|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamTại sao Quý lại thành… Quỷ? 26. 06. 10 - 10:58 amVũ Lâm
Tháng 9. 2008, tại số 24 Tràng Tiền (L’Espace) diễn ra một triển lãm sắp đặt điêu khắc có tên Chân dung cuộc sống. Tác phẩm gồm một đàn 500 con vịt thạch cao to bằng thật, con nọ rúc vào thân con kia rất “ngộ”, cả đàn chỉ có một con vịt trắng có đầu. Người xem rất lạ vì thấy đàn vịt bày gần kín sảnh tầng một đã đành, còn lạ hơn nữa khi đọc tờ giới thiệu thấy ghi tên tác giả là Trần Đức… Quỷ! Mới đầu cứ tưởng là lỗi sai chính tả, hỏi ra mới biết đó là chủ tâm tác giả tự đổi tên thật của mình (Trần Đức Quý), lấy “nghệ danh” là… Quỷ! Liệu đây có phải một chiêu “gây sốc” của một nghệ sĩ “non nớt”?
“Chân dung cuộc sống” của một gã “lận đận” Hỏi hắn: Tại sao anh lại thích đổi tên mình Quý thành Quỷ? Hắn trả lời: Người ta thích quyền quý, giàu có đánh tenis, nhà cao cửa rộng và đi máy bay. Còn sở thích của tôi đơn giản lắm. Tôi chỉ thích ngoáy tai, ôm hôn phụ nữ và ngâm chân nước nóng đập gừng. Mua một nghìn rưởi bông ngoáy tai thì ngoáy cả tuần… Hỏi tiếp: Làm thế thì mất công xin phép rồi giấy tờ lôi thôi lắm! Người thích tên là “Quỷ” trả lời: Có gì đâu, thêm một phẩy mực vào giấy khai sinh, rồi đến nộp là xong, như một điều nhỡ nhàng trên giấy tờ… Trần Đức Quý sinh năm 1973 ở Nam Sách – Hải Dương, (Quý có một người anh em song sinh tên Quyền). Hai cái tên có lẽ là hy vọng của người cha vốn là kỹ sư đặt vào cặp song sinh là con thứ bảy và thứ tám trong nhà. Nhưng cuộc đời của vị “điêu khắc sĩ” này chẳng êm xuôi và “quyền quý” tẹo nào. 13 tuổi, cha mất, 14 tuổi, Quý một mình bỏ nhà ra Hà Nội kiếm sống bằng những nghề liên quan đến tạo hình, đục đẽo đá gỗ mỹ nghệ, khắc hình bia mộ, chép ảnh thuê, làm thợ, lại bé con, chắc hẳn hắn từng nếm không ít cực nhục. Hai mươi ba tuổi Quý thi đỗ vào khoa điêu khắc trường Mỹ thuật Hà Nội, nhưng buồn thay bị từ chối nhập học vì không có bằng cấp III. Lại mất thêm 4 năm nữa – ngày đi làm, tối học bổ túc cho xong bằng phổ thông trung học. Đến khi Quý đỗ lần thứ hai vào trường, thì những người bạn đáng lẽ cùng khóa lần thi đầu đã chuẩn bị ra trường. Dáng lùn và đen đủi ranh mãnh, ăn nói hồ hởi, cười rất tươi và giao tiếp xã hội cực kỳ lễ độ, vẻ ngoài Quý giống như một người thợ hiền lành, nhưng Quý có cái nhìn sắc như dao vào tận ruột người đối diện gần như lập tức. Một năng khiếu bẩm sinh được hắn mài liếc trong cuộc sống có đôi chút “máu giang hồ” rất tốt cho người làm nghệ thuật. Một phẩm chất nữa của người làm nghề điêu khắc vất vả mà hắn có nữa là, nghĩ ra cái gì phải hành động làm bằng được. Lận đận đường học hành trường quy như vậy, nhưng anh “điêu khắc sĩ” Quý – Quỷ thành công khá nhanh trong “nghề đời” với khả năng chuyên môn vững. Mới học năm thứ ba, Quý đã giật giải nhất cuộc thi “Ánh mắt trẻ” dành cho nghệ sĩ tạo hình với phần thưởng là một chuyến đi Pháp hai tháng. Tác phẩm ấy có tên là Nhìn với một gọng kính bằng sắt uốn rất to. Một bên có hình ảnh một người phụ nữ, một bên có hình ảnh đứa trẻ con…
“Sự nhìn” của Trần Đức Quý Cái nhìn và sự “dị mọ” của cái nhìn… Kể từ tác phẩm nổi tiếng đầu tay ấy, Quý chọn cho mình một hướng đi điêu khắc tạm tóm gọn lại là: Một, có thể dùng bất cứ chất liệu nào để bày tỏ ý tưởng về một vấn đề (không chỉ dùng khối và các chất liệu truyền thống như điêu khắc cổ điển). Hai, chọn cái “trường nội dung” thống nhất cho các tác phẩm là sự khác biệt về cách nhìn và sự biến đổi về thế giới quan dẫn đến người ta có thể “thấy cái gì” (vấn đề như nhà văn Nam Cao đặt ra trong truyện ngắn Đôi Mắt). Quý tham gia các triển lãm và đưa ra tác phẩm mới rất đều đặn hàng năm. Nhìn qua chặng tác phẩm của Quý, những con vịt không đầu, những con lợn béo ụt châu đầu vào nhau chỉ thấy mông là mông, những con ngựa cổ rất cao nhưng chân ngắn tịt, thấy nó dì dị và… ghê ghê cổ, mặc dù những con giống này trông khá ngộ nghĩnh. Có thể thấy người nghệ sĩ này khá quan tâm đến các vấn đề có tính thời đại và tâm lý xã hội và đưa ra một hình thức biểu đạt tác phẩm có tính phúng dụ rất đậm phong cách cá nhân hiếm thấy. Ví dụ, ý tưởng rõ ràng của đàn vịt kể trên là giễu cợt thói ăn bám dẫn đến mất lý trí của con người xã hội… Ai cũng có một hoàn cảnh bước vào đời riêng, để từ đó một là bị chìm lẫn hẳn vào đám đông, hoặc là có thể bước ra nhìn lại cuộc đời. Quý đã chọn cho mình nghề điêu khắc nhọc nhằn để bước vào đời (một nghề có sức mạnh truyền thống nhưng đang bị bạc bẽo) và “cách nhìn của Quỷ” để soi lại cuộc đời. Nếu ta có một đôi mắt của “loài Quỷ” để nhìn con người, thì hẳn sẽ nhìn thấy nhiều điều thú vị quái quỷ kỳ quặc. Nhưng để nghệ thuật tới được tầm cao và người nghệ sĩ trở nên có nhân cách lớn, đằng sau đó còn phải có thêm lòng bác ái…
(Bài đã đăng trên Thể Thao & Văn Hóa 2008)
* Bài liên quan: – Đàn lợn mất đầu của Quỷ
Ý kiến - Thảo luận
18:36
Saturday,7.8.2010
Đăng bởi:
Vit Mad
18:36
Saturday,7.8.2010
Đăng bởi:
Vit Mad
Haiza, cuối cùng cũng chỉ là cái tên, vậy mà cũng liên quan nhiều người quá nhỉ, tên họ đâu nói lên bạn là ai, người xem chỉ nhìn vào tác phẩm và muốn biết ý tưởng của bạn thôi :)
13:44
Sunday,27.6.2010
Đăng bởi:
hoàng
nghệ thuật như thế thì lấy tên gì mà chẳng được
...xem tiếp
13:44
Sunday,27.6.2010
Đăng bởi:
hoàng
nghệ thuật như thế thì lấy tên gì mà chẳng được
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp