Khác

Thái Quốc Cường! Ông đã có môn đệ, (dù người ta không nhắc tới tên ông) 03. 01. 14 - 7:23 pm

BTT

Đại bàng trắng. Tranh vẽ bằng diêm sinh của Trung Nghĩa

Hôm nay đọc Sài Gòn Tiếp Thị – tờ báo sắp đi vào cõi tử – thấy có bài này. Theo đó, “trong hai ngày 3 – 4.1.2014, giới yêu âm nhạc và hội hoạ tại TP.HCM có dịp thưởng thức triển lãm giao thoa âm sắc chủ đề Tiếng gọi núi rừng tại nhà Trưng bày triển lãm thành phố.”

Họ trình bày thế nào?

Bài báo cho hay: “Suốt chương trình, trong khi hai nhạc sĩ trình diễn âm nhạc, hoạ sĩ sẽ vẽ một tác phẩm bằng kỹ thuật khói lửa.”

Ba người trình diễn trên sân khấu. Ảnh từ SGTT

Một người trong nhóm cho biết: “Đây là hình thái nghệ thuật mới, các nốt nhạc chúng tôi chơi sẽ quyện vào bàn tay của người họa sĩ khi anh vẽ tranh. Trong một lần đi thực địa tại Tây Nguyên, cả ba chúng tôi vô tình cảm nhận được điều độc đáo của sự giao thoa và đây là dịp chúng tôi chia sẻ cho người yêu thích loại hình nghệ thuật này.”

À, hóa ra là các anh phát hiện ra trong một lần đi Tây Nguyên, chứ không phải lấy từ ai nhỉ, thế mà tôi cứ tưởng là thó của Thái Quốc Cường, tức Cai Guo Qiang,

Theo VNE, “21 bức tranh tại sự kiện này đều được thực hiện từ chất liệu khác so với chất liệu phổ biến trong hội họa, đó là: khói, lửa từ đèn xì, đèn dầu, diêm sinh, đuốc và đất để vẽ trên loại giấy dày và xốp.”

Con báo Lucy, tranh của Trung Nghĩa

Nói đến thể loại vẽ tranh bằng diêm sinh mà không nhắc đến Cai Guo Qiang thì hoặc là họa sĩ Trung Nghĩa không bao giờ đọc báo, tra mạng, hoặc là có đọc, có biết tay tổ này nhưng lờ tít đi.

Việc đi theo một phương pháp của người khác là điều chấp nhận được, nhưng làm nghệ sĩ có lẽ càng nên sòng phẳng hơn người thường, cứ nói trắng ra là bên Tàu có một ông như thế, như thế, đã làm lâu rồi, nổi tiếng thế giới rồi, thì có ai coi thường mình đâu. Cùng phương pháp mỗi người có thể mỗi khác mà!

Chân dung những người thợ mỏ, được Thái Quốc Cường vẽ bằng thuốc súng trong tác phẩm “1040m dưới lòng đất” tại Ukraina

Nói chung là chán họa sĩ Trung Nghĩa quá. Đặc biệt là đọc cái bài Kẻ đốt diêm sinh tìm bộ lạc, nói về “gã Tarzan”, rất nghệ sĩ, với đủ loại câu chuyện trong veo phía sau những bức tranh, nhưng cứ làm như tự mình nghĩ ra phương pháp này. Càng đáng trách hơn khi trong ê-kíp có hẳn một vị Việt Kiều am hiểu về hội họa. Am hiểu gì mà đến Cai Guo Qiang – bậc thầy của loại hình này – cũng không biết. Chẳng lẽ khi theo đuổi thể loại này mà không tìm hiểu gì về nó sao? Và vì sao có sự trùng hợp thế nhỉ? Cũng dùng thuốc nổ để vẽ, và cũng nói về thân phận các con vật trong và sau vụ nổ?

Tác phẩm “Hổ và đại bàng” của Thái Quốc Cường. Các bạn đọc về ý nghĩa bức này ở nửa sau bài này nhé.

Ý kiến - Thảo luận

16:11 Saturday,20.6.2015 Đăng bởi:  Văn Khang

Gửi bác
em không phải dân pro về hội họa.
nhưng nói thật mấy bức tranh của ông Cường cho em thì giá trị của nó là để mồi lửa đốt bếp thôi.
- không phải ca ngợi VN chê TQ. em nhìn tranh của ông Nghĩa còn hiểu còn giật mình vì điều ông ấy muốn nói. nó có tiếng trong tranh.
còn tranh của ông Cường chỉ là kẻ câm trong thế giới hội họa. ( có th
...xem tiếp

16:11 Saturday,20.6.2015 Đăng bởi:  Văn Khang

Gửi bác
em không phải dân pro về hội họa.
nhưng nói thật mấy bức tranh của ông Cường cho em thì giá trị của nó là để mồi lửa đốt bếp thôi.
- không phải ca ngợi VN chê TQ. em nhìn tranh của ông Nghĩa còn hiểu còn giật mình vì điều ông ấy muốn nói. nó có tiếng trong tranh.
còn tranh của ông Cường chỉ là kẻ câm trong thế giới hội họa. ( có thể mình không lắng nghe dc tiếng trong đó. nhưng mình thấy tranh của 2 người này chả có gì giống nhau cả, cái hồn nó hoàn toàn khác.) dù cách vẽ có phần giống nhau.

 
10:11 Wednesday,27.8.2014 Đăng bởi:  Bam bi

Gửi bài báo.
Theo mình thì bất cứ nghệ thuật nào cũng dựa trên bề dày lịch sử,có thể bài báo nhắc để mọi người đừng quên người sáng tạo bậc thầy trong phong cách vẽ diêm sinh,nhưung một phần nào đó lại phủ nhận đi khả năng sáng tạo người Việt.
Phải chăng khi thấy tác phẩm sáng tạo nghệ sĩ Việt ra đời,thì ta cứ qui chụp cho là đạo, đánh c
...xem tiếp

10:11 Wednesday,27.8.2014 Đăng bởi:  Bam bi

Gửi bài báo.
Theo mình thì bất cứ nghệ thuật nào cũng dựa trên bề dày lịch sử,có thể bài báo nhắc để mọi người đừng quên người sáng tạo bậc thầy trong phong cách vẽ diêm sinh,nhưung một phần nào đó lại phủ nhận đi khả năng sáng tạo người Việt.
Phải chăng khi thấy tác phẩm sáng tạo nghệ sĩ Việt ra đời,thì ta cứ qui chụp cho là đạo, đánh cắp của nước ngoài.
Chỉ mong tương lai đừng để tài năng vùi dập .Thân ái

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Mỹ học vị quan hệ (phần 2)

Nicolas Bourriaud - Như Huy dịch

LẦN HỒI: Phương tiện hay đam mê của người trẻ?

An Bàng thực hiện (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả