Ở Đâu - Làm Gì

7 thú vị và 1 đề nghị 29. 06. 10 - 10:13 am

SOI HN

Không gian l’Espace quả thực là lý tưởng cho các cuộc triển lãm sắp đặt: ngay giữa trung tâm, rộng rãi vừa phải, văn minh, mát mẻ, và… nhiều người văn minh lui tới.

Đúng như Soi H đã mô tả, bức rèm mới bằng tơ sống ngay cửa l’Espace mang lại hiệu quả rất tốt, tách biệt không gian nghệ sĩ bên trong ra với không gian đời thường ở bên ngoài, đủ cho bên ngoài thấy bên trong “bọn nghệ sĩ lại đang làm trò điên gì rồi”, nhưng lại không khiến họ thấy “bất khả xâm nhập”. Bản thân những “người điên” trong ấy cũng cảm thấy được an toàn, vẫn có con mắt khán giả nhìn vào nhưng những con mắt ấy không thể nhìn chòng chọc. Đó là thú vị thứ nhất của triển lãm Hợp Thể của Trần Đức Quỷ.

.

 

Tối 28. 6, dưới mắt người thường thì phải gọi đúng là một trò điên: trên một bãi cỏ nhân tạo ngay giữa những bức tường trắng sạch thả một đàn lợn. Một sự đối lập về công dụng của không gian mà Soi HN thấy là thú vị thứ hai.

.

 

Bị hút vào nhau đến mất cả đầu, từng cặp lợn “thuộc về nhau” đến mức da thịt con này đã thành con kia. Lạ, nhưng không bị quái dị, có lẽ do xử lý kỹ thuật của nghệ sĩ rất khéo: từ da lợn căng, tới hình thể các khối sắp đặt, tới những cái đuôi. Đó là thú vị thứ ba.

.

 

Trần Đức Quỷ quả là chưa bao giờ bận bịu đến thế. Các đài, các báo đến phỏng vấn. Không biết anh có mệt mỏi vì sẽ phải lặp đi lặp lại việc trình bày ý tưởng không?

“Tại sao nguời ta không thể biến chiến tranh thành tình yêu?
Tôi thích hình ảnh hai chú lợn lao đầu vào nhau, những cái đầu biến mất, chỉ còn lại những cái đuôi quăn và những cái mông mũm mĩm. Đó là cao trào của tình yêu chứ không phải một cuộc đối đầu.”

Kinh nghiệm của riêng Soi cho thấy: phải lặp đi lặp lại thông điệp, sẽ có lúc ta nghi ngờ chính thông điệp ấy 🙂

.

 

.

Cầu mong cho truyền thông không động được tới anh, vì Trần Đức Quỷ thật sự là một nghệ sĩ rất dễ chịu: anh có vẻ ngoài chân chất, trông như chàng chủ trại lợn điển hình tiên tiến trả lời phỏng vấn về phương pháp làm tăng trọng lợn. Nhưng cẩn thận, Quỷ là một người nghịch ngợm. Đó là thú vị thứ tư.

Mặc một chiếc sơ mi trắng nghiêm túc, manchette gài kín, đeo một cái cà vạt cũng trẻ trung vừa phải, nhưng rồi người xem cũng phát hiện ra “mặt lưng” anh, và Trần Đức Quỷ đành trở thành đối tượng để chụp lưu niệm. Nghệ sĩ là một phần của tác phẩm. Ý thức này rất rõ ở Quỷ, có lẽ anh coi đó là một phần trách nhiệm trong “entertain” người xem. Và Soi thấy đấy là thú vị thứ năm của triển lãm.

.

 

.

Còn tác phẩm thì sao? Dù thú vị nhưng cũng không phải là không có ý kiến mong muốn nó đẹp hơn, sinh động hơn, mạnh bạo hơn. Thí dụ anh bạn của Soi H thì thấy tuy triển lãm này có thể coi là một cái khá hoàn chỉnh nhưng vẫn còn “tự nhiên” quá, như là nghệ sĩ sau khi làm một đàn lợn đẹp xong rồi thì xoa tay coi như hoàn thành nhiệm vụ, và cứ thế đặt đàn lợn trên bãi cỏ, tin rằng sự “không đầu, hai đuôi” đã đủ “lạ” và “mạnh”. Trong khi đó, những con lợn chỉ là vật thể để sắp đặt. Phần sắp đặt vẫn còn chưa thấy dụng công. Anh bạn của Soi H nghĩ rằng giả sử xếp những con lợn này theo một trật tự nào đó, khiến tăng thêm cảm giác bầy đoàn không đầu yêu thương mà tăm tối, biết đâu hiệu quả sẽ cao hơn?

Ngược lại, Soi A thì cho rằng tự nhiên đã là một sắp đặt. Cảm giác mạnh sẽ là tăng tiến và bất ngờ khám phá ra, chứ không phải nhồi ngay vào cái nhìn đầu tiên. Thí dụ: người đến sinh hoạt tại l’Espace lúc vội vã sẽ chỉ thấy hay hay là có bãi lợn ở đây, rồi khi nhìn kỹ mới thấy, ồ, chúng nó không phải là lợn thường, chúng nó đã bị. Những cái bất thường sẽ càng bất thường hơn khi nó đặt trong một bối cảnh lớn “bình thường”. Cỏ vẫn thế, lông lợn, da lợn vẫn thế, nhưng giữa thành phố lớn, đến lợn cũng bị khái niệm (ở đây là tình yêu, theo ý Quỷ) làm biến dạng.

.

 

Chà, bàn và tán đều nhiều, đó là thú vị thứ sáu của triển lãm. Nhà văn Đoàn Minh Phượng trong bài nói ngắn khi nhận giải thưởng văn học đã nói, “Có nhà văn từng bảo, quyển sách hay nhất là quyển sách khiến người ta đọc xong muốn viết.” Thì có thể nói thế này không, một tác phẩm sắp đặt hay là tác phẩm khiến người ta nảy ra nhiều phương án sắp đặt khác nữa?

Tuy nhiên các phương án đó đều là trong óc mà thôi. Triển lãm còn dài, liệu Trần Đức Quỷ có một ngày nào đó mời các họa sĩ có giải pháp sắp đặt khác đến sắp đặt lại đàn lợn cho anh trong l’Espace? Rồi chụp ảnh lưu, rồi lại người khác sắp tiếp?… Và như vậy triển lãm sẽ càng sinh động hơn, tính tương tác nhiều hơn, bởi tác phẩm đương đại đúng nghĩa nhất giữa một thời đại dân chủ và kết nối là người xem nào cũng thấy mình góp phần trong đó. Đó sẽ là thú vị thứ bảy nếu đề nghị này được chấp thuận :-).

 

*

Bài liên quan:

– Đàn lợn mất đầu của Quỷ 
– Tại sao Quý lại thành… Quỷ?
 
– Trần Đức Quỷ: Tôi nghĩ gì khi làm NHỮNG CÁI ĐUÔI

– HỢP THỂ: Vui thật là vui
 
– 7 thú vị và 1 đề nghị
 
– Delvoye có giống Quỷ không?
 
– DELVOYE – QUỶ: Khác hay không khác?
 
– Vịt nhà ai lưu lạc nhà ai?
        
– TRẦN ĐỨC QUỶ – DELVOYE: Mong sớm có câu trả lời
– Trần Đức Quỷ trả lời: Lời nào cũng quý

– Trả lời Trần Đức Quỷ: cả hai ta cùng Eureka!

Ý kiến - Thảo luận

4:33 Tuesday,20.7.2010 Đăng bởi:  hoàng
bạn Lê Hà (có khi già hơn mình) thân mến!
mình đồng ý với bạn là nên lên án cô bé Linh bởi vì cô bé ấy có điều kiện quá thuận lợi khi tiếp cận với nghệ thuật vì cô bé là con gái của Nhà Sàn, xuất thân như thế thì đến tôi cũng đố kị nữa là
...xem tiếp
4:33 Tuesday,20.7.2010 Đăng bởi:  hoàng
bạn Lê Hà (có khi già hơn mình) thân mến!
mình đồng ý với bạn là nên lên án cô bé Linh bởi vì cô bé ấy có điều kiện quá thuận lợi khi tiếp cận với nghệ thuật vì cô bé là con gái của Nhà Sàn, xuất thân như thế thì đến tôi cũng đố kị nữa là 
18:01 Wednesday,30.6.2010 Đăng bởi:  Anne Sophie-TRẦN
Gửi anh Lê hà và các nghệ sỹ VIỆT NAM.
Anh Lê Hà có nhận xét rất đúng. Tôi là một phụ nữ Pháp 100% nhưng cũng là con dâu của người VIỆT, con dâu của một làng nhỏ ngoại ô Hà Nội với một cái tên cổ “Làng Chặt Đầu Lột Da” nơi có món ăn nổi tiếng “Ếch Xào Xả Ớt”. Vậy nên có thể gọi tôi là Tây hoặc giả Tây đều đúng.
Ở phần Thảo Luận trước tôi
...xem tiếp
18:01 Wednesday,30.6.2010 Đăng bởi:  Anne Sophie-TRẦN
Gửi anh Lê hà và các nghệ sỹ VIỆT NAM.
Anh Lê Hà có nhận xét rất đúng. Tôi là một phụ nữ Pháp 100% nhưng cũng là con dâu của người VIỆT, con dâu của một làng nhỏ ngoại ô Hà Nội với một cái tên cổ “Làng Chặt Đầu Lột Da” nơi có món ăn nổi tiếng “Ếch Xào Xả Ớt”. Vậy nên có thể gọi tôi là Tây hoặc giả Tây đều đúng.
Ở phần Thảo Luận trước tôi có chút nhân xét với cái nhìn khách quan của một người nước ngoài để mọi người cùng suy ngẫm. Xin trích ra đây:”Ô la la! Tôi ái ngại cho nghệ sỹ Trần Đức Quý, sợ rằng anh sẽ bị vặn cổ từ đằng trước ra đằng sau thật. Mới chỉ chặt hai cái cây mà đã bị ‘đánh’ cho bầm dập, đằng này lại giết bao nhiêu con lợn như vậy. Lạ cho người VIỆT NAM thật. Để phục vụ cho 3 ngày tết hàng triệu người chặt cây Hoa Đào để ở nhà thì không ai kêu ca coi nó là sự tư nhiên… là văn hóa. Tất cả những con gì được cho là ngọ ngoậy đều được nâng lên tầm cao mới gọi là ‘Đặc Sản’. Cũng không thấy ai kêu ca gì. Vừa được xem triển lãm miễn phí vừa được đánh ‘hội đồng’ thì ai cũng muốn sinh hoạt văn hóa lành mạnh như vậy. Xin lỗi các bạn nhé vì sự quan sát của tôi là cái nhìn của một người mà các bạn vẫn gọi là ‘bọn Tây’. Hy vọng ý kiến đánh giá này không làm phiền đến ai. Chúc cho các nghệ sỹ VIỆT NAM luôn giữ được cái cổ trên đầu mà không bị vặn từ đằng trước ra đằng sau”.
Tôi cũng đã xin lỗi trước vì có thể những quan sát nông cạn của mình phiền đến ai đó.
Chồng tôi là một nghệ sỹ Việt Nam nên tôi học được tiếng Việt và cũng học được sự sắc xảo ở anh trong quan sát sự vật.Tuy nhiên ở chồng tôi có sự khác biệt đôi chút, anh có sự điềm tĩnh hơn trong cách đánh giá sự vật hiên tượng, có thể do sự khác biệt giới tính. Tôi yêu người Việt và đặc biệt quan tâm đến các nghệ sỹ Việt, họ đến với nghệ thuật bởi tình yêu không vụ lợi và cuôc sống mưu sinh thật khó khăn bởi ít người quan tâm và gần như không có người mua tác phẩm. Ở Pháp, nghệ sỹ nếu không bán được tác phẩm vẫn được nhà nước Pháp, hỗ trợ hơn nữa người đến xem tác phẩm phải bỏ một số tiền khá để được xem nghệ thuật. Số tiền này được dùng để đầu tư các dự án nghệ thuật và hỗ trợ nghệ sỹ. Ở Việt Nam không có như vậy. Khó khăn về kinh tế, không được tự do trong sáng tác bởi chế độ communiste, hơn nữa lại có thêm sức ép của công luận. Tuy nhiên những khó khăn đó không ngăn nổi được tình yêu của họ đến với nghệ thuật, điều đó thật sự đáng khâm phục. Chúng ta hơn ai hết phải có cái nhìn rộng lượng hơn với các nghệ sỹ Việt.
Tôi là một bác sỹ chuyên về tâm lý, một công dân bình thường, tôi rất quan tâm đến nghệ thuật bởi tôi nghĩ nghệ sỹ là những người định hướng tư tưởng cho một xã hội. Là những người hướng đến cái “ĐẸP”.Vậy nên không những thông cảm mà ở họ còn cần cả những sự động viên khích lệ về mặt tinh thần trong thời điểm Nghệ thuật Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Một lần nữa xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả