Gẫm & Bình

Giải Discovery năm nay: tẻ nhạt, miễn cưỡng, chỉ vì ham đen trắng 10. 08. 13 - 7:47 am

Sean O’Hagan , P. Lê dịch

 

Một trong những bức ảnh của series “Lost&Found” (Mất&tìm lại) của Yasmine Eid-Sabbagh và Rozenn Quere, series tái sử dụng ảnh cũ của một gia đình tha hương.

.

Giải Discovery của liên hoan ảnh Rencontres thường là dịp để các nhiếp ảnh gia mới nổi khoe tài; nhưng năm nay, với  xu hướng nghiêng về ảnh đơn sắc và tài sáng tác ảnh cũ, giải Discovery chẳng tạo được ấn tượng gì đặc biệt.

Giữa những giải thưởng lớn và có tiếng tăm tại Rencontres d’Arles, giải Discovery là một thước đo chuẩn cho các phong trào nhiếp ảnh mới đầy hứa hẹn. Hội đồng chấm giải gồm 5 giám tuyển đến từ khắp nơi trên thế giới, mỗi người sẽ ứng cử 2 tài năng đang lên. Nhưng năm nay, những tác phẩm thú vị lại lác đác. Có lẽ vì chủ đề của liên hoan Rencontres d’Arles 2013 là “Arles trong màu Đen”, nghĩa là là liên hoan Arles với ảnh đen-trắng; dường như những tác phẩm trưng bày quá chăm chú vào quá trình tạo ảnh (đen trắng) nên làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm

Ảnh chụp Dubai đen trắng của Martin Becka

Ảnh chụp Dubai đen trắng của Martin Becka

Martin Becka sử dụng một chiếc camera 40x50cm để chụp Dubai  – thành phố hậu hiện đại bậc nhất – trong màu đen trắng. Martin in ảnh trên giấy nến âm bản, một kĩ thuật xưa không kém ngành nhiếp ảnh. Tác phẩm trông hao hao ảnh tĩnh từ một bộ phim khoa học viễn tưởng thời những năm 50, do một kẻ sùng bái chủ nghĩa hiện đại chụp. Thú vị đấy, nhưng lại tẻ nhạt lạ lùng.

Tương tự là ảnh tintype (in trên thiếc) của Craig J Barber, chụp những người nông dân và dân tiều phu vùng ngoại ô phía Bắc New York, kỹ thuật chụp tintype cần một độ phơi sáng rộng – theo Barber thì độ phơi sáng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 hay 3 nhịp tim – nó khiến  cho mấy bức ảnh chân dung của anh trông như ảnh cũ. Song lần nữa, tôi lại thấy vô cảm, dù cho kỹ thuật của anh rất tỷ mỉ.

Ảnh tintype chụp tiều phu của anh Craig

Ảnh tintype chụp tiều phu của anh Craig

Tại phòng khác của cuộc trưng bày, 3 ứng viên ngả theo dòng found photography (tái sáng tác ảnh cũ) – một trong những trào lưu “hay bắt gặp” của nhiếp ảnh đương đại. Found photography chủ yếu muốn lý giải cuộc tấn công của ảnh kỹ thuật số bằng cách tái thể hiện các tác phẩm cũ. Hai nhiếp ảnh gia trẻ Yasmine Eid-Sabbagh và Rozenn Quere dùng bộ ảnh (cũ) của một gia đình để lột tả quá trình tha hương của họ từ Palestine đến Lebanon; bộ ảnh pha trộn hư cấu, giai thoại và lịch sử. Với tôi, tổng quan bộ ảnh chẳng hề vượt qua nổi những chi tiết lẻ tẻ của nó; sự sắp đặt này khiến tôi thấy bối rối hơn là khai sáng cho tôi. Ảnh found photography của Marcela Paniak có sức hút hơn, Marcela tìm ảnh cũ từ một sạp chợ trời, tái sáng tác chúng bằng cách xếp hoa khô lên các bức ảnh. Cảm giác siêu thực của bức chân dung từ đó lan toả tới các tác phẩm khác của cô, ảnh sử dụng những hình tượng cổ tích do Marcela nhớ lại từ thời thơ ấu ở Ba Lan. 

Một trong những bức ảnh của series “Lost&Found” (Mất&tìm lại) của Yasmine Eid-Sabbagh và Rozenn Quere, series tái sử dụng ảnh cũ của một gia đình tha hương.

Một trong những bức ảnh của series “Lost&Found” (Mất & tìm lại) của Yasmine Eid-Sabbagh và Rozenn Quere, series tái sử dụng ảnh cũ của một gia đình tha hương.

 

Một bức ảnh chân dung với hoa khô của Marcela

Một bức ảnh chân dung với hoa khô của Marcela

Tất cả các tác phẩm đều có vẻ hơi thiếu thực tế so với những bức ảnh found photography do giám tuyển Pháp Daine Dufour trưng bày, chúng tập trung vào cuộc nổi dậy đình đám tại Thổ Nhĩ Kì vào năm 1968. Với tên “Một đám mây khói đen”, những bức ảnh đen trắng lốm đốm sạn ghi lại các cuộc tấn công trên phố, những vụ nổ súng và ẩu đả. 

Một bức của series “đám mây khói đen”

Một bức của series “đám mây khói đen”

Ảnh do một nhiếp ảnh gia vô danh chụp – người đơn giản chỉ chứng kiến những việc trên, sau đó anh đem giấu những bức hình trong hàng thập kỉ. Dufour viết: “Nhiếp ảnh mang một ngôn ngữ mà mọi người đều có tkhả năng hiểu được cho dù họ không có kiến thức lịch sử”. Vậy là chẳng có kỹ thuật gì ở đây cả, chỉ có sự miễn cưỡng. Và một cảm giác thiếu mục đích lởn vởn ở đâu đó trong một giải Discovery kém ấn tượng.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả