Bàn luận

Con Mot Sach gửi Phạm Quốc Trung: Chẳng lẽ chúng tôi bị điên cả sao? 25. 03. 12 - 8:00 am

Con Mot Sach

SOI: Đây là cmt của conmotsach cho bài Nói lại với nghiencuumythuat: Có nên ngậm miệng để nhìn sâu hại canh?. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ trao đổi. Tên bài do Soi đặt.

.

 

Tôi rất bận, chỉ dám đọc thôi chứ ít comment trên SOI, đọc bài anh Phạm Quốc Trung viết tôi thấy hết sức tự ái trước lời lẽ ngạo mạn của anh Phạm Quốc Trung nên tôi dành 30 phút để có đôi lời thưa với anh Trung.

Tôi làm sáng tác, nhưng cũng hay viết, đọc cũng là sở thích của tôi, tôi có rất nhiều cuốn tạp chí về mỹ thuật kể cả trong nước và thế giới xuất bản cùng các tờ báo, tạp chí khác trong tay. Tôi cũng có thường xuyên cuốn Nghiên cứu Mỹ thuật, trước đây thì phải mua, nhưng bây giờ tôi được tặng, chắc được tặng vì thời gian gần đây tôi có cộng tác với tờ này. Tôi cộng tác bởi lý do:
1. tính nghiêm túc trong cách làm việc.
2. tờ báo này có thể in dài mà các báo khác không in được.
3. nhuận bút của tờ này cũng không bèo bọt lắm.

Tôi cũng không lạ gì anh Phạm Quốc Trung (không biết có phải là anh Phạm Trung ở Viện và là thành viên BBT tờ Nghiên cứu Mỹ thuật hay không). Nếu quả thực đó là anh Phạm Trung thì tôi có đôi lời xin hỏi anh:

1.
Trong bài viết anh Trung có đoạn “Đúng là Nội/ Đặc san, nhà nước không cho bán. Nhưng vài năm trước đây có bán một ít ra ngoài, những người bỏ tiền ra mua thì mới là những người có nhu cầu tìm hiểu, học hỏi thực sự. Lượng người mua ít thôi, nhưng cũng đáng trân trọng họ. Dù biết đâu, mua xong họ thấy dại. hihi.

Tôi không thấy dại cho dù phải bỏ tiền mua, tuy chất lượng của nó kém xa bây giờ, nhưng ít nhất các số tôi đã có trong tay hôm nay là chứng cớ để tôi nói chuyện với anh.

2.
Anh Trung có đoạn viết:
Chính tôi đã nói nhiều lần trước đây và bây giờ cũng vậy, là chất lượng các bài viết đã từng được đăng trong Nội san quá yếu, nếu tôi có thẩm quyền thì có đến 2/3 (2 phần 3) các bài trong mỗi số Nội san là không in được, yếu cả từ văn phạm cho đến phương pháp nghiên cứu, kiến thức thiếu hụt chắp vá… Thậm chí hiện nay, còn tệ hại hơn khi xuất hiện cả những bài đầy lỗi đạo văn, ngụy tạo, gian dối, mê sảng trong các số gần đây.

Rất nhiều người nhà nghiên cứu, cộng tác viên có uy tín trong nước đến dự Lễ kỷ niệm 10 năm tại trường Đại học Mỹ thuật VN, vậy theo suy nghĩ của anh những người đó (gồm cả tôi) bị điên hay sao mà tham dự một tờ báo kém chất lượng như anh nói? Anh đã quá coi thường chúng tôi về trình độ nhận biết hay dở của nội dung một tờ báo.

Phần tọa đàm sau phần lễ kỷ niệm 10 năm Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật ra đời

3.
Còn một câu cuối cùng tôi thưa anh Trung:
… thực hiện đã vô trách nhiệm, làm tốn bao tiền thuế của dân và làm xấu uy tín học thuật của Trường Mỹ thuật và Viện?…” (anh Trung đã viết)

Nhân điều anh Trung nói tôi xin hỏi anh: Năm 2005 Trường Đại học Mỹ thuật (lúc đó còn là Mỹ thuật Hà Nội) có in cuốn Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại (Nguyễn Lương Tiểu Bạch chủ biên và Bùi Như Hương – Phạm Trung – Nguyên Văn Chiến là tác giả), anh Phạm Trung cũng là tác giả, sách in khá dày in hoành tráng, có lần tôi hỏi mua anh Phạm Trung cũng không bán, mà cũng chẳng được tặng. Vậy, sách đó Viện Mỹ thuật in để làm gì? Vậy có phải sách đó in bằng “tiền chùa” hay không? Sao in xong lại không bán và cũng không tặng? Hay bán ra lại để người mua thấy “dại” như anh nghĩ nên ỉm đi không phát hành, vậy theo lập luận của anh đó có phải là lãng phí hay không?. Và điều đáng bàn hơn là nếu phát hành ra “lại có sâu” nên phải ỉm đi, hay có sự “khuất tất” nào đó mà không phát hành?, hay phát hành ra sẽ “làm xấu uy tín học thuật của Trường Mỹ thuật và Viện”?

Tôi chỉ xin ngắn gọn vậy thôi, nếu bàn về học thuật thì dịp khác tôi sẽ tiếp chuyện với anh Trung.

 

*

Bài liên quan:

– 9g sáng 15. 3: Kỷ niệm 10 năm của một đặc san “du kích”
– Một đặc san quá “luxury” của trường mình, viện mình?
– Phía sau đặc san “luxury”: khi nào mới thôi “du kích”?

– Nói lại với nghiencuumythuat: Có nên ngậm miệng để nhìn sâu hại canh?

– Con Mot Sach gửi Phạm Quốc Trung: Chẳng lẽ chúng tôi bị điên cả sao?

– Gửi Con Mot Sach nhân cuộc chiến giữa cá nhân và tập thể

– Chỉ cần một trang web nhỏ thôi…

– Vài ý kiến vụn đóng góp cùng cộng đồng Soi

 

 

Ý kiến - Thảo luận

11:43 Friday,30.3.2012 Đăng bởi:  PHẠM QUỐC TRUNG
Vài ý kiến vụn đóng góp cùng cộng đồng Soi:
1.Sáng tạo là quyền của mỗi người, tùy theo sở thích và khả năng cá nhân. Có người có thể có năng lực làm nhiều việc và đều đạt kết quả tốt. Nghệ sĩ có thể đồng thời sáng tác và nghiên cứu nếu nhu cầu cá nhân đòi hỏi. Nhà nghiên cứu cũng vậy. Tuy nhiên, trong phạm vi sở thích cá nhân thì hoàn toàn tự do về
...xem tiếp
11:43 Friday,30.3.2012 Đăng bởi:  PHẠM QUỐC TRUNG
Vài ý kiến vụn đóng góp cùng cộng đồng Soi:
1.Sáng tạo là quyền của mỗi người, tùy theo sở thích và khả năng cá nhân. Có người có thể có năng lực làm nhiều việc và đều đạt kết quả tốt. Nghệ sĩ có thể đồng thời sáng tác và nghiên cứu nếu nhu cầu cá nhân đòi hỏi. Nhà nghiên cứu cũng vậy. Tuy nhiên, trong phạm vi sở thích cá nhân thì hoàn toàn tự do về thời gian, tiền bạc lẫn chất lượng công việc riêng, còn thực hiện trên danh nghĩa công việc liên quan đến lợi ích, nguyên tắc khoa học của tập thể, tổ chức thì rất cần đảm bảo chất lượng tốt những (hợp đồng, nhiệm vụ…) đã giao ước với cộng đồng.
2. Hoa Lê bảo Soi yêu tôi. Chưa được hưởng sự sung sướng thì Zông bão đã nổi lên tứ phía. Hihi. Tuy nhiên, theo tôi biết thì hình như Soi có nhiều người, cả Nam lẫn Nữ. Nữ mà yêu thì …tôi cũng có kinh nghiệm đôi chút (ngày xưa), chứ còn Nam yêu thì…thực sự tôi chưa có kinh nghiệm. Nghe nói admin của Soi vạm vỡ như chị Siu, còn anh Tịch ru thì cường tráng như Phạm Văn Mách. Hồi hộp ghê gớm. Chắc chắn phải học hỏi, cố gắng nhiều Hoa Lê ạ.
Ở VN hiện nay, có 5 ấn phẩm liên quan nhiều đến mỹ thuật là tạp chí của Hội MTVN, của Cục mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm (mọi người quen gọi là tờ Mỹ Nhiếp); đặc san của trường ĐHMTVN, nội san của trường ĐHMT Tp. HCM, của trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp (ít xuất hiện). Ngoài ra, còn có tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật cũng đăng một ít lượng bài có tính chất nghiên cứu về mỹ thuật. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái chung về chất lượng bài vở là dễ nhận thấy (mọi người kiểm chứng sẽ rõ), một số tạp chí cũng có trang web nhưng không tạo được bộ mặt riêng so với báo in. Dù nếu không yêu Soi cũng phải thừa nhận là trong hoàn cảnh đó, thì Soi nổi lên như một kênh thông tin mỹ thuật đa chiều (có vẻ dân chủ?), gần đạt tới xu hướng báo ngày? của dân làm mỹ thuật, tạo được sự lôi cuốn nhờ nhiều tin triển lãm cập nhật, nóng sốt. Có nhiều bài dịch vui, bổ ích, nhiều bài viết bình luận triển lãm khá tinh tế…lượng thông tin nhanh nhạy, nhiều, phong phú Tây- Ta- kim- cổ… và không khí thảo luận khen- chê ( tất nhiên nhiều khi cũng inh ỏi, ồn ào) đang dần làm nên thương hiệu Soi. Dĩ nhiên, tôi vẫn mong diễn đàn Soi lớn hơn, nhiều bài dịch, bài viết hay và có tính học thuật “hạng nặng” hơn nữa nhưng hiện nay thì Soi đã là nơi cập nhật nhanh nhất các thông tin triển lãm mỹ thuật so với các “tờ” chính thống. Do đó, Soi đang dần trở thành địa điểm có uy tín, lôi cuốn sự tìm đọc của công chúng so với các “tờ”, các web có đề cập đến mỹ thuật ra đời trước đó. Các trang mạng cá nhân của họa sĩ Như Huy, của nhà báo Nguyên Hưng (trước đây), Idesign cũng là nơi có nhiều bài viết, dịch có thông tin thu hút được người đọc. Mấy địa chỉ trên có khả năng lôi cuốn người đọc về mỹ thuật thì lại là nỗ lực của các “tư nhân” . hi hi
3. Một vài người nhìn nhận sự bày tỏ ý kiến thẳng thắn, trực tiếp, công khai (không thèm rỉ tai, xì đểu, dựng chuyện sau lưng) về một vài hành động lệch lạc, sai trái trong công việc, khoa học, (dù chưa đụng đến những việc tày đình…kiếm ghế, tranh lợi, âm mưu nọ kia) đã là “ đấu đá”. Người góp ý kiến thì được chụp cho cái mũ là “ham đấu đá”, làm như những người khoanh tay, dửng dưng đứng ngoài, dạy bảo người có ý kiến mới là tử tế, cao đạo. Theo tôi, nếu không biết , không nghe, không thấy những thông tin về hành động sai trái, tiêu cực ở đâu đó thì hẳn nhiên là không thể có ý kiến, ý cò gì. Biết sai trái khuất tất mà a dua, tòng phạm thì là rõ chuyện sai rồi. Còn có thái độ im lặng, “ngậm miệng cho…lành”, vì nhu nhược, yếu đuối, muốn an thân, cam phận làm con trai, con hến rúc bùn chưa thể tiến hóa thành “cây sậy biết suy nghĩ…”cũng là đáng thương. Nhưng đáng trách nhất là thái độ Ngụy quân tử, thấy sai, thấy giả dối, khuất tất mà Vô cảm dửng dưng, không dám thể hiện hành động gì nhưng lại lớn giọng dạy dỗ, quy chụp người khác dám có ý kiến. Đóng vai cao đạo, vô cảm, dung túng cái xấu, để cái sai có cơ hội hoành hành thì nào danh giá hơn gì. Có lẽ cần gọi đúng bản chất thái độ Ngụy quân tử đó là vô liêm sỉ. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh từng nói “…một tác phẩm viết ra mà chiều được lòng tất cả mọi người thì là vụ lợi…”. Quan thiết hơn cả là đời sống, nếu một con người mà khéo léo che chắn, đi dây, giả lả với tất cả hạng người để thu hết lợi về mình, thì phải xem lại nhân cách cơ hội,trục lợi đó.
Chính sự Vô cảm tràn lan trong mỗi chúng ta đã làm cho bao cái ác, cái xấu thực dụng đang được dịp nhâng nhâng, trơ tráo tồn tại công khai tràn lan hiện nay, dần làm xói mòn đi niềm tin vào tính thiện và lòng nhân bản của mọi tầng lớp xã hội. Xin dẫn đường link http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201203/Xa-hoi-quay-cuong-theo-tien-ai-kiem-duoc-la-anh-hung-2140899/ cho những ai quan tâm. Trong bài báo có đoạn: “…Thấy người nào làm bậy thì mình mặc kệ người ta, cái mà người ta gọi là sự vô cảm ấy bắt nguồn từ sự hạ thấp các chuẩn mực. Và không cảm thấy rằng người khác hư hỏng rồi sẽ ảnh hưởng đến nhà mình, rồi sẽ ảnh hưởng đến con cái mình….”
4. Không thực sự có nhiều thời gian để cmt trên Soi, đã dừng nhưng vì chợt đọc thấy một bài báo, có vài thông tin thú vị , bắt bệnh đúng về thực trạng và các đường đi ngoắt nghéo của những công trình, đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ ở VN, do đó muốn khoe ngay với các bạn của Soi. Mặc dù, bài báo nói về hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, nhưng yêu cầu về cách thức tiến hành, quản lý, và chuẩn mực khoa học cần có của một tiểu luận nghiên cứu, một đề tài, dự án… thì dường như rất giống với lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn (trong đó có nghiên cứu mỹ thuật). “Đồng bệnh tương lân” tôi tin rằng có nhiều bạn làm nghiên cứu khoa học xã hội cũng như sinh viên, giảng viên, nghiên cứu mỹ thuật thường đọc Soi. Do đó, xin đọc bài viết và chỉ cần các nhà đã/định/sẽ/tưởng/ làm nghiên cứu KHXH và nghiên cứu mỹ thuật quan tâm hơn đến những chuẩn mực khoa học tất yếu phải có của những “công trình nghiên cứu” sắp triển khai. Đồng thời, định danh và khu trú, vạch rõ hơn bản chất của những cá nhân, hiện tượng ký sinh, tầm gửi trong hoạt động khoa học, gian dối, “diễn” khoa học…để mà tránh xa phòng trừ.
Xin mời các bạn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=5008
Zận trong chăn nhiều hè (hi, ECYK)
Bên Ni đồng ngó bên Tê đồng thấy mênh mông bát ngát,
Bên Tê đồng ngó bên Ni đồng thấy bát ngát mênh mông.
Chui cha, bên Ni bên Tê đều rứa cả.
Ngạc nhiên chưa. 
16:02 Monday,26.3.2012 Đăng bởi:  thegioimoi
Thật đau lòng khi đọc những bài viết liên quan đến Trường và Viện Mỹ thuật. Chẳng thấy điều gì tốt đẹp cả. Chưa thấy ai trong trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam dũng cảm phản đối lại cách làm việc như anh Phạm Quốc Trung, đây là cán bộ đầu tiên dám làm như vậy. Nhưng cũng đau lòng thay có nhân viên dũng cảm như anh Phạm Quốc Trung. Nhiều người đọc những
...xem tiếp
16:02 Monday,26.3.2012 Đăng bởi:  thegioimoi
Thật đau lòng khi đọc những bài viết liên quan đến Trường và Viện Mỹ thuật. Chẳng thấy điều gì tốt đẹp cả. Chưa thấy ai trong trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam dũng cảm phản đối lại cách làm việc như anh Phạm Quốc Trung, đây là cán bộ đầu tiên dám làm như vậy. Nhưng cũng đau lòng thay có nhân viên dũng cảm như anh Phạm Quốc Trung. Nhiều người đọc những bài viết này đều hỏi nhau và tìm hiểu hơn về tờ NCMT để xem hiệu quả làm việc cuối cùng mà anh Trung nói ra sao. Chất lượng, hình thức tôi không nói đến, nhưng tại sao tờ này "du kích" mà khá nhiều người có trong tay mà anh Trung lại không biết mà cứ thắc mắc. Điều này chỉ có nội bộ Trường biết thôi tôi cũng không bàn ở đây vì tôi cũng chẳng hiểu gì nội bộ của họ cả. Điều đáng bàn ở đây là Nhân cách của chúng ta, tất nhiên đều là nghệ sĩ. Có người hỏi thời gian qua Trường làm được những việc gì, Viện Mỹ thuật làm được gì điều này có người biết và có người cũng chẳng biết. anh Phạm Quốc Trung dạo này làm được những gì (có người hỏi như vậy) tôi chỉ biết rằng anh rất chịu khó tham gia SOI còn lại tôi không biết, người khác nói với tôi rằng: anh Trung cũng làm việc đấy chứ trước đây cũng viết lách nhưng bây giờ thì ít chắc tham gia đấu đá nhiều quá. Nếu nói vậy cũng thiệt thòi cho anh Trung, nếu dành tâm vào đấu đá thì anh phải bỏ việc khác, cũng cần kiếm cơm cho gia đình chứ, nhưng anh đã hy sinh việc đó để đòi “công bằng” Cảm ơn SOI, cảm ơn anh Trung, cảm ơn các comment đã cho tôi hiểu thêm rất nhiều về Trường và về các anh. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Bàn về gái đẹp

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả