Chính trị

Ấn Độ: người bạn voi hiền lành chỉ biết giúp Việt Nam 06. 01. 15 - 10:21 pm

Đặng Thái

Nhân dịp đang viết vài bài về Ẩm thực Ấn Độ, mình đồng thời nhận thấy mối quan tâm rất lớn của nhà nước Việt Nam trong quan hệ song phương với Ấn Độ những năm gần đây.

Ấn Độ là một trong rất ít những nước có quan hệ chính trị lâu dài và rất tốt đẹp với Việt Nam ta. Thế nhưng từ xưa đến nay, chỉ mỗi khi Tổ quốc sắp nguy to (bởi người hàng xóm tốt bụng) thì chúng ta mới bắt đầu sôi nổi ý tưởng “thoát hàng xóm” và tìm đến những người anh em cũ. Mặc dù vậy, sự hiểu biết về Ấn Độ trong quảng đại quần chúng so với những gì chúng ta biết về Trung Quốc vẫn còn là quá ít. Trong khi đó, cộng đồng ASEAN đang tới cận kề và Việt Nam là nước duy nhất lạc lõng, nằm ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ. Nghĩ vậy nên mình muốn viết một bài bình luận về tầm quan trọng của hợp tác Việt Nam-Ấn Độ và quan hệ của cả hai nước với Trung Quốc thời gian gần đây (chính phủ đương nhiên là hiểu rõ và đang thực hiện rồi).

Thủ Tướng Manmohan Singh chào mừng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ năm 2013. Liên tục những năm gần đây, năm nào cũng có lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam sang Ấn Độ.


1. Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ “không một gợn mây”

Hiếm có một nước nào mà mối quan hệ với Việt Nam lại êm đẹp như Ấn Độ. Nói về lịch sử mấy nghìn năm thì rất dài nên ta bắt đầu từ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập mà thôi. Ngày 17. 10. 1954, Hà Nội vừa được giải phóng được một tuần, Thủ tướng Jawaharlal Nehru là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Việt Nam và Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội cùng năm đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru đi bộ tới tiệc chiêu đãi tại Rashtrapati Bhavan (Phủ Tổng thống) trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ năm 1958.

Trong suốt những năm chiến tranh, Ấn Độ ủng hộ việc Việt Nam giành độc lập từ Pháp, giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lên án Mỹ ném bom miền Bắc và tán thành sự thống nhất đất nước. Năm 1979, Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam, ngoại trưởng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee (sau này trở thành Thủ tướng) khi đó đang ở Bắc Kinh thực hiện một nhiệm vụ lịch sử là bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ông đã rút ngắn chuyến thăm để phản đối việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Ấn Độ cũng là một trong số rất ít những nước ngoài khối Cộng Sản đã ủng hộ mạnh mẽ việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia tiêu diệt Pol Pot.

Ảnh chụp từ băng ghi hình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Đại biểu Ấn Độ quấn khăn trắng ngồi hàng thứ hai từ trên xuống.

Trong những năm Việt Nam cắt đứt quan hệ với Trung Quốc sau chiến tranh, hầu hết các chuyến bay từ Việt Nam đi châu Âu hay Liên Xô đều quá cảnh ở Ấn Độ.

2. Voi và Gấu Trúc

Hí họa Ấn Độ để mất dần lãnh thổ trong các tranh chấp biên giới với Trung Quốc mà không biết. Ấn Độ trong các tranh biếm họa luôn là hình con voi (dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh thì quấn thêm cái khăn màu xanh nữa).

Ấn Độ không có nhiều tham vọng như kiểu “ước mơ chấn hưng dân tộc Ấn Độ” giống của ai đó. Họ chỉ có hai vấn đề quan tâm chính: làm sao dân bớt nghèo đói và dạy cho Pakistan một (vài) bài học. Pakistan và Ấn Độ không đội trời chung còn Trung Quốc lại là đồng minh lớn nhất của Pakistan. Mỗi khi có căng thẳng giữa hai bên Ấn Độ-Pakistan, Trung Quốc lại tuyên bố sẽ viện trợ kinh tế và hỗ trợ quân sự cho Pakistan. Trung Quốc ủng hộ chương trình hạt nhân của Pakistan và tạo điều kiện cho Triều Tiên trao đổi hợp tác với Pakistan về việc nghiên cứu sử dụng năng lượng hạt nhân “một cách hòa bình”.

Hằng ngày đọc báo ta vẫn hay bắt gặp mẩu tin Trung Quốc cho đóng quân sâu trong biên giới Ấn Độ. Vấn đề biên giới và tranh chấp Kashmir đã thảo luận rồi, đánh nhau rồi nhưng vẫn chẳng đến đâu, trong khi đó Trung Quốc một mặt đề nghị hỗ trợ Ấn Độ về kinh tế và một mặt vẫn lén lút lấn chiếm từng mét đất.  Trung Quốc cũng thường xuyên lên án việc Ấn Độ dung túng cho chính phủ Tây Tạng lưu vong gây mất ổn định ở khu tự trị Tây Tạng.

Biếm họa về gói đầu tư mà ông Tập Cận Bình hứa hẹn với ông Narenda Modi, trong khi đó quân đội Trung Quốc (với răng như con chuột chũi) đã đào hầm vào đến tận Ladakh.


3. Ấn Độ nhìn về phía mặt trời mọc

Cả Việt Nam và Ấn Độ đều lép vế so với Trung Quốc về kinh tế nhưng không hề muốn bị áp đảo về chính trị nên đã bắt tay nhau rất chặt. Chính sách Hướng Đông (Look East policy) của chính quyền Ấn Độ nhằm tìm kiếm những đối tác ở Đông Á mà Nhật Bản là trụ cột Đông Bắc Á và Việt Nam là trụ cột Đông Nam Á, hai nước cùng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Hí họa về sức mạnh của Trung Quốc áp đảo liên minh Nhật-Ấn

Đặc biệt là gần đây, tranh chấp trên biển Đông ngày càng gay gắt. Việt Nam đã đẩy mạnh việc cho phép Ấn Độ vào biển Đông thăm dò dầu khí, Trung Quốc “cực lực” lên tiếng phản đối hành động “xâm phạm lãnh hải” này. Tàu hải quân Ấn Độ cũng liên tục ghé thăm các cảng biển của Việt Nam, đồng thời hải quân Ấn Độ hỗ trợ huấn luyện thủy thủ cho các tàu ngầm Kilo mà Việt Nam mới mua.

Mig-21 là loại máy bay siêu thanh được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử, tuy nhiên nó đã trở nên lỗi thời và xuống cấp sau nhiều năm sử dụng. Ấn Độ giúp nâng cấp hơn 100 máy bay Mig-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam thành phiên bản Mig-21 Bison.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Ấn Độ hồi tháng 10 vừa qua được đưa tin trên tất cả các báo lớn của Ấn Độ. Quay ngược lại một tháng, Tổng thống Ấn Độ thăm chính thức Việt Nam vào tháng 9 ngay sát nút trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Ấn Độ. Báo Indian Express bình luận rằng đây có thể là một động tác ngoại giao khéo léo của Ấn Độ nhằm thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ Việt-Ấn. Ấn Độ và Việt Nam sẽ hợp tác lâu dài về quân sự vì đều dùng vũ khí của Liên Xô trước đây và Nga sau này, đồng thời ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ hiện tại cũng rất phát triển.

Trong tương lai rất nhiều khả năng Việt Nam sẽ mua hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển BrahMos của người Ấn

Trung Quốc không bao giờ muốn Ấn Độ trở thành một cường quốc trong khu vực, lại càng không muốn Ấn Độ dính líu vào chuyện biển Đông nên muốn gia tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ bằng sức mạnh kinh tế. Cuối năm 2010, quan Tổng Lý Quốc Vụ Viện Ôn Gia Bảo đi thăm Ấn Độ được tháp tùng bởi một đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp hùng hậu: 400 người. Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều Trung-Ấn đạt gần 66 tỉ đô la còn Việt Nam-Ấn Độ là 5,24 tỉ. Tuy nhiên buôn bán với Việt Nam thì trên đà tăng còn Trung Quốc thì có xu hướng giảm nhưng rõ ràng là ai cũng nhập siêu hàng Tàu.

Voi và gấu trúc với bàn cờ trên biển. Cờ vua và cờ tướng đều có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng cái lợi thế trên bàn cờ thì rõ ràng nằm trong tay gấu trúc vì trắng đen cũng giống như hai màu trên người nó vậy.

Kết luận lại là ngoài những việc quốc gia đại sự thì mỗi người chúng ta có thể làm gì? Đơn giản là nên bắt đầu tìm hiểu về Ấn Độ, dù thích hay không, vì việc hợp tác với người Ấn sẽ là xu thế tất yếu trong tương lai rất gần. Cách đây gần 60 năm, ông Nguyễn Dy Niên (mãi về sau mới làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) là một trong hai người hiếm hoi tại miền Bắc được học tiếng Hindi bài bản để làm phiên dịch cho chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Ấn Độ. Ngày nay đã có Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ và Trung tâm văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam, visa cho người Việt Nam được nới lỏng, giới trẻ đi du lịch Ấn Độ liên tục hơn nữa chỉ cần biết tiếng Anh là có thể giao tiếp khá dễ dàng. Người Ấn bây giờ mới sang ta dạy Yoga nhưng rồi sẽ sang dạy Đại học. Thế thì các họa sĩ có lẽ cũng nên bắt đầu nghiên cứu Những họa sĩ Nam Á đắt đỏ đi thôi.

*

Cùng một tác giả:

- Nobel Banquet: Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel

- “Hồng trà” của Tàu và “Chai ” của Ấn

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 1): nồng nàn hay nồng nặc?

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 2): Chán cơm có roti, chán cà ri thì nhịn!

- 16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc

- “Khách sạn Grand Budapest”: đủ cả âm nhạc, thi ca, hội họa kiến trúc và rất buồn cười

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 3): Nếu không ngại làm và không sợ dầu mỡ

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 4): Mật ngọt chết người

- Ấn Độ: người bạn voi hiền lành chỉ biết giúp Việt Nam

- Kẻ hảo ngọt lần theo con đường của mía

- Phía nam biên giới, phía đông mặt trời: Khi thời gian trôi kiểu Fiji

- Đặc sản Fiji (bài 1): Fish and chip, cà ri, vịt quay và thịt người

- Đặc sản Fiji (bài 2): Itaukei – đảo và núi lửa, sulu và kava

- Chưa đi chưa biết Suva, đi rồi mới biết…

- Đường lên biên giới: thăm Sa Vĩ, ăn gật gù, xem Mũi Ngọc

- Qua cầu Bắc Luân: xong bát mì tàu, mong về cố quốc

- Đình to giữa phố

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 1): những con buôn thông minh

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 2): Đất nước đa tài và Đông Tây chạm mặt

- Muốn thỏa mãn bao tử phải thử bao tử Trung Hoa

- Hai anh em bánh nếp: một miền Bắc, một miền Trung

- Vanuatu (bài 1): từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá

- Vanuatu (bài 2): run rẩy đi rình núi lửa phun

- Vanuatu (bài 3): Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo

- Vanuatu (bài 4): từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo

- Vanuatu (bài 5): tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh

- Vanuatu (bài 6): Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng

- Vanuatu (bài 7): Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic

- Vanuatu (bài 8): bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu

- Nobel Banquet (phần 1): từ ngày ra đời đến khi thắt lưng buộc bụng

- Nobel Banquet (phần 2): hết chiến tranh là ăn phức tạp

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 3): Người người mua tranh, nhà nhà treo tranh

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 4): Hạng bét tranh tĩnh vật, hạng nhất vẽ thánh thần

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 5): Dầu thay cho trứng, gỗ cứng thế bằng vải mềm

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 6): Thoát ly họa phường, bắt chước hàng Tàu

- Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà

- Rượu Tây, rượu Ta, rượu Nga, rượu Pháp
Gạo, mạch, lúa mì, rượu gì cũng uống

- Quốc bảo thường để cất đi
Vậy nên triển lãm phải phi đến liền

- Đi xem quốc bảo: ngắm núi này lo cho núi nọ

- Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

- Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuối

- Thắc mắc về quả dưa hấu

- Vanuatu (bài 9): Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển

- Ấn Độ: Nam-Bắc một nhà, hay là việc ăn lá đa và lá chuối

- Nobel banquet 2019: “Đến cuối thì mọi việc cũng đâu vào đấy!”

- “Thụy Điển kiều”: những Karl Oskar và Kristina không quên quá khứ

Ý kiến - Thảo luận

8:47 Monday,21.8.2017 Đăng bởi:  M.T
Trong khi ta và (cả Tây) vẫn làm những phim với đề tài trên trời thì ông Ấn Độ làm phim về chuyện rất thực là nạn ỉa bậy ở nước này. Bộ phim “Toilet: Ek Prem Katha” (Toilet: Một chuyện tình) không phải là phim nói về cứt, mà về cách người ta suy nghĩ trong việc thải phân.
Không giống như các phim tình yêu vẫn có của Ấn là hát đến rã rời, bộ phim nói th
...xem tiếp
8:47 Monday,21.8.2017 Đăng bởi:  M.T
Trong khi ta và (cả Tây) vẫn làm những phim với đề tài trên trời thì ông Ấn Độ làm phim về chuyện rất thực là nạn ỉa bậy ở nước này. Bộ phim “Toilet: Ek Prem Katha” (Toilet: Một chuyện tình) không phải là phim nói về cứt, mà về cách người ta suy nghĩ trong việc thải phân.
Không giống như các phim tình yêu vẫn có của Ấn là hát đến rã rời, bộ phim nói thẳng luôn vào hành vi ỉa đồng của người Ấn. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 60% người Ấn không vào nhà tiêu mà thải. Với đàn ông đã đành, đàn bà cũng thế, và như vậy sinh bao nhiêu là hệ lụy kèm theo một khi các chị vén váy giữa trời tinh mơ…
Trong phim có sự góp mặt của diễn viên hạng A Bollywood là Akshay Kumar. Kumar thủ vai Keshav, một dân làng muốn cưới một cô gái có học, sáng láng tên là Jaya. Cô này trước giờ vẫn không chịu cùng đám chị em đi ỉa đổng từ sáng sớm. Mặc dù yêu Keshav, cô khăng khăng không chịu về sống với anh chừng nào anh chưa đả động vấn đề toilet. Và để chiems được tình yêu của Jaya, chàng Keshav phải làm tặng nàng một cái toilet. Đây là một hành trình gian nan, phải chiến thắng cả người cha mê tính và những bậc cha chú trong làng.
Đạo diễn Shree Narayan Singh của phim nói: “Với tôi, điều quan trọng nhất là chuyển tải bằng một hình thức giải trí cái thông điệp hãy ngừng đi tiêu ngoài trời.”
Thật không ngờ, phim rất thành công, thu về 10 triệu bảng trong vòng 6 ngày công chiếu.
(Tóm tắt từ The Guardian, bạn nào rảnh vào đọc hết và đọc kỹ)
 
 
 
11:12 Friday,18.8.2017 Đăng bởi:  Đặng Thái
Từ ngày mình đoán mò đến nay cũng đã 2 năm, cuối cùng thì ta cũng mua tên lửa BrahMos thật. Tái bút: Hai bạn Hùng, Minh có đọc bài chưa hay chỉ phán xét theo tiêu đề Soi đặt ấy nhỉ?
...xem tiếp
11:12 Friday,18.8.2017 Đăng bởi:  Đặng Thái
Từ ngày mình đoán mò đến nay cũng đã 2 năm, cuối cùng thì ta cũng mua tên lửa BrahMos thật. Tái bút: Hai bạn Hùng, Minh có đọc bài chưa hay chỉ phán xét theo tiêu đề Soi đặt ấy nhỉ? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả