Nhiếp ảnh

The Pink Choice – Nhưng tôi dị ứng với từ “Choice” 22. 12. 12 - 7:30 am

JP

Ảnh của Maika trong dự án The Pink Choice

Trong bài The Pink Choice – Tôi chỉ cho rằng Maika đã không hiểu, tôi có viết:

Một yếu tố khiến tôi nghi ngờ rằng Maika không hiểu lắm về đề tài này là cái tựa “The Pink Choice” của series ảnh. Ai cũng biết Pink (màu hồng) hiện nay là màu của người đồng tính (cùng với màu cầu vồng rainbow), nhưng “Choice” (sự chọn lựa) là sao? Ai mà chọn được giới tính của mình? Đẻ ra thế nào thì nó thế ấy, nếu lựa được thì chẳng ai lựa một giới tính đem lại lắm rắc rối thế. Trừ những người không biết mình muốn gì, chứ những người đồng tính bẩm sinh rất ghét từ “chọn lựa” vì họ có lựa được đâu. Đã hiểu cho họ thì phải hiểu rằng bản thân họ không thể chọn giới tính của mình như chọn quần áo.”

Maika có lẽ là tác giả hiếm hoi chịu khó trao đổi với người viết những lời trái với mình. Trong một comment về sau, bạn đã giải thích thêm:

… Một cách ngắn gọn, ‘Choice’ trong Pink Choice ở đây mang nghĩa lựa chọn về cách sống và thể hiện bản thân mình; cụ thể hơn là lựa chọn cách sống sao cho đúng với giới tính của mình – chứ không phải là lựa chọn về giới tính.
Bản thân Pink ở đây cũng mang hàm ý chỉ sự tươi sáng, về một cuộc sống hồn nhiên và yêu đời, nhiều hơn ám chỉ màu sắc cho riêng người đồng tính.

Đồng tính là tự nhiên, và không ai có thể lựa chọn giới tính cho mình – đây là kiến thức cơ bản đầu tiên mà bất kỳ người quan tâm nghiêm túc nào cũng phải biết tới. Nếu đủ tự tin để thực hiện dự án này trong hơn một năm, mà không hiểu điều này thì e rằng Maika liều quá.
…”

Ảnh của Maika trong dự án The Pink Choice

Tôi cảm ơn Maika đã giải thích, nhưng Maika à, mặc dù bạn hiểu thế, vấn đề người đồng tính không thích từ “Choice” thì sao nhỉ? Đi đâu cũng gặp nhan nhản từ này. Cái vụ “lựa cách sống tốt” cứ nghe riết rồi thấy vô cùng bực mình. Ai mà chẳng phải lựa cách sống tốt? Người dị tính không phải lựa cách sống tốt à? Tại sao cứ hễ có người đồng tính là chúng ta “an ủi” theo kiểu “quan trọng là lựa cách sống tốt”? Cứ như đã “lỡ” đồng tính thì có thể “bù đắp” bằng cách sống tốt vậy.

Dĩ nhiên có thể bạn không có ý đó, nhưng người đồng tính như tôi có thể hiểu theo kiểu đó và thấy hơi khó chịu. Người đồng tính có thể hơi gian manh một chút, hơi ích kỷ một chút… nhưng làm người thì ai cũng có cái này cái kia. Thậm chí có những tính cách chẳng thể nào lựa được. Như tôi đây cũng có lúc không tốt, có làm điều sai, và người dị tính cũng thế, nên tôi không thích khi thiên hạ cứ nói mãi cái câu “lựa chọn sống tốt cho đúng giới tính” khi nói về đồng tính. Cứ y thể đám dị tính thì không cần học sống cho đúng giới tính, còn chúng tôi thì vẫn phải phấn đấu ấy!

Còn vấn đề hai giới nam nữ khác nhau là vấn đề khoa học, không thể lấy cảm tính ra mà suy nghĩ nọ kia. Ví dụ như đàn ông mạnh ở spatial ability, đàn bà mạnh ngôn ngữ (thể theo nhiều ảnh chụp não). Đàn ông nhìn thấy tunnel vision (nghĩa là mắt các ông thấy ảnh 3-D nhiều hơn), đàn bà nhìn thấy peripheral vision. Điều này cũng giải thích tại sao tài xế xe hơi thường là đàn ông, còn thông dịch viên thường là đàn bà. Tất nhiên không phải 100% là như thế, chúng ta có thông dịch viên nam và lái xe hơi nữ; nhưng nhìn chung thì cấu tạo con người là vậy, và số lượng đàn ông lái được máy bay và xe tải hạng nặng luôn nhiều hơn phụ nữ, và trong các lĩnh vực liên quan đến ngoại ngữ, giáo dục thì có đông phụ nữ hơn. Mấy triệu năm tiến hóa ảnh hưởng lớn đến sinh học. Đàn ông cũng mạnh tình dục hơn và độ tuổi sinh hoạt lâu hơn nữ giới, nên một cặp dị tính về cơ bản là rất khác nhau, nếu so với một cặp đồng tính. “Bình đẳng” (equality) không có nghĩa là “Giống nhau” (identical). Tình yêu đồng tính cũng đẹp và cần được đối xử bình đẳng, nhưng nó không thể “giống” tình yêu dị tính được, và xã hội nên chấp nhận cái “khác” đó và cho cái “khác” ấy là điều cũng tốt, giúp xã hội phong phú hơn.

Với cương vị một người đồng tính, tôi luôn muốn xã hội công nhận tình yêu của mình và đối xử bình đẳng với mình, và chấp nhận rằng theo khoa học thì đồng tính khác dị tính, rồi tôn trọng cái khác ấy. Chứ bảo “tình yêu đồng tính cũng đẹp giống dị tính” thì tôi có cảm giác rằng “mày chỉ đẹp khi mày giống tao”. Đây là suy nghĩ (có lẽ thiển cận) của tôi. Với cương vị người xem thì thấy sao nói vậy. Có thể Maika có ý khác, nhưng Maika chẳng thể khiến 100 người xem nghĩ như mình nên chuyện tôi không thấy cái ý hay của Maika là chuyện của tôi.

Tôi vẫn mong Maika tiếp tục tác nghiệp và cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật nữa. Còn chuyện mình làm một đằng mà những kẻ như tôi thấy một nẻo cũng là chuyện thường. Cuối cùng thì tôi cũng chỉ muốn góp chút ý kiến về đề tài mà tôi cho rằng quan trọng với bản thân tôi, bạn Maika không thích và cho rằng tôi ngốc thì đó là quan điểm của Maika.
 
*
P.S: Còn đây là một số thứ để các bạn đọc thêm nhé:

Đây là bài kiểm tra khả năng Spatial của công ty Saville và Holdsworth, dùng để tuyển phi công cũng như các nhân viên làm nghề điều khiển giao thông hàng không. Trên cùng là một cái hộp được cắt và ép thẳng thành vật 2 chiều, nhưng khi bạn gấp nó lại thì bạn sẽ có được 1 hộp 3 chiều. Đề bài: trong tất cả các hình hộp phía dưới, đâu là những hộp bạn có thể có được khi gấp cái hộp mẫu ở trên cùng? Nếu bạn không hoàn thành bài này trong 3 phút thì các hãng airlines sẽ loại bạn ra khỏi danh sách việc làm. Người thực hiện bài đúng giờ chủ yếu là đàn ông, đặc biệt là những ông nào theo nghề kiến trúc, toán, lái máy bay… nên 94% người theo nghề điều khiển giao thông hàng không là đàn ông. (Bạn cũng làm thử đi nhé, xem não mình thiên về hướng nào. Đáp áp có ở cuối bài). Cấu trúc sinh học của nam và nữ rất khác nhau, dẫn đến việc nam và nữ có sở thích, có cách hành xử khác nhau. Nên làm sao việc đàn ông sống chung với phụ nữ có thể giống đàn ông sống chung với đàn ông?

 

Hình vẽ lại theo ảnh chụp não, cho thấy sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới trong khả năng nhìn 3-D (Spatial ability). Phần tô đen là phần spatial ability hoạt động ở não. Theo hình, não đàn ông có nhiều tính năng spatial hơn. Đưa ra để thấy, quan hệ sống chung nam-nữ là rất khác quan hệ nam-nam hay nữ-nữ, tức quan hệ đồng tính dĩ nhiên phải khác quan hệ dị tính rồi, không cần phải chứng minh là cũng giống như dị tính.

 

Hình vẽ theo ảnh chụp não về vùng ngôn ngữ (speech location) của nam giới. Phần tô đen là phần ngôn ngữ hoạt động.

 

Hình vẽ theo ảnh chụp não về vùng ngôn ngữ (speech location) của nữ giới. Tính riêng mặt ngôn ngữ thì phụ nữ trội hơn (lý do tại sao mấy ông hay càm ràm rằng mấy bà nói nhiều). Nghiên cứu cũng cho thấy: số lượng trẻ trai mắc bệnh nói lắp luôn cao hơn trẻ gái. Nếu não trái của bé trai bị thương, bé sẽ gần như mất luôn khả năng giao tiếp qua ngôn ngữ, nhưng nếu não trái của bé gái bị thương thì bé vẫn có thể giao tiếp được. Các hình trên lấy từ Viện Tâm thần học, London, 1999.

 

*
Đáp án bài xếp hộp là:

hàng 1: hộp B
hàng 2: hộp D
hàng 3: hộp C
hàng 4: không có hộp nào

 

*

Bài liên quan:

– Tham gia THE PINK CHOICE để thấy tình yêu nào cũng đẹp 
– THE PINK CHOICE: tình yêu ấy không có gì khác biệt, là cũng đẹp, và thậm chí đáng ghen tị

– The Pink Choice – Tôi chỉ cho rằng Maika đã không hiểu
 
– “Yêu là yêu” – Mong Maika sẽ thoát khỏi cái “đèm đẹp”

– Chỉ vạch ra cái xấu, cái ác thì vẫn chỉ là phóng sự
– The Pink Choice – Nhưng tôi dị ứng với từ “Choice”
– Bàn về đồng tính: 6 biện pháp để giảm bớt kỳ thị

– Chúc mừng Maika đoạt giải nhất tại World Press Photo Contest 2013

– Từ Nick Ut đến Maika, từ thảm kịch chiến tranh đến taboo thời bình

Ý kiến - Thảo luận

12:37 Sunday,23.12.2012 Đăng bởi:  N.h.Phương Lan

Tôi thấy bộ ảnh của Maika xinh xắn, dễ chịu. Cái tên gọi chắc bàn thế cũng đủ rồi.

Nhưng tôi cũng thấy là khi bàn đến một bộ ảnh, ta nên ít nhiều xem xét nó trong tương quan với nền nhiếp ảnh (và cả điện ảnh nữa) ở nơi sở tại.

Trong một đất nước mà nền nh
...xem tiếp

12:37 Sunday,23.12.2012 Đăng bởi:  N.h.Phương Lan

Tôi thấy bộ ảnh của Maika xinh xắn, dễ chịu. Cái tên gọi chắc bàn thế cũng đủ rồi.

Nhưng tôi cũng thấy là khi bàn đến một bộ ảnh, ta nên ít nhiều xem xét nó trong tương quan với nền nhiếp ảnh (và cả điện ảnh nữa) ở nơi sở tại.

Trong một đất nước mà nền nhiếp ảnh vẫn chỉ là đèm đẹp, các vấn đề nóng nảy nhất của xã hội vẫn chưa được thể hiện một cách trực tiếp, rộng rãi, thì thói quen của các nhiếp ảnh gia cũng sẽ bị giới hạn theo, cho dù là họ chụp các bộ ảnh chỉ để cho vào ngăn kéo thôi, không in đâu cả.

Nhiếp ảnh chính thống Việt Nam hiện giờ vẫn là những ảnh chụp kiểu đơn lẻ, không có tính dự án, chỉ là sản phẩm của những ý nghĩ manh mún hoặc khung hình "ăn may". Chụp ảnh theo kiểu dự án dài hơi của Maika là rất hiếm. Mọi người góp ý nhưng cũng nên khuyến khích những gì hay ở bộ ảnh này.

Trong bộ ảnh này, tôi không thích những cảnh giường chiếu vì nói làm sao nhỉ, nó vừa che che đậy đậy lại vừa phô. Tôi thích những ảnh nói được nét đặc trưng của từng mối tình hơn. Ví dụ như cảnh người lớn tắm cho người nhỏ trong mối quan hệ đồng tính già-trẻ, thấy rất là ấm cúng và mình cứ mong quan hệ đó ơn Trời được kéo dài mãi... Mỗi cặp tình nhân đều có một đặc trưng, tiếc là điều này chưa được rõ trong ảnh của Maika, mới chỉ là chụp những người đồng tính sống với nhau thôi. Còn bản chất của mối quan hệ ấy (phù du hay là bền bỉ, bắt nạt hay là không bắt nạt...), thì không thấy hiện ra được, hoặc hiện ra rất mong manh. Chụp ảnh đám cưới thì không nói làm gì. Nhưng nếu đã chụp ảnh về một tình yêu thì nên lẩy ra được hồn cốt của tình yêu ấy.

Dù sao, giữa muôn ngàn ảnh ọt chụp thời nay vừa đẹp vừa giống nhau, được xem một bộ ảnh của Maika với cách làm việc có trách nhiệm, tôi cũng rất thích.

Cảm ơn Maika.
 

 
9:07 Sunday,23.12.2012 Đăng bởi:  Trần Quang Lu
À :D nói thêm một tí là bộ ảnh này còn phản cảm nữa cơ. Chính vì cứ chăm chăm chụp cảnh giường chiếu với bắt rận...nên vô tình đã đẩy người đồng tính nổi bật lên trong cộng đồng, đẩy họ ra xa hơn, khó mà hòa nhập được. Tác giả có nói là chia sẻ với ng
...xem tiếp
9:07 Sunday,23.12.2012 Đăng bởi:  Trần Quang Lu
À :D nói thêm một tí là bộ ảnh này còn phản cảm nữa cơ. Chính vì cứ chăm chăm chụp cảnh giường chiếu với bắt rận...nên vô tình đã đẩy người đồng tính nổi bật lên trong cộng đồng, đẩy họ ra xa hơn, khó mà hòa nhập được. Tác giả có nói là chia sẻ với người đồng tính. Sao mà phải chia sẻ? Họ có đau đớn hay mất mát gì à? Mà cứ cho là chia sẻ đi, thì cũng chỉ là bằng mồm, chứ xem ảnh thì thấy ngược lại. Thế nó mới khổ :D 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả