Nghệ sĩ thế giới

Phượng Hoàng của bố già Xu Bing 10. 08. 10 - 8:03 am

Ngọc Trà dịch

 

Xu Bing mất 2 năm thực hiện dự án này (2008). Tác phẩm do nhà đấu giá Ravel đặt làm và nhà sưu tập nổi tiếng của Trung Quốc Berry Lam sở hữu. 

Hai con phượng hoàng đến nay đã có một chuyến du hành thú vị khắp Trung Quốc. Đầu tiên là tô điểm cho Khu mua sắm Trung tâm Bắc Kinh, sau đó “di cư” sang Thượng Hải. 

Ravel, nhà đấu giá Đài Loan là đơn vị chịu trách nhiệm mang tác phẩm khổng lồ cao 15 mét, dài 28 mét và rộng 8 mét đến Bắc Kinh. Hai con chim được treo lên trời bằng sáu cần trục lớn trong một trung tâm thương mại có tên CBD. Tại đây, hai con phượng hoàng vừa đẹp đẽ vừa đáng sợ, ám chỉ sự tranh đấu và chuyển đổi của đất nước đang trên đà đi lên này. 

 

Phượng hoàng có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa cả Đông và Tây. Là linh vật quý thứ nhì ở Trung Quốc (ngay sau  Rồng), phượng hoàng thường được tìm thấy trong các cung điện của các vị vương hậu Trung Quốc, là một hình ảnh lí tưởng của nữ tính và sự vĩnh cửu. Dùng đèn LED, Xu Bing thắp sáng hai con phượng hoàng trên bầu trời đêm Thượng Hải, góp thêm nét lễ hội và vẻ thiêng liêng vào khung cảnh ban đêm nổi tiếng ở Thượng Hải. 

 

Xu Bing là một trong những “bố già” của nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Ông nổi tiếng thế giới với tác phẩm sắp đặt Tianshu (Thiên Thư – sách trời) vào cuối những năm 1980. Vị trí của ông trong bối cảnh nghệ thuật đương đại Trung Hoa lại càng sắc nét khi Viện Hàn lâm Nghệ thuật Trung ương mời ông về nước (ông là người Mỹ gốc Hoa) và trao cho ông vị trí Phó Chủ tịch vào năm 2008 – một việc làm “khác thường” của chính phủ Trung Quốc.

 Sống tại Mỹ, ngay khi về thăm nước, Xu Bing lập tức bị ấn tượng bởi quá trình phát triển đô thị nhanh chóng của Trung Quốc và từ đó nảy sinh ý tưởng làm hai con chim phượng hoàng, sử dụng các nguyên liệu đã bị bỏ đi từ một công trường xây dựng ở một trung tâm tài chính, đáng lẽ cũng là ngôi nhà tương lai cho những chú chim. Không đồng ý với chất liệu khiêm tốn của tác phẩm, người đặt hàng ban đầu là nhà Ravel đã từ bỏ dự án đang dang dở, biến hai chú chim thành “vô gia cư” cho đến khi nhà tài phiệt IT Barry Lam mua lại. 

Theo Artprice.com, doanh thu của Trung Quốc từ nghệ thuật năm 2009 là 830 triệu đô-la, tức là chiếm 17.33% thị trường toàn cầu so với 7.83% năm 2008, đưa TQ trở thành nước tiêu thụ các tác phẩm nghệ thuật lớn thứ ba trên thế giới, ngay sau Mỹ và Anh. 

Chính vì nhìn thấy Phượng hoàng khi chưa cẩu lên chỉ như thế này, nhà đấu giá Ravel đã bỏ dở tác phẩm

  

Các bạn bấm vào đây để xem bộ ảnh về quá trình làm tác phẩm.  

  

Ý kiến - Thảo luận

1:31 Friday,13.8.2010 Đăng bởi:  ART
Bạn ơi, với Thông hello nói làm gì hả bạn. Chắc giờ này Thông hello đang ngồi nghiên cứu xem có anh chàng nào vẽ hay hay để mình bắt chước ý mà.
...xem tiếp
1:31 Friday,13.8.2010 Đăng bởi:  ART
Bạn ơi, với Thông hello nói làm gì hả bạn. Chắc giờ này Thông hello đang ngồi nghiên cứu xem có anh chàng nào vẽ hay hay để mình bắt chước ý mà.  
1:26 Friday,13.8.2010 Đăng bởi:  thong pham huy
sao không đề cử luôn THÔNG hello luôn đi rồi đặt tên luôn cho trường là Đại học Mỹ thuật HELLO.
...xem tiếp
1:26 Friday,13.8.2010 Đăng bởi:  thong pham huy
sao không đề cử luôn THÔNG hello luôn đi rồi đặt tên luôn cho trường là Đại học Mỹ thuật HELLO. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả