Ở Đâu - Làm Gì

17. 12: “ĐÀN BÒ MỘT CON” của Nguyễn Thế Dzung 16. 12. 11 - 7:41 am

Lê Võ Tuân - Thông tin từ Cactus Contemporary Art Gallery

 

.

 

ĐÀN BÒ MỘT CON
Triển lãm của họa sĩ Nguyễn Thế Dzung

Khai mạc: 17h30 đến 22h vào thứ Bảy, 17. 12. 2011
Từ 17. 12 đến 31. 12. 2011
Cactus ContemporaryArt Gallery (SOI: hoan hô Cactus Gallery đã có phiên bản tiếng Việt cho trang web!)
3/13 Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Q.2, Tp.HCM

Triển lãm sẽ được tổ chức lúc 17h30 đến 22h vào thứ Bảy, 17. 12. 2011.
Các tác phẩm sẽ được trưng bày tại Cactus ContemporaryArt Gallery đến thứ Bảy, 31. 12. 2011 và bạn có thể xem hàng ngày tại Cactus Contemporary Art Gallery từ 9h – 20h.

 

 

SỰ BÓNG BẨY CỦA HÌNH DONG

Cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên của Nguyễn Thế Dzung tại Cactus Contemporary Art Gallery có lẽ là một cuộc triển lãm của những câu chuyện phi lý và hợp lý, những câu chuyện trong một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những tác phẩm của Nguyễn Thế Dzung mang đến trong cuộc triển lãm này cho thấy một góc nhìn, và dấu ấn của tác giả. Những tác phẩm trong triển lãm thể hiện cái nhìn xâu chuỗi, có sự liên kết. Một sự bóng bẩy của những hình dong, nơi của những ai thích làm dáng, nơi của những câu chuyện lơ là…

Quả thật, những điệu bộ “chung” ấy trong từng tác phẩm đã toát lên vẻ hài hước vốn có trong cuộc sống. Nguyễn Thế Dzung khơi dậy cái cười ngậm ngùi của cuộc sống đương thời, toát lên bề mặt tranh phẳng lì một lớp “bóng”, cái hào nhoáng sôi nổi. Những dáng người đầu Bò, hay khi Bò lạc vào thành phố… ở đâu cũng vậy, những nhân vật ấy đều tỏ ra cái điệu bộ ngây thơ, như muốn khoe với người xem  những dáng đứng “đẹp”. Những nhân vật ấy thỉnh thoảng xúm lại với nhau như là ghi hình kỷ niệm, và đôi khi thách thức… Những thái độ đó không hề thiên cưỡng, nó như là một nhu cầu của cuộc sống trong không gian tác phẩm.

Đến sau, 162,1 x 103,3cm, sơn dầu, 2011

 

Đứng trước những tác phẩm của Nguyễn Thế Dzung, người xem đôi khi sẽ bật cười, đôi khi sẽ khó chịu với những thái độ “tự đắc” của những nhân vật, thái độ mà đôi khi làm cho không gian tác phẩm trở nên ngột ngạt. Những nhân vật hiện ra đó, không gian hiện ra đó, theo tôi là lẽ thường trong cuộc sống. Nguyễn Thế Dzung đã chọn một góc nhìn, bằng cái cảm nhận ghi lại, châm biếm chân thực. Châm biếm cái thực tại diễn ra, không thêm thắt, không bịa chuyện… cứ thế Nguyễn Thế Dzung đã mang đến cho người xem nhiều suy nghĩ và cảm giác khác biệt nhau.  Tranh của Nguyễn Thế Dzung khá lặng lẽ, bình yên, nhưng lại khá chật vật bởi những thái độ sống của từng nhân vật trong tác phẩm. có lẽ vì thế mà Dzung lại dành nhiều thời gian trau chuốt cho tác phẩm cũng như những nhân vật trong tác phẩm. Và, cũng có lẽ vì thế mà tôi thấy thái độ khá lặng lẽ của Dzung sau những tác phẩm của mình, lặng lẽ nhưng không lẫn khất.

Trong bối cảnh cuộc sống có nhiều điều hợp lý và bất hợp lý, trộn lẫn và xáo xào, nên rất cần có những thái độ như Nguyễn Thế Dzung là một ví dụ. Với những dáng người điệu bộ và bảnh bao, hay những con Bò biến hóa vào không gian sống của con người, cho dù nó là một linh vật hay những biến đổi bằng cách “biếm họa” hợp lý… thì những hình dong ấy cũng không thể lẫn vào đâu được. Hài hước, lãng mạn, bong đùa… Tôi thấy “Sự bóng bẩy của hình dong” là cụm từ hợp lý nhất, ấn tượng đầu tiên khi xem loạt tác phẩm này.

 

Lê Võ Tuân

 

 

*

Bài liên quan:

– 17. 12: “ĐÀN BÒ MỘT CON” của Nguyễn Thế Dzung
– Khai mạc “Đàn bò một con”

– Đàn bò một con

Ý kiến - Thảo luận

14:03 Friday,16.12.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Bạn Tuân khi nói về tranh của bạn Dung thì dùng từ "công nghiệp hoá, hiện đại hoá", nhưng tớ cảm nhận từ chuẩn hơn cho tranh của Dung có lẽ là "đô thị hoá".
...xem tiếp
14:03 Friday,16.12.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Bạn Tuân khi nói về tranh của bạn Dung thì dùng từ "công nghiệp hoá, hiện đại hoá", nhưng tớ cảm nhận từ chuẩn hơn cho tranh của Dung có lẽ là "đô thị hoá". 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả