|
|
|
|||||||||||||
Văn & ChữHọc dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 7) 26. 02. 14 - 10:54 pmGene Weingarten - Phạm Tuấn Anh dịchTiếp theo phần 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và hết NGƯỜI HÙNG VĂN HÓA CỦA NGÀY HÔM ĐÓ ĐÃ ĐẾN GA L’ENFANT PLAZA MUỘN, trong hình hài không có gì ấn tượng lắm của một ông John Picarello, một người đàn ông nhỏ con với một cái đầu hơi hói. Picarello lên đến đỉnh của thang cuốn ngay sau khi Bell vừa bắt đầu chơi bản nhạc cuối cùng, một hồi tấu của bản “Chaconne.” Trong đoạn băng video, bạn có thể thấy Picarello đứng sững lại giữa đường, nhìn quanh để tìm xem nhạc đến từ đâu, sau đó đi về phía đầu kia của khu sảnh chờ. Ông ấy kiếm một chỗ ở quá quầy đánh giầy, đối diện với hàng người mua vé số, và trong chín phút tiếp sau ông không rời khỏi vị trí đó dù chỉ một mảy may. Picarello hit the top of the escalator just after Bell began his final piece, a reprise of “Chaconne.” In the video, you see Picarello stop dead in his tracks, locate the source of the music, and then retreat to the other end of the arcade. He takes up a position past the shoeshine stand, across from that lottery line, and he will not budge for the next nine minutes. Giống như tất cả những người đã đi qua và được phỏng vấn cho bài báo này, Picarello đã bị một phóng viên chặn lại khi ông ấy ra khỏi tòa nhà, và được hỏi xin số điện thoại. Giống như tất cả những người khác, ông ấy chỉ được bảo đây là một bài báo về việc đi lại đến sở làm. Sau đó trong ngày, khi chúng tôi gọi lại, giống như những người khác, ông ấy cũng được hỏi ngay lúc đầu là có gì bất thường đã xảy ra trên đường ông đi làm ngày hôm đó không. Trong số hơn 40 người được liên hệ, Picarello là người duy nhất ngay lập tức nói đến người chơi vĩ cầm. Like all the passersby interviewed for this article, Picarello was stopped by a reporter after he left the building, and was asked for his phone number. Like everyone, he was told only that this was to be an article about commuting. When he was called later in the day, like everyone else, he was first asked if anything unusual had happened to him on his trip into work. Of the more than 40 people contacted, Picarello was the only one who immediately mentioned the violinist. “Có một nhạc công chơi nhạc ở ngay đầu thang cuốn ở ga L’Enfant Plaza.” Ông có từng thấy các nhạc công ở đó trước đây không? “Không giống như người này.” Ý ông nói sao? “Người này là một nghệ sỹ vĩ cầm siêu đẳng. Tôi chưa bao giờ được nghe bất kỳ ai có đẳng cấp như thế. Anh ta xuất sắc về kỹ thuật, với một lối diễn tấu rất tốt. Cây đàn của anh ta cũng tốt, tiếng lớn và đầy. Tôi phải đi cách xa một đoạn để nghe anh ta chơi. Tôi không muốn xâm phạm đến không gian riêng của anh ta.” “This was a superb violinist. I’ve never heard anyone of that caliber. He was technically proficient, with very good phrasing. He had a good fiddle, too, with a big, lush sound. I walked a distance away, to hear him. I didn’t want to be intrusive on his space.” Thật thế không? “Đúng thế. Một trải nghiệm đúng như thế đấy. Đúng như một món quà, thật là một cách tuyệt vời, đến không thể tin được để bắt đầu một ngày mới.” Picarello biết về nhạc cổ điển. Ông ấy là một người hâm mộ Joshua Bell nhưng không nhận ra anh ấy; ông chưa từng nhìn một bức ảnh nào mới đây của anh ấy, và ngoài ra, trong suốt thời gian đó Picarello đứng cách khá xa. Nhưng ông ấy biết đằng kia không phải là một tay một đồng mười chú đang trình diễn. Trong băng video, bạn có thể thấy Picarello thỉnh thoảng lại nhìn quanh ông ấy, gần như không thể tin được. “Vâng, những người khác chẳng cảm nhận thấy gì. Không có gì chạm đến hay đọng lại trong người ta cả. Tôi thấy thực không hiểu nổi.” Khi Picarello lớn lên ở New York, ông đã học đàn vĩ cầm rất nghiêm túc với dự định sẽ trở thành một nhạc sỹ biểu diễn. Nhưng ông bỏ ngang lúc 18 tuổi khi quyết định rằng mình sẽ không bao giờ đủ giỏi để có thể sống bằng nghề đàn. Cuộc sống đôi khi làm thế với người ta. Đôi khi người ta bị buộc phải làm những điều khôn ngoan. Vì thế ông chuyển sang làm một công việc khác. Ông là một quản lý viên ở Sở Bưu chính Hoa Kỳ. Giờ không còn chơi vĩ cầm nhiều được nữa. When Picarello was growing up in New York, he studied violin seriously, intending to be a concert musician. But he gave it up at 18, when he decided he’d never be good enough to make it pay. Life does that to you sometimes. Sometimes, you have to do the prudent thing. So he went into another line of work. He’s a supervisor at the U.S. Postal Service. Doesn’t play the violin much, anymore. Khi rời đi, Picarello kể lại, “Tôi khiêm tốn bỏ xuống 5 đô.” Đúng là ông ấy đã tỏ ra khiêm tốn. Bạn có thể nhìn thấy điều này trong băng video. Picarello tiến lại, gần như không hề nhìn vào Bell, và bỏ tiền xuống. Sau đó, vẻ như ngượng, ông ấy đi nhanh khỏi cái người mà đã một thời ông đã muốn được trở thành như thế. When he left, Picarello says, “I humbly threw in $5.” It was humble: You can actually see that on the video. Picarello walks up, barely looking at Bell, and tosses in the money. Then, as if embarrassed, he quickly walks away from the man he once wanted to be. Ông ấy có tiếc về cái cách mà cuộc đời đã xoay vần thế không? Ông quản trị viên bưu điện trầm ngâm suy nghĩ điều này. ”Không. Nếu như người ta yêu cái gì đó nhưng lựa chọn không theo nghiệp đó thì đó không phải là điều gì phí phạm. Bởi vì, anh biết đấy, anh vẫn còn nó. Anh vẫn còn nó mãi mãi.” BELL NGHĨ RẰNG ANH ẤY ĐÃ LÀM VIỆC TỐT NHẤT TRONG NGÀY Ở NHỮNG PHÚT CUỐI CÙNG, tức là khi chơi khúc hồi tấu của bản “Chaconne.” Và đó cũng là lúc đầu tiên có nhiều hơn một người đứng nghe cùng một lúc. Với Picarello đứng ở phía cuối, Janice Olu đã đến và đứng cách Bell một vài bước chân. Olu, một nhân viên công tín làm việc cho Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị, cũng đã chơi vĩ cầm lúc còn là một đứa trẻ. Cô ấy không biết tên bản nhạc mà mình đang nghe, nhưng cô biết người nhạc sỹ chơi bản nhạc đó có một tài năng thiên phú. Lúc đó Olu đang nghỉ để uống chút cà phê và cô ấy đã nán lại lâu hết mức có thể. Đến lúc phải đi, cô ấy nói thầm với người lạ mặt ở bên cạnh, “Tôi thực sự không muốn đi chút nào.” Người lạ mặt đứng cạnh cô tình cờ lại là một nhân viên của tờ Bưu điện Washington. Olu was on a coffee break and stayed as long as she dared. As she turned to go, she whispered to the stranger next to her, “I really don’t want to leave.” The stranger standing next to her happened to be working for The Washington Post. Để chuẩn bị cho vụ này, các biên tập của Tờ Bưu điện đã thảo luận xem nên giải quyết những hoàn cảnh có thể xảy đến như thế nào. Giả thiết được nhiều người ủng hộ nhất là sẽ rất có thể có khó khăn trong việc kiểm soát đám đông: Trong một nhóm dân cư tinh tế như ở Washington, người ta nghĩ, một vài người chắc chắn sẽ nhận ra Bell. Có nhiều tình huống “nếu thế thì sao” đầy lo âu được nêu ra. Khi dân tình tập trung lại, nếu những người khác cũng dừng lại chỉ để xem có sự lạ gì thì sao? Tin đồn sẽ lan nhanh trong đám đông. Đèn máy ảnh sẽ giật chớp. Sẽ có thêm nhiều người kéo đến; sự đi lại của khách bộ hành giờ cao điểm sẽ bị tắc lại; mấy người khó tính sẽ cự nự nhau; Vệ quốc quân sẽ được gọi đến; hơi cay, đạn cao su, vân vân và Mi Vân. In preparing for this event, editors at The Post Magazine discussed how to deal with likely outcomes. The most widely held assumption was that there could well be a problem with crowd control: In a demographic as sophisticated as Washington, the thinking went, several people would surely recognize Bell. Nervous “what-if” scenarios abounded. As people gathered, what if others stopped just to see what the attraction was? Word would spread through the crowd. Cameras would flash. More people flock to the scene; rush-hour pedestrian traffic backs up; tempers flare; the National Guard is called; tear gas, rubber bullets, etc. Sự thực là chỉ có đúng một người đã nhận ra Bell, và cô ấy gần lúc cuối cùng mới tới. Đối với Stacy Furukawa, một nhà dân số học làm việc cho Bộ Thương Mại, thì không còn gì phải nghi ngờ. Cô ấy không biết nhiều về nhạc cổ điển, nhưng đã là một trong các khán giả ba tuần trước đó, tại buổi trình diễn miễn phí của Bell tại Thư viện Quốc hội. Sao rồi lúc này, anh ta, nhà đại nghệ sỹ quốc tế, lại ở đây cò cò cử cử để xin tiền. Cô ấy chịu không hiểu nổi cái quái khỉ gì đang xảy ra, nhưng gì thì gì cô cũng không chịu để lỡ cơ hội này. Furukawa đứng cách Bell khoảng 3 mét, hàng đầu, chính giữa. Trên mặt cô ấy trưng một quả cười hết cỡ cực tươi. Cái mặt cười đó, và cô Furukawa, cứ đứng mãi ở đúng chỗ đó đến tận lúc cuối cùng. Furukawa positioned herself 10 feet away from Bell, front row, center. She had a huge grin on her face. The grin, and Furukawa, remained planted in that spot until the end. “Đấy là điều ngạc nhiên nhất mà tôi đã từng thấy ở Washington,” Furukawa nói. “Joshua Bell đứng ở đó chơi nhạc vào giờ cao điểm, và mọi người không dừng lại, cũng chẳng thèm nhìn, đôi kẻ còn quẳng cho anh ấy mấy đồng 25 xu! Hai lăm xu, mẹ bố nó! Tôi không bao giờ làm thế với bất kỳ ai. Lúc đó tôi nghĩ, Giời là giời, tôi sống ở cái thành phố loại gì mà lại có cái việc thế này xảy ra?” “It was the most astonishing thing I’ve ever seen in Washington,” Furukawa says. “Joshua Bell was standing there playing at rush hour, and people were not stopping, and not even looking, and some were flipping quarters at him! Quarters! I wouldn’t do that to anybody. I was thinking, Omigosh, what kind of a city do I live in that this could happen?” Lúc buổi trình diễn đã kết thúc, Furukawa tự giới thiệu mình với Bell, và bỏ xuống một tờ 20 đô. Nếu không tính số tiền đó — nó bị ảnh hưởng bởi sự nhận diện — thì mẻ lưới của anh ấy trong 43 phút chơi nhạc thu được $32.17 đô. Vâng, một vài người cho cả mấy đồng một xu. When it was over, Furukawa introduced herself to Bell, and tossed in a twenty. Not counting that — it was tainted by recognition — the final haul for his 43 minutes of playing was $32.17. Yes, some people gave pennies. “Thực ra,” Bell vừa nói vừa cười, “thế cũng không đến nỗi tồi. Như thế là khoảng 40 đô một tiếng. Tôi có thể kiếm đủ sống ở mức đấy, lại còn không phải trả tiền cho người đại diện.” “Actually,” Bell said with a laugh, “that’s not so bad, con sidering. That’s 40 bucks an hour. I could make an okay living doing this, and I wouldn’t have to pay an agent.” Dạo này, ở ga L’Enfant Plaza, vé số vẫn bán rất chạy. Bọn nhạc sỹ thỉnh thoảng vẫn đến và họ vẫn làm Edna Souza khó chịu. Album mới nhất của Joshua Bell, “Âm thanh của Vĩ cầm,” đã nhận được những lời khen vẫn thế của giới phê bình. (“Sự thúc giục tinh tế.” “Sự gần gũi bậc thầy.” “Hay tuyệt không thể chê vào đâu.” “Một đỉnh cao âm nhạc” “… sẽ làm tim bạn vừa khóc vừa cười cùng một lúc.”) These days, at L’Enfant Plaza, lotto ticket sales remain brisk. Musicians still show up from time to time, and they still tick off Edna Souza. Joshua Bell’s latest album, “The Voice of the Violin,” has received the usual critical acclaim. (“Delicate urgency.” “Masterful intimacy.” “Unfailingly exquisite.” “A musical summit.” “. . . will make your heart thump and weep at the same time.”) Bell đã lên đường thực hiện một tour biểu diễn ở các thủ đô châu Âu. Nhưng tuần này anh ấy sẽ về lại Mỹ. Anh ấy phải về. Hôm thứ Ba, anh ấy sẽ nhận giải Avery Fisher, giải thưởng vinh danh Kẻ Thất bại ở Ga L’Enfant Plaza là nghệ sỹ nhạc cổ điển giỏi nhất nước Mỹ. Bell headed off on a concert tour of European capitals. But he is back in the States this week. He has to be. On Tuesday, he will be accepting the Avery Fisher prize, recognizing the Flop of L’Enfant Plaza as the best classical musician in America. HẾT * Hí họa trong bài của: Koldo Barroso, Arnie Levin, Kari, trang Judybrown, Eldon Dedini
* Pearls before Breakfast: - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 1) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 2) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 3) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 4) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 5) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 6) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 7) Ý kiến - Thảo luận
15:47
Thursday,6.3.2014
Đăng bởi:
Long Cương
15:47
Thursday,6.3.2014
Đăng bởi:
Long Cương
Bài viết hay quá, hài hước mà sâu cay và rất đúng trong cái xã hội trưởng giả của thế giới hiện đại, cái thế giới của toàn những kẻ phù phiếm và chỉ giỏi nghĩ đến bản thân. May nhá, cái tay nghệ sĩ đại tài người Mỹ này nếu mà phải sống ở đất VN thì chỉ có "cạp đất" mà ăn mất thôi chứ chả phải chơi đâu các cụ ạ. Càng cám ơn cụ dịch bài nhiều nhiều.
19:33
Thursday,27.2.2014
Đăng bởi:
Xanh Sanh
" Bell nghĩ rằng anh ấy đã làm việc tốt nhất trong ngày ở những phút cuối cùng " ? - Còn tôi thì nghĩ rằng anh ấy đã làm việc tốt như nhau trong ngày và những phút cuối cùng xuất hiện những kẻ thức dậy muộn và không tỉnh trong cuộc sống.
...xem tiếp
19:33
Thursday,27.2.2014
Đăng bởi:
Xanh Sanh
" Bell nghĩ rằng anh ấy đã làm việc tốt nhất trong ngày ở những phút cuối cùng " ? - Còn tôi thì nghĩ rằng anh ấy đã làm việc tốt như nhau trong ngày và những phút cuối cùng xuất hiện những kẻ thức dậy muộn và không tỉnh trong cuộc sống.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp