Điện ảnh

Tích Hy Lạp dưới mắt Hollywood (phần 2): tích một đằng, phim một nẻo 13. 09. 13 - 6:55 am

Pha Lê tổng hợp

 

Hoàng hậu Gorgo của phim “300”

.

Sau phần 1, chúng ta hãy tìm hiểu thêm những yếu tố Hollywood thích đơn giản hóa khi làm phim về tích/sử Hy Lạp cổ. Như vậy thì người tốt, kẻ xấu mới rạch ròi; phim sẽ ít triết lý nhập nhằng, và bài học đạo dức của nó cũng dể hiểu. Bà Barbara Goff – giảng viên văn học cổ điển của Đại học Reading – giải thích “Lấy ví dụ truyện Iliad, truyện tập trung vào chiến tranh, và đặt ra những câu hỏi quan trọng như ‘Giá trị của một người đàn ông là gì?’ ‘Giá trị của một người phụ nữ là gì?’. Nhưng truyện không nói rõ là nó muốn đề cao những vinh quang tìm thấy trong chiến tranh hay muốn đả kích chiến tranh. Tuy kể về trận đánh giữa quân Hy Lạp và quân Troy, và Hy Lạp thắng, nhưng trong đấy không nói ‘Người Hy Lạp là người tốt’, còn ‘Người thành Troy là kẻ xấu’”

Cũng vì lý do đó, mà phim chẳng thể sát rạt với tích được.

Người hùng

Luôn là một đề tài khó, cái khiến phim trở thành hay hoặc dở. Alexander đại đế là nhà lãnh đạo vĩ đại hay là một kẻ hâm hâm? Phim Alexander của Oliver Stone cứ lượn lờ giữa hai thái cực, làm người xem chẳng hiểu Alexander là như thế nào, thành thử phim thất bại. Brad Pitt trong vai Achilles cũng bị mấy chuyên gia xúm vô chê, do Achilles là một tráng sĩ dũng mãnh, tuy uýnh nhau giỏi nhưng đầu óc phải hơi truyền thống, “đơn giản”. Có điều, Brad Pitt lại thể hiện Achilles theo kiểu hiện đại, nhạy cảm. Nhưng phim Troy cũng nhờ có các anh hùng đẹp trai nhạy cảm “theo gu thời nay” mà thành công tại phòng vé.

Brad Pitt đóng vai Achilles trong phim “Troy”

Brad Pitt đóng vai Achilles trong phim “Troy

Xem ra, khi làm phim về sử/tích Hy Lạp thì người hùng phải hơi “một chiều” tý. Bằng chứng hùng hồn nhất là Hercules. Từ phim truyền hình Hercules của những năm 90s, rồi phim hoạt hình Hercules của Disney, và Hercules sắp ra mắt năm 2014, vị thần “con lai” này đứng đắn khác hẳn tích gốc: không mê trai, không lăng nhăng, không giết oan người mình yêu.

Hercules và cô bạn gái Megara trong phim hoạt hình “Hercules” của Disney

Hercules và cô bạn gái Megara trong phim hoạt hình “Hercules” của Disney

Khi phóng viên hỏi đạo diễn Renny Harlin rằng phim Hercules của anh có giống tích không, Renny trả lời “Không, phim sẽ kể về Hercules lúc trẻ, khi anh vừa mới tự chấp nhận rằng mình là con của Zeus.”

Một cảnh của “Hercules” sẽ ra mắt năm 2014

Một cảnh của “Hercules” sẽ ra mắt năm 2014

Chứ mà kể theo giống tích thì không chừng chẳng ma nào sẽ vô rạp để xem một anh hùng mập mờ giới tính, giết lầm bồ.

Hoàng hậu/người tình

Vua nào cũng có vợ, anh hùng nào cũng có (một) người yêu (thay vì nhiều người yêu giống sử/tích), nhưng đa số các cô chỉ xuất hiện cho phim được “đúng công thức”. Trừ một số hoàng hậu như Gorgo của phim “300” (2004) hay công chúa Andromeda của “Wrath of the Titans” (2021) là có tí cống hiến cho câu chuyện, chứ phần lớn vai nữ trong phim về tích cổ chẳng có gì nhiều để làm, và giá trị thì gần như ngang bàn ngang ghế. Chủ yếu mấy cô là mục đích để các ông giành giựt, chém giết, ghen tuông vớ vẩn.

Hoàng hậu Gorgo của phim “300”

Hoàng hậu Gorgo của phim “300”

Nô lệ (không phải da đen)

Chỉ xuất hiện nhiều trong phim sử về La Mã, nhất là La Mã thời Chúa Jesus. Trong phim (ví dụ như tác phẩm kinh điển Ben-Hur), các ông Hoàng đế La Mã thường là kẻ ác, kẻ bóc lột, kẻ buôn nô lệ; còn nhân vật chính (người hùng) đi theo Chúa nên cuối cùng họ sẽ là người chiến thắng.

Cảnh đua xe ngựa nổi tiếng của Ben-Hur, ai mà chưa xem phim này phải tìm xem ngay!

Cảnh đua xe ngựa nổi tiếng của Ben-Hur, ai mà chưa xem phim này phải tìm xem ngay!

Tuy nhiên, nô lệ thường vắng mặt trong các phim về Sparta, vì Hollywood khoái miêu tả xã hội Sparta là xã hội anh hùng, tôn trọng tự do, nên nhét nô lệ vào đấy quả không hợp. Chứ đúng theo sử lẫn tích thì Sparta giàu mạnh được là nhờ nô lệ, số lượng nô lệ ở Sparta cổ cực kỳ cao.

Chiến tranh

Hầu hết các phim về Hy Lạp/La Mã sẽ có chiến tranh cũng như uýnh nhau, nếu chỉ xem phim thì không ai sẽ hiểu nổi người Hy Lạp lấy đâu ra thời gian để sáng tác chính kịch, làm thơ, viết sách triết học, tìm ra công thức toán, chế thuốc trị bệnh… Lúc nào cũng thấy họ bận bịu bao vây thành phố, đánh Troy, đánh quân Persian, cãi nhau bằng thứ tiếng Anh Shakespears hoặc tiếng Anh vùng tỉnh lẻ.

Một cảnh của “Agora” (http://soi.today/?p=53926), đây là phim hiếm hoi về Hy Lạp cổ mà không dính nhiều tới chiến tranh, tuy nhiên cũng phải chen vô tý bạo động.

Một cảnh của “Agora”, đây là phim hiếm hoi về Hy Lạp cổ mà không dính nhiều tới chiến tranh, tuy nhiên cũng phải chen vô tý bạo động.

Từ tích/sử đến tranh đã một đằng, từ tích đến phim là một nẻo khác nữa!

*

 

Bài liên quan:

– Tích Hy Lạp trong mắt Hollywood (phần 1): cho hở hang, cho tiếng Anh, nhưng không cho yêu trai     
– Tích Hy Lạp dưới mắt Hollywood (phần 2)

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả