Khác

Chủ nhật, tuần cuối cùng: Xuất sắc giao hưởng viết bằng dòng máu của cải lương 06. 05. 13 - 9:37 pm

Bài và ảnh: Tịch Ru

 

LUALA Concert Xuân Hè 2013

20. 4. 2013 – 5. 5. 2013
Thứ Bảy và Chủ Nhật
16:00pm – 18:00pm
61 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
www.luala.vn
www.facebook.com/lualavn

 

Chủ nhật, 6. 5. là buổi diễn cuối cùng của LUALA concert Xuân Hè 2013. Hôm nay, đại dàn nhạc LUALA sẽ xuống đường. Như mọi khi, khán giả đã đến từ rất sớm để chọn một chỗ đẹp cho mình.

 

Mới hôm qua, thời tiết còn mát mẻ như mùa thu, thế mà hôm nay đã oi ả như mùa hè. Trước giờ diễn, đội bảo vệ đã phải lo căng dù che cho khán giả.

 

Nhưng, như hôm đầu tiên của mùa LUALA 2013, công an phường lại ra làm khó dễ. May mà lần này nghệ sĩ Đào Văn Trung nhờ có quen biết nên đã giải quyết mọi chuyện ổn thỏa. Thật không hiểu nổi vì sao chức năng của công an phường lại là cấm che dù cho dân khỏi nắng khi nghe nhạc.

 

Dàn nhạc LUALA hôm nay đã quay trở lại. Những khuôn mặt thân quen và thân thiện.

 

Đặc biệt, trong chương trình hôm nay, nghệ sĩ cải lương Đào Văn Trung sẽ trình bày bản concert violon với dàn nhạc do chính anh soạn. Đây cũng chính là tác phẩm anh làm tốt nghiệp cao học. Tôi rất tò mò, không biết một nghệ sĩ cải lương khi sáng tác concerto với dàn nhạc thì sẽ ra sao.

 

Hai nhạc sĩ Vũ Nhật Tân và Ngọc Đại đến từ rất sớm.

 

Họa sĩ Hoàng Thị Bích Liên hôm nay cũng đến sớm.

 

Bà Natasha – chủ Gallery Natasha ở Hàng Bông.

 

Drummer Lê Quốc Hưng của Phù Sa band – một người bạn rất thân với Đào Văn Trung.

 

Saxophone Quang Phú (áo caro đỏ) đang nói chuyện với một thành viên của dàn nhạc. Anh Quang Phú cũng từng trình diễn ở mùa LUALA Thu Đông trước.

 

Họa sĩ Lê Quảng Hà. Cứ định hỏi anh dạo này đã thoát khỏi vụ lùm xùm hôm nọ chưa mà cuối cùng bận quá lại không hỏi được.

 

Nghệ sĩ nhạc dân gian Ngô Hồng Quang đứng cạnh ông Đỗ Ngọc Minh (áo xanh, ngoài cùng bên phải) của DX – đơn vị tổ chức LUALA Concert.

 

Chương trình được bắt đầu. Phần một của chương trình là dàn dây trình diễn những tác phẩm cổ điển quen thuộc từ các mùa LUALA concert trước.

 

Với những đóng góp không biết mệt mỏi và là một trong những người tiên phong đưa âm nhạc xuống đường phố, nghệ sĩ Xuân Huy đã trở thành một biểu tượng của LUALA concert.

 

Khán giả hôm nay đến rất đông. Nhưng cũng như các buổi LUALA trước, hoàn toàn không có cảnh chen lấn xô đẩy. Trật tự đến mức tôi làm công việc chụp ảnh mà thấy rất ngại khi phải đi đi lại lại.

 

Cuối phần 1 của chương trình, nghệ sĩ Đào Văn Trung lên trình diễn tác phẩm concerto cho violon của anh, có tên “Hồn Việt”, với cả đại dàn nhạc dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Kim Xuân Hiếu. Ngoài ra còn có thêm cả sự góp mặt của nghệ sĩ Văn Doanh thổi tù và.

 

Đại dàn nhạc có thêm bộ đồng.

 

Và bộ gõ. Hôm nay có cả vibraphone.

 

Bộ gỗ. Bạn nào muốn tìm hiểu về tính năng nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển thì có thể tìm đọc các bài LUALA ở mùa Thu Đông trước, trong đó có giới thiệu về từng bộ.

 

Bộ gõ phách của cải lương.

 

Lúc đầu, tôi cứ nghĩ “Hồn Việt” sẽ là một tác phẩm kết hợp giữa cải lương và dàn nhạc giao hưởng. Nhưng không phải thế, đây là một tác phẩm đương đại hoàn toàn độc lập. Với chất liệu dân gian sẵn có, mà cụ thể ở đây là cải lương trong máu của Đào Văn Trung. Tác phẩm là sự hòa quyện chặt chẽ giữa nhạc cụ solo và cả đại dàn nhạc; lúc biết nhường, lúc biết điểm xuyết, lúc thì bổ trợ để tôn nhau lên. Đây vẫn là một tác phẩm giao hưởng, nhưng lần đầu tiên, một tác phẩm giao hưởng vẽ cho tôi thấy kênh rạch miền Tây Nam bộ, thấy cái tinh thần “đờn ca tài tử” đặc trưng, cũng như sự phiêu lãng trong cải lương xưa kia.

 

Bản concerto kết thúc bằng tiếng tù và của Văn Doanh. Khán giả thật sự ngỡ ngàng và thích thú với sản phẩm kết hợp đầy độc đáo này. Theo tôi, đây là một tác phẩm xứng đáng để nghe đi nghe lại nhiều lần. Sau đó, anh Đào Văn Trung cảm ơn người thầy, cũng là người cha thứ hai của mình: nghệ sĩ cải lương mù Kim Sinh (áo trắng).

 

Giờ nghỉ giải lao, các phóng viên ra phỏng vấn nghệ sĩ Đào Văn Trung. Bên cạnh là vợ anh (áo xanh) và hai bác thân sinh ra anh.

 

Ba nghệ sĩ Nhất Lý, Quyền Thiện Đắc và Ngọc Đại đang bàn luận rất rôm rả về tác phẩm của Đào Văn Trung.

 

Phần hai của chương trình lại tiếp tục với dàn dây chơi các tác phẩm cổ điển. Bài đầu tiên là Emperor Waltz do Nguyễn Khắc Thành chỉ huy.

 

Sau đó là tác phẩm Ave Maria của Giulio Caccini do Xuân Huy trình bày cùng dàn nhạc.

 

Song tấu cho 2 violon của Bach do Khắc Thành và Công Thắng trình bày.

 

Song tấu cho 2 violon của Bach do Xuân Huy và Công Thắng trình bày. Các tác phẩm cổ điển này cũng đã từng được trình diễn ở mùa LUALA trước. Nghe mà nhớ mùa LUALA Concert Thu Đông năm ngoái quá.

 

Sau đó là tác phẩm concerto 4 đàn của Vivaldi, do Mỹ Hương, Thu Bình, Công Thắng và Xuân Huy trình diễn.

 

Các tác phẩm cổ điển được chơi rất chuyên nghiệp và suất sắc. Rút kinh nghiệm từ các lần trước, bản concerto 4 đàn của Vivaldi này có ba hồi. Và nghệ sĩ Xuân Huy đã nhắc nhở khán giả rằng giữa các hồi thì đừng vỗ tay làm ngắt mạch của tác phẩm.

 

Như giới thiệu ở LUALA mùa trước. Thu Bình và Công Thắng là anh em ruột, còn Mỹ Hương là cô họ của anh Công Thắng.

 

Khán giả đến rất đông. Việc kết thúc mùa LUALA concert lần này bằng nhạc giao hưởng là rất hợp lý, vừa cho người nghe một chút nhớ nhung nhẹ nhàng, lãng đãng, lại vừa làm dịu đi cái nắng nóng của mùa hè, mang tâm trạng ấy để mong chờ một mùa LUALA concert tới.

 

Cảm ơn các khán giả, và đặc biệt cảm ơn đội ngũ âm thanh đã đi cùng với LUALA concert từ những ngày đầu tiên. Trong hình là những người phụ trách phần âm thanh của chương trình: Vũ Trọng Long, Nguyễn Văn Tuân.

 

Cảm ơn đội ngũ bảo vệ năng nổ và nhiệt tình, được mệnh danh là “những chiến binh hậu trường”. Từ trái qua phải: Anh Khang, anh Thọ, anh Trình và anh Hùng.

 

Có lẽ, điều quan trọng nhất mà LUALA Concert Xuân Hè lần này mang lại là: từ bây giờ, nhiều khán giả sẽ không còn ác cảm hay kì thị với mấy từ “thử nghiệm”, “đương đại” nữa… Kỳ thị chăng, khéo lại chính là những người làm nhạc thử nghiệm, đương đại. Bằng chứng là, từ đầu tới cuối chỉ thấy có mỗi anh Nhật Tân với anh Mạnh Hùng!

 

*

Bài liên quan:

– LUALA Concert Xuân hè 2013: đa dạng, mới mẻ, và thách thức 
– Thứ Bảy, tuần đầu tiên: Phù Sa Band tay chơi tái xuất. Đào Văn Trung nghệ sĩ trổ tài

– Chủ nhật, tuần đầu tiên: Khi đàn đáy của Xuân Hoạch không e dè nhạc điện tử của Trí Minh

– Thứ Bảy, tuần thứ 2: Vượt khỏi những khán phòng, nghe Lê Cát Trọng Lý hân hoan yêu cuộc sống

– Chủ nhật, tuần thứ 2 (phần 1): Ai, nhạc cụ nào có mặt ở Làng Tôi hôm qua?

– Chủ nhật, tuần thứ 2 (phần 2): Trong mưa rào, cả nghệ sĩ lẫn khán giả đều xuất sắc

– Thứ Bảy, tuần thứ 3 (phần 1): Điểm danh khán giả đi xem Phó An My

– Thứ Bảy, tuần thứ 3 (phần 2): Cứ thử đi An My. Quan trọng là dám thử.

– Chủ nhật, tuần cuối cùng: Xuất sắc bản giao hưởng viết bằng dòng máu của cải lương

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả