|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnNếu vậy thì tranh luận trên Soi là vô nghĩa, mọi art talk là vô nghĩa? 30. 10. 12 - 7:58 am(Dưới đây là phần cmt của Thủy Lê và Phó Đức Tùng cho bài Hiện thực Mù là một nghịch lý hiển nhiên trong môi trường cá biệt, Soi xin đưa lên thành bài cho các bạn tiện theo dõi và thảo luận. Tên bài do Soi đặt.)
THỦY LÊ: Thấy các anh thảo luận sôi nổi quá, em cũng muốn góp phần. Em thấy các anh đặt tiêu chuẩn về tính chính xác quá cao của “Khoa học” đối với “Nghệ thuật” thế thì còn đâu cảm hứng sáng tạo cho những nghệ sĩ nữa chứ? Các anh giấu cái tôi của mình đi một tí thì mọi cái đều có lý lẽ riêng của nó. Không có bất cứ thứ gì mà khiến tất cả mọi người đều hài lòng. Cũng như không ai có thể chắc rằng mọi điều mình nói ra đều đúng cho dù anh là ai? Chuyện tìm ra cái sai của người khác luôn dễ dàng hơn tìm ra cái sai của chính mình. Nghệ thuật là một hình thức sáng tạo mang tính cá thể không thể theo một công thức hay khuôn mẫu nào. Nó là cái nhìn nhận của từng người về một vấn đề mang tính tư duy theo nét rất riêng, không như khoa học 1+1=2. Riêng em thì nhận thấy tranh của anh Lê Quảng Hà đang đề cập đến những vấn đề rất nóng của xã hội hiện nay mà những ai quan tâm đến thời sự đều có thể mơ hồ cảm nhận và liên tưởng được. Nhưng ai trong số các anh dám loa to trước công chúng điều mà các anh nhìn được bằng mắt và sự cảm nhận tinh tế của mình? Vậy thì có phải là “Thấy” mà không “Thấy” hay không? Bây giờ báo chí có hỏi thì em cũng đành phải giả vờ “Mù”. “Kính thưa các anh em có nhìn thấy gì đâu! Em chả hiểu gì cả!” Hi!
PHÓ ĐỨC TÙNG: Bạn Thủy Lê, khi sáng tác nghệ thuật thì cần cảm hứng, nhưng khi phát ngôn lý luận cũng như phân tích những phát ngôn đó thì cần độ chính xác. Khi nghệ sĩ tạo tác, anh ta là chúa trời, và không ai có quyền ý kiến gì về việc đó. Nhưng khi anh ta triển lãm tranh cho mọi người xem, và giải thích bằng lời về tranh của mình, thì mọi người đều có thể có ý kiến. Và ý kiến chân thật nhất của một người xem nhất thiết phải xuất phát từ cái tôi của người đó, vì nếu không thì là ai phát biểu ý kiến đó. Nếu chúng ta cứ nói kiểu “đừng bàn, tự làm đi”, “bạn là ai mà dám bàn”, “bạn có vẽ được hơn người ta không mà dám bàn” “tri thức giết chết nghệ thuật”, “lý trí làm mất hứng nghệ sĩ” “mỗi người có một lý, không cái gì đúng, cái gì sai” v.v. thì mọi tranh luận và toàn bộ trang SOI này cũng như mọi art talk, mọi triển lãm đều là vô nghĩa. Tuy nhiên, nhận định cuối cùng của bạn tôi thấy có lý, và có lẽ làm tôi hiểu phần nào logic trong concept của anh Hà. Trước đây, tôi vẫn hiểu “hiện thực mù” là một loại hiện thực không dùng giác quan mắt thì có thể cảm nhận thấy, tức là một loại hiện thực mà khi tôi dùng mắt thường thì không thấy, hoặc là một thủ pháp thể hiện hiện thực mà không dùng đến vai trò của giác quan, vì thể tôi muốn tìm hiểu xem cơ chế điều đó như thế nào. Qua câu chuyện của anh Hà, và lời giải thích của bạn, tôi thấy có thể hiểu như sau: có loại hiện thực mà chúng ta ai cũng “thấy” bằng mắt thường, nhưng mà không ai dám “nói”, vì thế mọi người đều “giả mù”, kiểu như bộ áo mới của Hoàng đế. Và họa sĩ bằng cách nói thẳng ra là “hoàng đế cởi truồng” thì đã lột trần tình trạng giả mù của thiên hạ. Nếu quả thực concept của anh Hà là như vậy thì không phải là không logic và anh Hà quả đã có thể coi là thực hiện đúng những điều anh nói. Còn chuyện thích tranh của anh hay không lại là vấn đề hoàn toàn khác mà chúng ta không bàn ở đây. Dù sao cũng cám ơn bạn Thủy Lê đã đưa ra cao kiến.
* HIỆN THỰC MÙ Khai mạc: 18h00 thứ Tư 10. 10
* Bài liên quan: – Lê Quảng Hà phát hiện ra một loại hiện thực mới: HIỆN THỰC MÙ
Ý kiến - Thảo luận
16:38
Tuesday,30.10.2012
Đăng bởi:
ALICE Ở XỨ MƯỜNG
16:38
Tuesday,30.10.2012
Đăng bởi:
ALICE Ở XỨ MƯỜNG
Anh Đăng "Túm" lại câu chuyện thật là hay và cảm động.
Đúng là cái xứ mù đó thì chỉ sống được với tiêu chuẩn : Xấu đều hơn tốt lỏi. Nhưng trường hợp nếu (chẳng may) họa sĩ Lê Quảng Hà - Nunez có lọt vào xứ đó thì kết thúc của câu chuyện sẽ là ngược lại. Vì biết quá rõ chàng họa sĩ này nên chắc chắn kết cục là chàng Nunez sẽ chấp nhận bị móc mắt để quyết cưới cho được cô gái chàng yêu. Cưới cái đã. Thế mới là sống thứ thiệt dù cái kết có làm hỏng đi ý đồ triết học ban đầu của ông nhà văn.
10:11
Tuesday,30.10.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Đình Đăng
Hebert George Wells (1866 - 1946) là tác giả nhiều truyện ngắn viễn tưởng. Một trong những truyện nổi tiếng của ông là "The Country of the Blind". Có thể đọc bản dịch tiếng Việt "Xứ sở của người mù" ...xem tiếp
10:11
Tuesday,30.10.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Đình Đăng
Hebert George Wells (1866 - 1946) là tác giả nhiều truyện ngắn viễn tưởng. Một trong những truyện nổi tiếng của ông là "The Country of the Blind". Có thể đọc bản dịch tiếng Việt "Xứ sở của người mù" tại đây. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Đúng là cái xứ mù đó thì chỉ sống được với tiêu chuẩn : Xấu đều hơn tốt lỏi.
Nhưng trường hợp nếu (chẳng may) họa sĩ Lê Quảng Hà - Nunez có lọt vào xứ đó thì kết thúc của câu chuyện sẽ là ngược lại. V&igra
...xem tiếp