Tin tức

Tin-ảnh: Giải lớn của Dubai, đón hè Nhật bằng nghệ thuật, tay chân giả dùng xong thì làm gì? 05. 09. 12 - 3:02 pm

Phạm Phong tổng hợp

DUBAI – Giải Mỹ thuật Abraaj Capital lần thứ 5 vừa thông báo những nghệ sĩ thắng giải. Như vậy cho tới nay đã có 21 nghệ sĩ nhận được giải này (?). Đây là giải hàng năm, mỗi năm trao cho 5 nghệ sĩ trên cơ sở nộp tác phẩm mới tham dự. Những tác phẩm này sẽ được thêm vào bộ sưu tập mỹ thuật Abraaj Capital – bộ sưu tập này năm nào cũng được giới thiệu tại Art Dubai. Abraaj Capital là một tổ chức tư nhân hàng đầu trong khu vực, đầu tư vào nhiều thị trường trên toàn cầu. Giải mỹ thuật này do Abraaj Capital phát động từ 2008 để khuyến khích sự phát triển nghệ thuật trong vùng. Trong ảnh: nghệ sĩ được giải Hrair Sarkissian.

 

SAN DIEGO – Art San Diego 2012 đã trở lại! Hội chợ lần thứ tư sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9 tháng Chín, 2012. Hội chợ năm ngoái đạt được số người tham dự kỷ lục với 8.000 người gồm các nhà sưu tập, các giám tuyển, giám đốc bảo tàng và người yêu nghệ thuật nói chung. Năm ngoái các gallery báo cáo việc bán buôn rất tốt, lại được truyền thông đặc biệt quan tâm. Giờ đây, Art San Diego đã trở thành một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất, nhiều người dự nhất của San Diego.

 

LONDON – Priscilla Sutton, giám tuyển của triển lãm “Spare Parts” (Bộ phận thay thế) bên các tác phẩm dựa trên tay chân giả. Những bộ phận này được các họa sĩ dùng như một loại canvas. Ảnh chụp tại nhà riêng giám tuyển, trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press tại London. Ảnh: Alastair Grant.

 

“Spare Parts”, là một triển lãm những chân tay giả bỏ đi được thiết kế lại, diễn ra tại gallery Rag Factory ở London. Tham dự triển lãm là nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới. Mục đích không chỉ vận động người ta tái sử dụng chân tay giả vào các tác phẩm nghệ thuật, mà còn muốn khơi gợi một cuộc đối thoại tích cực, cởi mở về chân tay giả, về công dụng mà chân tay giả mang lại cho người dùng. Trong ảnh: ‘Hars Harmes’ của Riff Reb.

 

TOKYO – Một phụ nữ ngước nhìn “chiếc dù học trò” của nghệ sĩ Nhật Masanori Nishimura được trưng bày trong triển lãm “Shinjuku Creators Festa” ở Tokyo. Đây là một sự kiện văn hóa lớn, năm nay mang chủ đề “Vui hưởng Mùa hè với Nghệ thuật”, diễn ra trong 10 ngày, từ 24. 8 đến 2. 9. 2012 tại nhiều địa điểm quanh khu vực Shinjuku Station. Ảnh: Koji Sasahara

 

Không chỉ triển lãm tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng, “Shinjuku Creators Festa” còn có nhiều hoạt động khác, trong nhà và ngoài trời, như các hội thảo về video, các cuộc thi của sinh viên kiến trúc, mỹ thuật; các lớp vẽ cho thiếu nhi, bày tranh cho thiếu nhi, các cửa hàng mỹ thuật… Trong ảnh, một du khách ngắm một tác phẩm hình con hà mã của nghệ sĩ Nhật Koro Ihara tại triển lãm này. Ảnh: Koji Sasahara.

 

AARAU – “Tuổi trẻ là một (thứ) nghệ thuật” là tên của một triển lãm lớn về nghệ thuật đương đại trẻ ở Thụy Sĩ, diễn ra tại Aargauer Kunsthaus. Nhân kỷ niệm lần thứ 30 giải Nghệ thuật Manor, một trong những giải tiên tiến và quan trọng nhất về nghệ thuật đương đại của nước này, triển lãm đã tập hợp 49 nghệ sĩ, giới thiệu những tác phẩm mới nhất, phản ánh sự đa dạng của nghệ thuật trẻ Thụy Sĩ. Trong ảnh: tác phẩm trình diễn Helix Maneuver, 2012 của Nino Baumgartner. Ảnh: Sandro Fiechter.

 

ROTTERDAM – Từ 1. 9. 2012, Bảo tàng Boijmans Van Beuningen giới thiệu 6 tác phẩm của Matias Faldbakken (sinh 1973 tại Đan Mạch), một nghệ sĩ hiện ngày càng được chú ý trong giới mỹ thuật quốc tế. Trong ảnh: “Không đề, 2011” của Matias Faldbakken, gồm 4 phần.

 

ADELAIDE – Bảo tàng Mỹ thuật Nam Úc giới thiệu triển lãm tổng kết sự nghiệp của một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất nước Úc: Fred Williams. Diễn ra từ 31. 8 đến 4. 11. 2012, “Fred Williams: Những chân trời bất tận” cũng là triển lãm tổng kết lớn đầu tiên của nghệ sĩ này trong suốt 25 năm qua. Trong ảnh: Tác phẩm “Sturt’s desert pea, 1974” của Fred Williams. Chất liệu gouache, sơn polymer tổng hợp, thuộc Bảo tàng Quốc gia Australia, Canberra.

 

SYDNEY – Cũng tại Úc, Art Gallery vùng New South Wales, Sydney, Úc đang có triển lãm một bộ sưu tập mỹ thuật của Úc, châu Á, châu Âu, và có tour hướng dẫn miễn phí. Không biết có tác phẩm nào của Việt Nam trong số này không… Ảnh: Rick Rycroft.

 

Ý kiến - Thảo luận

14:30 Friday,7.9.2012 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn ECYK: Soi đã sửa lại thành "bộ phận thay thế" rồi.
...xem tiếp
14:30 Friday,7.9.2012 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn ECYK: Soi đã sửa lại thành "bộ phận thay thế" rồi. 
13:19 Friday,7.9.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em cũng nhất trí với chị Discuss là "Spare parts" không ziễn nôm là "phần thừa".

Nó nên được phiên là: "Các bộ phận/chi tiết/linh kiện thay thế"

ạ !

Cái THAY THẾ chưa hẳn đã THỪA, phỏng ạ ?
...xem tiếp
13:19 Friday,7.9.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em cũng nhất trí với chị Discuss là "Spare parts" không ziễn nôm là "phần thừa".

Nó nên được phiên là: "Các bộ phận/chi tiết/linh kiện thay thế"

ạ !

Cái THAY THẾ chưa hẳn đã THỪA, phỏng ạ ? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả