|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhXanh có thể là màu ấm nhất, nhưng chưa chắc là phim hay nhất 13. 04. 14 - 9:20 pmKhi phim đoạt giải Cannes 2013 “Blue is the warmest colour” của Pháp có mặt trên thị trường băng đĩa lậu, hết người này đến người khác đè đầu bắt tôi xem nó. Ban bè thì bảo “Mày phải coi phim này”, bố tôi cũng nhiếc “Mày phải coi phim này”; riết rồi tôi thấy mình như bé Cosette trong truyện “Những người khốn khổ”, bị lão Thenardiers ra lệnh “Mày phải chơi.” Ừ thì đành, ráng ngồi để coi cái tác phẩm dài 3 tiếng này, cuối cùng tôi kết luận rằng: “Blue is the warmest colour” không phải phim dành cho mình. Nói công bằng, “Blue” không dở, nó lại có đề tài khá là toàn cầu: tình yêu đầu đời của tuổi teen. Tình yêu đầu đời thì cái nào cũng khác nhau, nhưng cái nào cũng giống nhau. Adele là một nữ sinh xinh xắn, dễ thương; cậu bạn Thomas trong trường thích Adele và cậu cũng thuộc dạng đẹp trai, tử tế. Bạn bè bảo Adele nên yêu Thomas, Adele thử yêu Thomas nhưng không thành. Adele gặp một cô nghệ sĩ (Pháp luôn thích nghệ sĩ) nhuộm tóc xanh tên Emma; Adele nhận thấy rằng mình yêu Emma và cảnh làm tình của cả hai thì nhiều và dữ dội như cảnh họ ăn uống (phim Pháp thường có đồ ăn.)
Lớn lên, Adele trở thành cô giáo (phim Pháp rất hay có con nít), và mối quan hệ giữa Adele với Emma bắt đầu gặp trục trặc. Tôi nói phim này không dở vì đạo diễn đã nắm bắt được nguồn năng lượng dư thừa dồi dào và đầy lạc quan của tuổi trẻ; cũng như quá trình tàn phai của nguồn năng lượng này khi người ta lớn lên. Emma lẫn Adele là hai nữ thanh niên, đầu tóc của họ hơi rũ rượi cũng như phá cách, khuôn mặt của họ ít son phấn nhưng tràn đầy sức sống; họ cảm nhận nhiều nhưng giải bày cảm xúc thì lúc đúng lúc sai. Khi họ yêu nhau, mọi thứ gần như xoay quanh cái tình yêu đó. Trong mấy phim teen Hollywood, diễn viên đóng vai thanh thiếu niên toàn mặt phấn một cục, nhìn già khú; đầu tóc với quần áo cứ trau chuốt bóng nhẫy kém tự nhiên, chẳng có cái dáng luộm thuộm nhưng dễ thương như Adele và Emma. Phải nói rằng hai nhân vật chính của “Blue” rất dễ gân thiện cảm vì họ chân thật. Mạch truyện của đoạn lúc cả hai lớn lên, có công ăn việc làm cũng vậy; làm thế nào Emma và Adele giữ được ngọn lửa tình yêu sáng chói như khi họ còn trẻ là vấn đề nan giải. Tuổi trẻ nào cũng hăng hái yêu, nhưng đến khi phải trả tiền nhà, tự tay nấu nướng dọn dẹp, chăm chút cho sự nghiệp riêng của bản thân thì mọi sự nó khác.
Nếu bạn thuộc loại thích xem phim đồng tính nữ thì khả năng bạn thích “Blue” là rất cao; phim đồng tính nữ không nhiều, cả điện ảnh lẫn truyền hình. Dù là nam hay nữ, kiếm ra một tác phẩm về để tài đồng tính chẳng khác gì mò kim đáy bể; trân trọng “Blue” vì thể loại của nó luôn thuộc dạng “hiếm muộn” cũng không phải là điều khó hiểu. Những phim đồng tính nữ có trên thị trường Việt cũng toàn phim Mỹ, đây lại là phim Pháp, phong cách lạ hơn, với cảnh làm tình vừa nhiều vừa quay theo kiểu “không thủ thuật hòng che giấu các bộ phận nhạy cảm.” Còn những ai ít xem phim đồng tính nữ nhưng muốn thử cho biết sẽ tìm thấy nhiều điều mới mẻ ở “Blue”; Phim tôn trọng nhân vật nên khán giả sẽ nhận ra rằng người đồng tính cũng chả khác gì dị tính, cũng hừng hực yêu (cảnh yêu có nhiều “thông tin hữu ích”), cũng học hành, đi làm, cũng là những người với tính tốt tính xấu. Nếu bạn ít xem phim đồng tính nữ thì “Blue” sẽ rất hợp vì nó không chỉ liên quan tới… đồng tính nữ, nó kể về cuộc suống của hai con người đương đại từ lúc họ còn là thiếu niên đến khi trưởng thành – một đề tài gần gũi với mọi người. Vậy tại sao tôi lại không thích “Blue” lắm nhỉ? Tôi thấy “Blue” là một tác phẩm tốt, không dở, nhưng điểm chán nhất của phim là nó không mang yếu tố gì thật sự xuất sắc. Mọi thứ đều hay, trên mức trung bình, nhưng xuất sắc thì không. Góc máy có phong cách, đạo diễn Kechiche của “Blue” thường xuyên dùng cảnh cận và quay sát mặt nhân vật để nắm bắt nội tâm và giúp người xem cảm thấy gần gũi hơn với Adele cũng như Emma. Tuy nhiên lúc nào cũng sát rạt thế thì thật bít bùng; Kechiche ít khi mở rộng cái ống kính, khiến tôi vừa xem 3 tiếng vừa thấy khung hình cứ ngột ngạt, màu cứ buồn buồn. Để rồi có phong cách cũng như không có.
Cảnh làm tình của “Blue” thì nhiều và lắm người thích chúng vì chúng không trau chuốt. Nhưng thực tế thì phim châu Âu nó vậy, phim Mỹ có màn bóng bẩy hoá các cảnh giường chiếu, nhìn đẹp nhưng thật ra chẳng thấy gì hết. Còn phim châu Âu lại mạnh mẽ, không ngại ngùng quay những thứ nhạy cảm, bớt đẹp hơn Mỹ nhưng chân thật. Tôi vẫn nhớ, Jodie Foster từng nói rằng trong phim “Nell” cô đóng năm 1994 có cảnh khoả thân; cô muốn quay cảnh này theo phong cách Pháp cho nó mộc, nhưng đạo diễn lại quay theo kiểu đẹp đẽ nên cô không thích. Phong cách của “Blue” cũng giống với nhiều phim châu Âu khác rồi, bởi vậy mấy cảnh giường chiếu trong “Blue” suy ra cũng không đặc biệt lắm. Phim nắm bắt được cuộc sống đương đại của hai nhân vật đương đại, nhưng so với các phim mang đề tài đương đại thì “Blue” vẫn thua xa những phim của các đạo diễn như Mike Leigh hoặc Alex Payne về mức sâu sắc lẫn cách diễn đạt. Lời thoại, tình tiết trong phim không dở nhưng cũng không khiến ta phải suy nghĩ nhiều. (Và thực chất, “Blue” còn thua các phim Kechiche từng làm trước đây) Và khỏi nói cũng biết, đây là một tác phẩm hay với đề tài đồng tính nữ, nhưng đề tài này vẫn có tác phẩm xuất sắc hơn. Ít người biết đến chúng vì chúng không nhận đề cử nọ kia, tuy nhiên đều này không có nghĩa rằng “Blue” xuất sắc hơn cả. Đọc tới khúc này, có thể bạn mắng tôi gàn; tôi từng giới thiệu phim giải trí kia mà; “Blue” là phim nghệ thuật, phim lại hay, mọi yếu tố đều không dở, thì phàn nàn cái gì? Đúng, tôi công nhận “Blue” hay thật; và có lẽ bạn còn thấy nó hay hơn nữa, nhưng biết thế chứ tôi vẫn không tài nào đem lòng yêu bộ phim này được. Tôi cho rằng đã là phim được Cannes tung hô như “Blue” thì phải có cái gì đấy vượt trội, nhưng hóa ra cái gì cũng đều nhau, khiến tôi có cảm giác phim hơi làng nhàng. Thà như phim “The Night Is Falling” của nữ đạo diễn Patricia Rozema; bộ phim đồng tính nữ này dở dơn “Blue”, nhưng Rozema quay rất đẹp, cảnh cận ra cận, cảnh góc rộng nhìn thoáng đãng, cảnh nên thơ nhìn rất nên thơ. Lắm kẻ biết “Night is Falling” không hay nhưng vẫn phải mua đĩa về ngắm cách Rozema quay phim. Còn “D.E.B.S” (cũng đề tài đồng tính tuổi teen) của Angela Robinson tuy có “trung bình cộng” không cao bằng “Blue” nhưng nó mang nhiều lời thoại dí dỏm và tình huống châm biếm hài hước đúng với phong cách của Robinson, khiến tôi vừa xem vừa ôm bụng cười, phục cách Robinson chơi chữ rất tài tình. “Blue” thì sao? Tôi xem xong “Blue” là tôi gãi đầu đi đọc truyện tranh, tôi không thấy phí thời gian nhưng cũng không thấy mình thu nhặt được cái gì mới. Tôi từng xem một phim khác của Kechiche là “The secret of the grain”. Mới đầu nghe nói rằng nó liên quan đến nhà hàng và ăn uống nên tôi lên mạng lần mò tìm bộ phim vì tôi thích đề tài ẩm thực. Tôi đã ngạc nhiên vì xem xong mới biết phim rất hay, kể về một gia đình nhập cư tại Pháp với cách quay thoáng đãng nhưng không quá trau chuốt đến giả tạo, lời thoại vừa chân tình vừa chua cay, truyện phim nhẹ nhàng nhưng cách dẫn truyện thì quyết liệt. Nhưng trong “Blue”, thế mạnh của Kechiche biến đi đâu mất, ngoài mấy cảnh làm tình có phần hơi táo bạo ra thì cái gì cũng đều đều (nhưng phải nói thật, ai phàn nàn rằng “Blue” có cảnh làm tình táo bạo thì chắc là người đó chưa xem “A Room in Rome”.) Có lẽ tôi đã quá kỳ vọng vào Cannes và vào Kechiche nên khi xem “Blue” tôi thấy hụt hẫng chăng? Gì thì gì, tôi sẽ không xem lại “Blue” và không mua DVD để bỏ nó vào cái kệ “những phim đồng tính nữ xuất sắc nhất” trong tủ phim của mình. Ý kiến - Thảo luận
19:41
Wednesday,10.8.2016
Đăng bởi:
Hany
19:41
Wednesday,10.8.2016
Đăng bởi:
Hany
Bản thân mình bây giờ mới biết đến mấy phim này, nhưng thú thật thì mỗi phim mỗi vẻ khác nhau, công nhân phim Châu Âu táo bạo ở chỗ không che giấu điều gì trên cơ thể cả, và cho dù có là Blue hay Room in Rome thì mình thấy một điều đơn giản của phim Châu Âu là họ táo bạo và có nét chân thật, mình đã khóc khi xem phim Room in Rome, vì nó chân thật và đem lại cho người xem cảm thấy cảm thông và đồng cảm với nhân vật trong phim
19:01
Monday,14.4.2014
Đăng bởi:
zen
Mình rất thích phim này, cảm ơn bạn về việc chia sẻ một cái nhìn khác về phim BIWC. Những phim bạn đề cập đến so sánh với BIWC mình đã xem qua, tuy nhiên những phim đó không ấn tượng với mình, thậm chí có phim mình thấy quá nhảm như “A Room in Rome”... hihi
BIWC như bạ ...xem tiếp
19:01
Monday,14.4.2014
Đăng bởi:
zen
Mình rất thích phim này, cảm ơn bạn về việc chia sẻ một cái nhìn khác về phim BIWC. Những phim bạn đề cập đến so sánh với BIWC mình đã xem qua, tuy nhiên những phim đó không ấn tượng với mình, thậm chí có phim mình thấy quá nhảm như “A Room in Rome”... hihi
BIWC như bạn nói ở nhiều khía cạnh nó làm ta cảm giác mọi thứ đều đều đều ấy, không có gì nổi bật từ cốt truyện, góc quay, cảnh vật, con người... chẳng phải là nhàm chán sao. Mình thích BIWC không phải vì những thứ đó mà là vì nó chân thật và gần gũi, nói đại khái là cảm nhận được nổi đau của nhân vật. Đó là điều mà các phim khác chưa đem lại được cho mình. Cũng giống như là ở ngoài có nhiều cô gái hoặc đẹp, hoặc giàu có, hoặc có cá tính, hoặc rất thú vị hóm hỉnh sao mình không yêu lại yêu cô gái mọi thứ đều bình thường. Bởi vì đơn giản mình cảm giác an toàn, gần gũi và sống chân thật ở cô gái đó :) Thật ra mình có 1 điểm không thích ở phim này là cảnh nóng giữa 2 nhân vật chính, điều mình cảm thấy xót nhất vì đó là cảnh không chân thật nhất trong phim, có điều gì đó rất gượng ép và không thăng hoa trong chuyện đó :) Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Bản thân mình bây giờ mới biết đến mấy phim này, nhưng thú thật thì mỗi phim mỗi vẻ khác nhau, công nhân phim Châu Âu táo bạo ở chỗ không che giấu điều gì trên cơ thể cả, và cho dù có là Blue hay Room in Rome thì mình thấy một điều đơn giản của phim Châu Âu là họ táo bạo và có nét chân thật, mình đã khóc khi xem phim Room in Rome, vì nó chân thật và đem lại cho ngư
...xem tiếp