ liệu cũng sai. Nếu bác Mai đã giới thiệu trang SOI này cho Nora Taylor một nhà nghiên cứu hội họa và nghệ thuật Việt Nam thì cũng nên giới thiệu trang nào nó viết chu đáo, có chiều sâu về học thuật một chút… Chứ chê kiểu này nó không ra đâu vào đâu cả… (Cũng may tác phẩm này của em chẳng chủ ý là làm ra vì thị trường – tức là làm ra để bán) nên em cũng ko sợ chê… E sẽ học hỏi các bác trên cộng đồng Internet vậy…
BÙI HOÀI MAI Chào Trường Art, thứ nhất, tớ chưa được biết chủ của trang SOI là ai. Bởi vì điều đó không quan trọng. Thứ hai, tớ xem tác phẩm của Trường và cũng là một thói quen, tớ không đọc tiểu sử và nếu có thể dùng cách khác để nhận biết họa sỹ không qua tên thì hay quá. Kiểu như cái anh gì gì vẽ trên kính vỡ… Vấn đề ở đây tớ muốn nói đại loại: ở một chừng mực nào đó: nếu đọc một văn bản, tớ sẽ nhận xét, tư duy và bình luạn trên văn bản ấy. Cũng như vậy nếu xem một bức tranh, tớ sẽ cảm nhận đúng cái ngôn ngữ mà nó bộc lộ. Sau tất cả những cái đó, nếu một văn bản, một bức tranh gây ấn tượng: tác giả là người đứng sau, có thể tớ sẽ tìm tác giả: với điều kiện tác giả là một đối tượng độc lập cho tớ tìm hiểu (chưa chắc đã chơi với) để bổ sung nhận thức về tác phẩm. Theo quan điểm của tớ: khi người nghệ sỹ tạo ra tác phẩm, và khi anh ta nói: tôi đã hoàn thành và mang ra công chúng, thì tác phẩm đứng độc lập với nghệ sỹ, và nó bắt đầu có số phận riêng của nó. Nó càng độc lập bao nhiêu thì chứng tỏ sức sống của nó mạnh bấy nhiêu. Chính vì điều đó một nghệ sỹ có thể làm ra nhiều tác phẩm. Còn nếu đánh đồng tác phẩm với nghệ sỹ thì giỏi lắm có mỗi một. Cũng chính vì điều đó một tác giả đã chết nhưng tác phẩm của hắn ta vẫn tồn tại. Nếu ta đánh đồng đời sống nghệ sỹ với tác phẩm, thế phải chăng nghệ sỹ không còn thì tác phẩm cũng chết ư. Thêm một điều nữa, ai cũng có đời sống: và bi kịch thì ai cũng có. Nỗi khổ (cũng như hạnh phúc) là cái khó so sánh nhất. Cũng giống như hơi thở, chả ai thở hộ được ai. Thế nhưng không phải ai cũng thành nhà thơ. Hàng triệu người bước ra từ cuộc chiến những cũng không phải ai cũng viết một cuốn sách “Nỗi Buồn Chiến Tranh ” như Bảo Ninh. Tớ nghĩ (rất chủ quan) là Trường nên đứng sang một bên quan sát tác phẩm của mình, quan sát người khen, kẻ chê một cách khoái trá. Tớ tin chắc Trường sẽ nhận thấy nhiều điều thú vị. Tớ thì thấy thú vị, bởi khi tớ đưa ý kiến của SOI lên thực ra nó chỉ là cái cớ, và ngạc nhiên là có được một cuộc tranh luận khá nghiêm túc với nhiều người về một cuộc triển lãm, và cũng là cơ hội được bày tỏ, trao đổi quan điểm riêng. Theo tớ, đấy là thành công. Bởi biết bao cuộc triển lãm trôi qua vẫn rơi vào vô cảm. Mà chắc là Trường đồng ý với tớ: thà rằng yêu, thà rằng ghét. Nhưng vô cảm thì…cứt. Đừng thanh minh, đừng tạo hoàn cảnh cho tác phẩm. Hãy tiếp tục con đường của mình và cho mình. P/s: Nếu cậu biết trang nào bàn về Mỹ thuật khác trang SOI thi gửi cho tớ nhé. Còn Nora Taylor có cái đầu của cô ấy. Tớ làm gì có nhiệm vụ phải đãi cát tìm vàng cho cô ấy đâu. Có khi cái mình bảo là vàng thì nó lại bảo là… Thôi chả nói nữa. PHẠM VĂN TRƯỜNG Cảm ơn bác Mai rất nhiều về các cmt… Em thú thực là em không thanh minh gì hết. Chỉ viết ra các cảm xúc, và viết ra đôi chút suy nghĩ của mình thôi…( Đó là những cảm xúc nội tại mà em muốn viết ra – cái mà em viết về chính mình là đoạn em đã viết ra lâu rồi, còn cái đoạn viết về BOM thì đúng là mới viết thôi) Em cũng thấy thú vị đấy chứ ạ. Rất vui vì mọi người đã vào tranh luận sôi nổi ở đây… Bác Mai, có lẽ Facebook của bác đang hình thành những tranh luận về nghệ thuật đấy ạ… E ko biết diễn đàn nào đủ để giới thiệu cho các bác vào đâu. Ý kiến - Thảo luận
0:51
Tuesday,7.7.2015
Đăng bởi:
nguyên anh
0:51
Tuesday,7.7.2015
Đăng bởi:
nguyên anh
Học đuợc bao nhiêu điều
2:20
Sunday,26.9.2010
Đăng bởi:
thằng cuội
các bác ní nuận nhà ta nói hay lắm nhưng làm thì dở ẹc
...xem tiếp
2:20
Sunday,26.9.2010
Đăng bởi:
thằng cuội
các bác ní nuận nhà ta nói hay lắm nhưng làm thì dở ẹc
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp