Nhiếp ảnh

ON READING – Chụp lén dân mọt sách hay chụp sự quyến rũ muôn đời 13. 12. 11 - 7:18 am

Pha Lê st - Ngọc Trà dịch

 

.

Artdaily vừa đưa tin, nhà văn chuyên viết truyện thiếu nhi tên Kem Sawyer đã phát hiện được tấm hình chân dung của cô (lúc đó 9 tuổi) do nhiếp ảnh gia André Kertesz chụp. Kem cho biết, người bạn thân của cô từng nghi ngờ rằng một tấm hình trong series ảnh On Reading (Bàn về việc đọc) là hình chụp Kem lúc bé, nhưng cô vẫn bán tín bán nghi; và bây giờ cô mới tận mắt thấy được tấm hình này tại buổi triễn lãm On Reading tại Bảo tàng Academy Art ở Easton, bang Maryland, Mỹ.

Kem Sawyer đứng trước tấm hình do André Kertész chụp; trong ảnh, cô đang đọc sách tại cửa hàng bán quần áo trẻ em của mẹ vào năm 1962, lúc đó cô 9 tuổi. Tìm mãi không thấy tấm Kem Swayer đọc sách này đâu cả, bạn nào kiếm được tác phẩm trên thì bổ sung cho SOI nhé; để xem bé Kem Sawyer đọc sách ra làm sao mà lớn lên thành nhà văn hẳn hoi.

 

André Kertész (1894-1985) – một trong những nhiếp ảnh gia có ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20 – nhân chuyện Kem Sawyer tìm thấy hình ông chụp cảnh mình đang đọc sách, đã xin giới thiệu thêm về series On Reading của ông.

André chụp (lén) On Reading từ năm 1915 đến năm1980, địa điểm chụp thì vô vàn, từ những nơi ông từng sống, đi thăm quan, hoặc làm việc (bao gồm Argentia, Pháp, Hungary, Anh, Mỹ…); các bức ảnh của Kertész đề cao sức mạnh và niềm vui của việc đọc. Bất cứ ai cũng có thể hiểu được sự thích thú của việc mở một quyển sách ra; hay việc đọc những dòng đầu tiên của một cuốn tiểu thuyết, và bị những dòng này dẫn mình đi lạc vào một thế giới tưởng tượng, song song với thế giới thật.

Kertész bị sự hấp dẫn của vịệc đọc hút hồn (nó vừa rất đại chúng, ai trên thế giới này cũng có thể hiểu được, vừa mang tính riêng tư). Trong suốt sự nghiệp của mình, Kertész đã chụp các độc giả từ mọi lứa tuổi, tại nhiều địa điểm khác nhau (trên mái nhà, trên ban công, trong công viên, trên những khu phố đông đúc, tại ga tàu, trong thư viện) và làm thành một nghiên cứu rất thơ về hành vi đọc. Các bức ảnh thuộc đủ mọi thể loại; từ trừu tượng trong bố cục, đến những quan sát vui vẻ, hài hước – đây cũng là một phong cách đặc trưng của Kertész (ông từng được giới thiệu sơ qua bài này).

Một số bức ảnh cũng đề cao vật thể ‘cuốn sách’ (thay vì chỉ về đọc sách) qua các bức tranh vẽ, các bức ảnh chụp tĩnh vật, chụp tủ sách và nội thất bên trong các thư viện. Dù Kertész miệt mài với các dự án khác cho đến khi ông qua đời vào năm 1985; series On Reading là một niềm vui, không ngừng hấp dẫn André (nên ông luôn tranh thủ chụp lén các đối tượng đọc sách mà ông bắt gặp được). Ngay vào thời đại của công nghệ số – một thời đại có thể khiến những trang sách in trở nên lỗi thời, On Reading là lời nhắc nhở đúng lúc và hài hước về tầm quan trọng của sách, cũng như của văn hóa đọc. Triển lãm này sẽ kéo dài đến 15. 1. 2012.

Một phụ nữ đọc sách trong hậu trường (cô này là diễn viên chăng?), Paris, 1926

Một cô bé (trong trang phục tiên nữ) cắm cúi đọc sách, New York, 1938.

Một cậu bé vừa ăn kem vừa ngồi trên đống báo để đọc mấy tờ truyện tranh, New York, 1944.

Đọc sách trên xe điện, 1968 (hình như là ở Nhật?).

Một cậu bé đang ngước nhìn sạp báo, New York, 1950.

Một ông vừa đi bộ vừa đọc sách, Buenos Aires, 1962.

Tại thư viện Academie Francaise, Paris, một anh vừa đứng trên thang vừa đọc sách, 1929.

Một anh đọc báo trong tiệm bán đồ cổ, bên trái là tượng của một ông đọc báo trong lúc câu cá, New York, 1969.

Một cô vừa phơi nắng vừa đọc sách trên ban công, 1964.

Đĩa lê và bức tranh vẽ một cô gái đọc sách dưới bóng cây, New York, 1951.

Ý kiến - Thảo luận

13:52 Tuesday,13.12.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Sê-ri này có thêm 1 vài bức ảnh "mọt sách" đời @ cầm sách điện tử IPad hay Kindle chúi mũi trong "công trình phụ" hay sân ga Hàng CỎ hoặc phòng chờ sân bay Nội Bài thì trọn vẹn quá, vì văn hóa đọc bây chừ chuyển sang e-book vẫn là văn hóa đọc mờ, chị Pha-Lê nhỉ.

Cám ơn chị ạ.
...xem tiếp
13:52 Tuesday,13.12.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Sê-ri này có thêm 1 vài bức ảnh "mọt sách" đời @ cầm sách điện tử IPad hay Kindle chúi mũi trong "công trình phụ" hay sân ga Hàng CỎ hoặc phòng chờ sân bay Nội Bài thì trọn vẹn quá, vì văn hóa đọc bây chừ chuyển sang e-book vẫn là văn hóa đọc mờ, chị Pha-Lê nhỉ.

Cám ơn chị ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả