|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhThe Pink Choice – Tôi chỉ cho rằng Maika đã không hiểu 24. 11. 12 - 6:51 amJP
Loạt ảnh The Pink Choice của Maika xem chừng cũng thu hút nhiều lời bình luận, ủng hộ có mà phản đối cũng có; tôi cứ đắn đo mãi, chẳng biết có nên nhập hội và gửi quan điểm của mình không, nhưng tôi nghĩ rằng chủ trương của SOI là càng nhiều thảo luận càng tốt, nên tôi quyết định nêu ý kiến của mình. Đầu tiên, phải nói rằng tôi rất ngạc nhiên và vui, chủ yếu vì chẳng mấy khi tôi thấy một nghệ sĩ Việt Nam chủ động thực hiện dự án về người đồng tính. Maika cũng không khai thác mấy cái đề tài giật gân (như bạn đã viết trong statement), hay chụp người đồng tính theo kiểu quái dị trừu tượng gì đó nhằm mông má cho bộ ảnh thêm “nghệ thuật”. Cách chụp của Maika giản dị, bố cục và ánh sáng (trong con mắt nghiệp dư của tôi) là ok, không có gì để phàn nàn. Nhưng xem hết cả loạt ảnh, cảm giác chán chán cứ quanh quẩn trong người, không dứt ra được. Theo cái statement, thì một trong số những mục đích của Maika là giúp người xem cảm thông với những ai thuộc giới tính thứ ba. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng đây là một điều gần như rất khó đạt được, nhất là qua nhiếp ảnh. Thế giới đã có bao nhiêu phim, bao nhiêu tài liệu nghiên cứu, rồi lời kêu gọi “chống kì thị” thiết tha của các tổ chức nhân quyền, nhưng đối với các anh các chị có đầu óc cổ hủ thì việc bạn có thể khiến họ thay đổi quan điểm qua phim, qua ảnh, qua lời nói là vô cùng gian nan. Xã hội phải đạt được một mức văn minh nhất định kìa; khoa học, chính trị phải vững trước thì mấy dạng nghệ thuật cổ động này mới phát triển bền được. Nói thế không có nghĩa việc sáng tác nên một tác phẩm tốt, làm lay động lòng người (kể cả người dị tính) là điệp vụ bất khả. Nhưng tôi thấy rằng Maika làm chưa tới. Theo tôi, chúng ta có thể kêu gọi sự cảm thông bằng hai cách. Đầu tiên, là giúp mọi người biết rằng người đồng tính đang phải đối mặt với nhiều bất công. Đa số người đồng tính, nhất là người đồng tính ở Việt Nam, không được gia đình chấp nhận (chứ đừng nói tới xã hội). Dù họ là người tốt, chăm chỉ làm việc, không phạm pháp, thậm chí còn rất tài giỏi, nhưng phần lớn các bậc cha mẹ của người đồng tính vẫn cho rằng con mình bất bình thường, vẫn nghĩ thà mình có đứa con dốt hơn, phá hơn, nhưng có giới tính “như người ta”. Nếu công khai, người đồng tính sẽ bị dẻ bỉu, xúc phạm, bị đánh… còn không thì phải sống trong giấu diếm với cảm giác tội lỗi, dẫn đến những hành vi như tự tử. Đây là những điều không một con người nào nên chịu đựng, và việc báng bổ người đồng tính không phải là thứ một người có học, người văn mình sẽ làm. Thế nhưng Maika đâu có chụp nỗi đau hay sự dằng xé này? Mấy người mẫu của Maika hẳn phải có bố mẹ, anh chị em? Đời sống gia đình của họ thế nào? Ảnh hưởng gì đến tinh thần của họ? Tại sao những con người dị tính, nhất là những ai đang làm cha làm mẹ, làm anh chị em, nên có cái nhìn thiện cảm hơn, cởi mở hơn với người đồng tính? Việt Nam chưa đạt tới mức “hai người đồng tính có thể yêu nhau mà không gặp phải một bất công nào”; nhưng series “Pink choice” không cho thấy sự bất công này. Có lẽ Maika không muốn thể hiện series ảnh theo cách thứ nhất. Cách thứ hai thì sao? Cách này đòi hỏi người nghệ sĩ phải dẹp hết mấy cái yếu tố “bất công” qua một bên, và sáng tác những hình ảnh tập trung vào mặt tích cực, cho thấy người đồng tính cũng giống bao người khác, cũng đóng góp cho xã hội, cũng yêu, cũng có nhiều hoạt động lành mạnh. Theo lời Maika thì bạn muốn “mô tả các cảnh sống bình dị thân quen”, vậy cách thứ hai rất hợp cho “Pink choice“? Nhưng sao tôi chả thấy Pink choice có nhiều hoạt động cho lắm. Các cặp đồng tính yêu nhau sẽ đi xem phim, xem kịch? Mua quà cho nhau, cãi nhau, làm lành, dắt nhau đi hóng mát, cùng quán xuyến tổ ấm, cùng nấu cơm, giặt đồ, quét nhà… những việc này ‘thân quen’ cũng như ‘bình dị’ đấy chứ, và có thể giúp người xem cảm thấy gần gũi hơn với người đồng tính. Vậy mà Pink choice chỉ toàn ảnh ôm nhau nằm/ngồi, nhìn nhau nằm/ngồi, có hình “cắt móng chân” khang khác chút thì cũng chụp trên giường, hình chụp ngoài đồng thì lại dính phải cái màn ôm ấp! Mà sao quanh đi quẩn lại cũng chỉ vài ba người thế kia? Người đồng tính không có bạn sao? Không họp nhóm họp lớp gì à? Cái vẻ luẩn quẩn lủi thủi của những tác phẩm cứ làm tôi chán, chẳng toát lên tính tích cực gì hết. Việt Nam cũng đã có vài cặp đồng tính kết hôn với sự chấp thuận của bố mẹ, nên chuyện người đồng tính cùng đi chơi, san sẻ việc nhà, tham gia nhiều hoạt động phong phú… không thể là những chuyện không có. Tôi chẳng nghĩ rằng Maika kì thị, nhưng tôi đoán là bạn không hiểu. Nếu hiểu thì có lẽ bạn đã mạnh dạn cho người xem thấy: các cặp đồng tính không hoàn giống các cặp dị tính, và miêu tả sự “khác” này theo nghĩa tích cực, giúp mọi người chấp nhận cái muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Khỏi nói cũng biết, đa số đàn ông ngủ đều ngáy, nhưng nếu hai phụ nữ sống chung thì họ sẽ ít gặp vấn đề này. Hai người đàn ông sẽ chẳng phải chịu đựng bạn đời khi họ bực bội do “tới tháng”, trong khi hai phụ nữ lại cảm thông được cho nhau, cùng nhau bàn xem Kotex tốt hơn hay Whisper tốt hơn. Đàn ông đàn bà vốn khác nhau nên cuộc sống thường nhật của những cặp đồng tính sẽ có những điểm khác, có thể là đặc biệt, có thể là dí dỏm… Nói chung bao nhiêu đề tài hay, đơn giản, để Maika tìm tòi; chứ đồng tính chẳng thế “không có gì khác biệt” như bạn viết trong statement. Đúng, tình yêu đồng tính vẫn đẹp, nhưng nó khác chứ! “Khác” không hề xấu, nó chỉ… khác thôi. Nếu bạn thực sự hiểu thì các tác phẩm đã không lòng vòng và chán chán đến vậy. Một yếu tố nữa khiến tôi nghi ngờ rằng Maika không hiểu lắm về đề tài này là cái tựa “The Pink Choice” của series ảnh. Ai cũng biết Pink (màu hồng) hiện nay là màu của người đồng tính (cùng với màu cầu vồng rainbow), nhưng “Choice” (sự chọn lựa) là sao? Ai mà chọn được giới tính của mình? Đẻ ra thế nào thì nó thế ấy, nếu lựa được thì chẳng ai lựa một giới tính đem lại lắm rắc rối thế. Trừ những người không biết mình muốn gì, chứ những người đồng tính bẩm sinh rất ghét từ “chọn lựa” vì họ có lựa được đâu. Đã hiểu cho họ thì phải hiểu rằng bản thân họ không thể chọn giới tính của mình như chọn quần áo. Sự cảm thông luôn đáng khen, tôi hiểu Maika thực sự cảm thông với người đồng tính, bởi chẳng ai tốn sức thực hiện một dự án ảnh về một đề tài mình không ưa. Đều này rất đáng trân trọng. Nhưng “cảm thông” và “hiểu” là hai cấp độ khác nhau; và theo tôi; nghệ sĩ phải hiểu thì tác phẩm mới hay, mới lôi cuốn, mới có thể khiến người xem suy nghĩ, thay đổi quan điểm. Tôi hy vọng Maika sẽ không chùn bước vì bài viết này, mà tiếp tục tìm hiểu thêm để các tác phẩm tương lai của bạn sẽ hay hơn nữa.
* Bài liên quan: – Tham gia THE PINK CHOICE để thấy tình yêu nào cũng đẹp Ý kiến - Thảo luận
23:21
Monday,12.6.2017
Đăng bởi:
Giao
23:21
Monday,12.6.2017
Đăng bởi:
Giao
Nếu Maika mà cũng nghĩ như bạn, làm 1 bộ ảnh phản ánh đủ mọi khía cạnh về đồng tính thì chị ấy đã không thực hiện được bộ ảnh đậm chất phóng sự và chọn một góc nhìn trực diện, táo bạo như thế này; và rồi chị ấy cũng chẳng đoạt giải rồi bạn ạ!
(May mà chị ấy dự thi nước ngoài chứ dự thi trong nước chắc cũng rớt cái oạch) Tính dục là vấn đề nhức nhối và bị cấm kỵ nhất trong xã hội Việt Nam; nó cũng là trở ngại lớn nhất trong việc tìm kiếm hạnh phúc và những gắn kết riêng tư của người đồng giới. Chứ chỉ là sinh hoạt xã hội bình thường, họ có thể khoác lớp áo dị giới để ngụy trang. Những người chọn sống với giới tính thật là vì họ khao khát hạnh phúc. Bạn coi ảnh thấy buồn là đúng rồi, vì nó buồn mà. Bối cảnh xung quanh những cuộc tình này đủ cho thấy cuộc sống họ không dễ dàng: nghèo, lao động chân tay, làm tình trong khách sạn. Về bộ ảnh, cái đẹp của nó là sự chân thực, Maika cũng có nhiều góc máy hay. Nếu muốn phản ánh về đời sống đồng tính như cách của bạn thì mời xem Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng. Bộ phim tài liệu này cũng được quốc tế đánh giá cao. Mỗi dự án có một cách chọn lựa góc nhìn khác nhau thôi. Dù sao cũng cảm ơn ý kiến của bạn đã chọc cho mình comment. Xã hội Việt Nam chán lắm, quan niệm xã hội thâm căn cố đế dẫn đến truyền thông một màu thế nên cái nhìn, cảm xúc một màu cả.
15:22
Wednesday,9.9.2015
Đăng bởi:
Huỳnh Mai Anh
Mình lại nghĩ theo hướng này.Nếu bạn muốn một ai đó hiểu, cảm thông cũng như đấu tranh về một tuyên truyền nào đó mà bạn hướng tới. Thì trước tiên nhất là bạn cần cho người ta cảm nhận cái tốt đẹp mà mục đích đó mang đến. Bạn nên để họ yêu nó rồi họ mới tranh đấu được chứ. Không phải ai cũng muốn xem 1 bộ phim có kết thúc buồn, nhưng một bộ ph
...xem tiếp
15:22
Wednesday,9.9.2015
Đăng bởi:
Huỳnh Mai Anh
Mình lại nghĩ theo hướng này.Nếu bạn muốn một ai đó hiểu, cảm thông cũng như đấu tranh về một tuyên truyền nào đó mà bạn hướng tới. Thì trước tiên nhất là bạn cần cho người ta cảm nhận cái tốt đẹp mà mục đích đó mang đến. Bạn nên để họ yêu nó rồi họ mới tranh đấu được chứ. Không phải ai cũng muốn xem 1 bộ phim có kết thúc buồn, nhưng một bộ phim có kết cục hạnh phúc thì ai cũng xem được.
Với lại, bạn cứ nhận định theo vị trí của người trong cuộc đi. Bạn muốn được người ta thương hại hay cảm thông? Bạn muốn phơi bày trái tim đầy thương tích trước mặt người khác sao. Thêm một điều nữa,thay vì chụp những tấm ảnh trên, bạn cũng có thể chụp tận cảnh, quay tận mặt những người kì thị khiến họ thù dai hơn, kì thị nhiều hơn, không mang lại 1 chút lợi ích nào cho những người đồng tính cả nhưng xác thực bộ ảnh của bạn lúc đó có giá trị hơn đó. Làm ơn đi! Nên nhớ đất nước ta không như 1 số đất nước hồi giáo (đặt nặng lễ giáo, đạo đức thành trách nhiệm con người như đàn ông phải kết hợp với đàn bà mới được xem là thiên đạo). Dân phong ta rất cởi mở, vị tha,dễ thích ứng, dễ hòa hợp, nên thật sự không cần chụp 1 bộ ảnh bạo lực để đánh thức dân trí đâu. Hay bạn muốn nói là chỉ dựng ngoại cảnh giả, đến lúc đó thì bộ ảnh của bạn chẳng còn giá trị nào cả Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
(May mà chị ấy dự thi nước ngoài chứ dự thi trong nước chắc cũng rớt cái oạch)
Tính dục là vấn
...xem tiếp