Tin kiến trúc: Vài tranh cãi nảy lửa quanh những công trình lớn
05. 03. 12 - 7:56 am
Hữu Khoa và Soi dịch
COLOGNE – Quang cảnh bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo mới đang xây dựng ở Cologne, Đức. Đây là một dự án do tổ chức Hồi giáo gốc Thổ DITIB phát động và tuyển chọn. Đề án thắng cuộc thuộc về kiến trúc sư Paul Boehm – người từng làm hai nhà thờ cho thành phố Cologne. Tuy nhiên, dự án làm nhà thờ vấp phải sự phản ứng của 80% dân chúng, mặc cho các đảng phái chính tại đây đều đồng ý. Mối lo chủ yếu của người dân là Cologne đã có gần 10% dân số là người theo đạo Hồi, lại sẵn là tổng hành dinh của DITIB (tổ chức Hồi giáo quan trọng nhất ở Đức), nay thêm nhà thờ thuộc hàng lớn nhất thế giới, rất có khả năng thành phố này sẽ trở thành một thủ đô Hồi giáo của Đức. Ảnh do Oliver Berg chụp hôm 2. 2. 2012.
Trong ảnh: mô hình nhà thờ Hồi giáo tại Cologne sau khi xây dựng xong. Với diện tích 20.000 mét vuông, một mái vòm cao 35m, hai ngọn tháp cao 55m, và một nhà nguyện có thể chứa 2.000 người, các văn phòng, một tiệm cà phê, và cả một tiệm gội đầu…, nhiều người dân Cologne mong chính quyền cho giảm bớt quy mô công trình lại, lo ngại một sự “Hồi hóa” tại Đức. Nhiều người còn lo nhà thờ này sẽ làm cho những người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại đây co cụm hơn, trẻ con gốc Thổ sẽ lười nói tiếng Đức hơn, đến trường học sẽ dốt hơn, khi lớn sẽ khó tìm việc làm hơn… Lo xa thế!
LEIPZIG – Chiếc đèn bàn Chiara làm năm 1964 của nhà thiết kế người Ý Mario Bellini trong triển lãm “Từ Art Nouveau đến ngày nay” diễn ra tại bảo tàng Grassi chuyên về Nghệ thuật Ứng dụng ở Leipzig, Đức. Hơn 1.500 hiện vật trưng bày trên diện tích hơn 1.200m vuông, cho thấy sự phát triển của nghệ thuật ứng dụng và thiết kế nội thất, từ cuối thế kỷ 19 đến tận ngày nay. Triển lãm có cả những thứ từng trưng bày tại Triển lãm Thế giới hồi 1900 tại Paris, cũng như những món trong bộ sưu tập Bạc về chủ đề Art Nouveau. Ảnh này do Jens Meyer chụp hôm 1. 3. 2012 nhưng triển lãm đến 4. 3 mới bắt đầu.
HELIGOLAND – Du khách đi ngang cái gọi là “lều tôm hùm” (lobster booth) ở cảng Heligoland, Đức, là những căn nhà nhỏ bên trong có các gallery, cửa hiệu, quán nước trong một vùng nên thơ, hiếu khách. Vào này 1. 3. 2012 vừa qua, hòn đảo này đã kỷ niệm 60 năm thoát khỏi ách thống trị của Anh. Ảnh: Christian Charisius
Đây, mời các bạn xem thêm một ảnh nữa, các “lobster booth” dễ thương, làm cả một vùng cảng trở nên vui mắt. Nghe nói ngày trước là dãy lều của dân chài.
MEXICO CITY – Tượng đài Tháp Ánh sáng (Pillar of Light) rực sáng trong trời tối. Ảnh chụp tại Mexico City, Mexico, hôm 27. 2. 2012. Tượng đài kỷ niệm độc lập này đã bị đem ra tranh cãi rất căng vì mục đích ban đầu là cho lễ kỷ niệm 200 năm nước Mexico, diễn ra hồi 2010, nhưng cuối cùng trễ hẳn một năm rưỡi (khai trương hồi tháng 1. 2012) và vượt ngân sách quá nhiều. Kiến trúc sư gốc của công trình là Cesar Perez Becerril đã bị cáo buộc tội tham nhũng. Ông than ý định ban đầu của ông bị phá hỏng vì sau khi thay ông, người ta cũng thay đổi thiết kế của ông. Ảnh: Dario Lopez-Mills
Các quan chức lý giải việc bội chi ngân sách của Tháp Ánh sáng thành gấp ba là do phải thay đổi thiết kế để chống động đất. Vả lại, họ nói, tượng đài đẹp lắm, đẹp vô cùng, 50 năm sau, 100 năm sau, 200 năm sau người ta vẫn còn phải trầm trồ. Tuy nhiên, nhiều người Mexico tiếc số tiền 79 triệu USD. Họ nói ban đêm tháp nhìn còn đẹp, nhưng ban ngày thì rất tầm thường, như một cái bánh xốp khổng lồ, đứng lêu nghêu giữa thành phố, rất xứng đáng là biểu tượng cho một nền tham nhũng.
JINHUA – Trong một bức ảnh không ghi ngày tháng này của Quỹ Hyatt, ta thấy mặt ngoài của Ceramic House (Nhà Sứ), tác phẩm của kiến trúc sư Wang Shu, tại Kim Hoa, Trung Quốc. Shu, với những tòa nhà vừa uy nghi vừa quan tâm đến môi trường xung quanh, vừa nhận giải thưởng kiến trúc Pritzker 2012 hôm 27. 2. 2012.
Wang Shu là kiến trúc sư Trung Quốc đầu tiên nhận giải kiến trúc Pritzker. Ông có một công trình rất nổi tiếng là Bảo tàng Lịch sử Ninh Ba. Nhìn sơ qua, người ta dễ nghĩ rằng đây là một công trình đã 300 năm tuổi, bị thời gian, khí hậu bào mòn…
Mặt tiền được Wang Shu phủ gạch như vảy con tatu, với hơn 20 loại gạch, ngói đỏ, xám khác nhau, nhặt từ những căn nhà cũ của nông dân trong vùng, với kỹ thuật lát tường lấy từ kinh nghiệm trong vùng làm tường chống bão. Những cửa cổ hình chữ nhật vừa nhỏ, vừa không đều, nằm rải rác khắp các mặt tường như vô tình rắc ra, khiến bên ngoài không thể nhìn được bên trong có gì. Trông toàn thể có gì đó hơi giống các kim tự tháp của các pharaoh.
Hình dáng của Bảo tàng Lịch sử Ninh Ba cũng vậy, như nhô ra từ những rặng núi gần đó. Wang Shu vẫn thích cách làm nhà cổ: phản chiếu được thiên nhiên bao quanh, thay vì đối chọi, nổi bật lên trên khung cảnh. “Trong truyền thống Trung Hoa, mỗi khi thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, người dân lại có khuynh hướng tái tạo thiên nhiên ấy trong những hình dáng nhân tạo, để thỏa mãn ước mong của họ được sống gần hơn với thiên nhiên,” Wang Shu nói.
Bên trong Bảo tàng Lịch sử Ninh Ba. Kiến trúc của Wang Shu rất “đàn ông”: nom xù xì nhưng có những góc rất tình cảm. Ông nói, “Tôi thường bắt sinh viên phải dùng càng nhiều tính từ càng tốt khi làm đề án, vì tính từ sẽ dễ cho ta tình cảm hơn. Liệu bạn có thể viết một bài viết chỉ toàn những động từ không?”.
Khi cần hiện đại thì cũng rất hiện đại. Bên trong phòng chiếu của Bảo tàng Lịch sử Ninh Ba. Bảo tàng này có tường bao cao 24 m với cốt tre và gỗ. Bên trong là những phòng trưng bày hiện đại. Nhìn bên ngoài, hình dáng hơi “méo mó”. Wang Shu giải thích, “Thay vì phải thẳng, tôi cho bảo tàng hơi cong cong, cho nó giống một sinh vật, hơn là một tòa nhà chắc nịch.”
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
10:05Sunday,13.5.2012Đăng bởi: Gin
Cách trổ cửa này ta có thể thấy từ nhà thờ roncham của lecor hoặc bảo tàng do thái của libenski, hoặc thỉnh thoảng trong các công trình của zaha, nó làm động không gian và nó được dùng như một cặp đối tương hỗ nhau, wang shu được giải mình nghĩ có 2 yếu tố, thứ nhất là thị trường kiến trúc của trung quôc đang là miếng bánh to, hai là xu hướng kiến trúc bản địa ...xem tiếp
10:05Sunday,13.5.2012Đăng bởi: Gin
Cách trổ cửa này ta có thể thấy từ nhà thờ roncham của lecor hoặc bảo tàng do thái của libenski, hoặc thỉnh thoảng trong các công trình của zaha, nó làm động không gian và nó được dùng như một cặp đối tương hỗ nhau, wang shu được giải mình nghĩ có 2 yếu tố, thứ nhất là thị trường kiến trúc của trung quôc đang là miếng bánh to, hai là xu hướng kiến trúc bản địa đang lên ngôi, 10 năm qua thế giới đang lần mò trong xu hướng sau decontrasion (zaha và liben là đại diện), kiến trúc bản địa hiện đại là xu hướng kế tiếp (wang shu, zon utzon, sana... là đại diện)
6:20Sunday,13.5.2012Đăng bởi: Zic
Bạn Gin chắc là dân mới trên Soi nên chưa biết "luật rừng" của Soi rồi: nếu bạn có kiến thức về cách trổ cửa sổ của Wang Shu thì bạn nói ra, thủ pháp tạo hình đó là thế nào thì bạn nói ra... cho cộng đồng cùng đọc. Ở đây mà bắt bẻ nhưng không chịu bỏ kiến thức mình ra xài chung thì không thích hợp với Soi rồi. Trên này mỗi người góp một chút và không cứ ...xem tiếp
6:20Sunday,13.5.2012Đăng bởi: Zic
Bạn Gin chắc là dân mới trên Soi nên chưa biết "luật rừng" của Soi rồi: nếu bạn có kiến thức về cách trổ cửa sổ của Wang Shu thì bạn nói ra, thủ pháp tạo hình đó là thế nào thì bạn nói ra... cho cộng đồng cùng đọc. Ở đây mà bắt bẻ nhưng không chịu bỏ kiến thức mình ra xài chung thì không thích hợp với Soi rồi. Trên này mỗi người góp một chút và không cứng nhắc. Thánh địa thì ra nghĩa trang bạn ơi.
...xem tiếp