Trường phái

Về bức Leda Atómica của Salvador Dalí 12. 11. 14 - 6:16 am

Phan Hà dịch, từ Wikipedia

.

Leda Atómica (Atomic Leda), Salvador Dalí, 1949. Sơn dầu trên canvas, 60 x 44cm

Leda Atomica (Leda nguyên tử) là một bức tranh được Salvador Dalí vẽ vào năm 1949. Bức tranh mô tả Leda, hoàng hậu xứ Sparta trong thần thoại, với con thiên nga.

Leda có khuôn mặt là chân dung của vợ Dalí, người đang ngồi trước một bệ với một con thiên nga đang lơ lửng đằng sau và bên trái bà. Những vật khác như sách, một số hình vuông, hai chiếc ghế có bậc và một quả trứng trôi lững lờ quanh nhân vật chính. Ở đằng sau, hai bên cạnh của bức tranh, là đá ở Cap Norfeu, cho biết nơi chốn vẽ tranh.

Sau khi quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, Dalí chuyển các tác phẩm của mình theo hướng mới, dựa trên nguyên tắc rằng nếu nghệ thuật thực sự là đương đại thì thời hiện đại phải được thẩm thấu vào nghệ thuật. Dali hiểu được tính không liên tục của vật chất khi đã lồng ghép một cảm thức huyền bí về của việc bay bổng vào trong bức tranh Leda Atomica.

Cũng giống như người ta phát hiện ra rằng ở mức độ nguyên tử, về mặt vật lý, vật chất không còn va chạm với nhau nữa, Dalí cũng đem cả nước cho treo lơ lửng trên bờ – một yếu tố sẽ có mặt trong nhiều tác phẩm về sau của ông.

Mọi vật trong bức tranh được vẽ cẩn thận cho bất động trong không gian, và không có vật nào trong tranh nối với nhau. Leda trông như thể đang cố gắng chạm lấy gáy con thiên nga, nhưng không chạm.
 

Chi tiết tranh

“Dalí cho chúng ta thấy những xúc cảm dâm đãng có tôn ti trật tự, lửng lơ như thể treo trong không trung, phù hợp với lý thuyết hiện đại về “không có gì va chạm” của vật lí nguyên tử. Leda không chạm vào thiên nga; Leda không chạm vào bệ, bệ không chạm nền, nền không chạm biển, biển không chạm bờ…”
 

Không vật nào trong tranh chạm vào nhau

Bức tranh được sắp xếp theo một khung toán học nghiêm chuẩn, tuân theo “tỉ lệ thần thánh”. Leda và con thiên nga được đặt trong một hình ngũ giác, bên trong đó đã được lồng một ngôi sao năm cánh, từ đó Dalí tiến hành nhiều phác thảo. Năm cánh/5 điểm của ngôi sao tương trưng cho những hạt giống của sự  hoàn hảo: tình yêu, trật tự, ánh sáng (sự thật), sức mạnh ý chí và lời (hành động).

Sự hài hòa về cấu trúc được họa sĩ tính toán dựa theo những “lời chỉ bảo” của nhà toán học người Romania, Matila Ghyka. Không giống như nhiều đồng nghiệp đương thời mang quan điểm rằng toán học làm chia trí hoặc ngăn cản cảm xúc nghệ thuật, Dalí cho rằng bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào, nếu đúng là nghệ thuật, phải dựa trên bố cục và tính toán. Và Ghyka đã đưa ra công thức toán học làm nên tỉ lệ vàng cho các cạnh của hình ngũ giác trong tranh.
 

Một phác thảo trong lòng ngôi sao 5 cánh

Nhắc tới các thần thoại cổ, Dalí đã ví mình với Pollux bất tử, còn người anh trai đã chết của ông đại diện cho Castor, kẻ hữu tử của cặp sinh đôi này. Cũng tương tự thế, ông ví chị gái Ana Maria của mình là Clytemnestra hữu tử, trong khi Gala vợ ông đại diện cho Helen thần thánh. Salvador Dalí viết, “thoạt tiên tôi vẽ Leda Atómica để ca tụng Gala, nữ thần siêu hình, và tiếp theo tôi tạo một ‘không gian lơ lửng’”.

Đạo Thiên Chúa mà Dalí theo cũng cho phép những cách giải thích khác về bức tranh. Bức tranh có lẽ đã được hình thành như một lời diễn giải tích Tin mừng. Con thiên nga đang thì thầm về tương lai vào tai nhân vật chính, có thể nhắc ta nhớ tới truyền thuyết rằng sự thụ thai Chúa Jesus đã đạt được bằng hơi thở của Chúa Thánh Linh vào tai trinh nữ Mary. Leda nhìn thằng vào mắt con chim với một sự biểu lộ niềm thấu hiểu về những điều đang xảy ra với bà, về những điều sẽ xảy ra trong tương lai, về thực tại không chắc chắn của cô. Sự biến hình cho Mary của Dalí là kết quả của tình yêu, như thể ông đã tạo ra tình yêu với Gala, hệt như Thiên Chúa đã tạo ra tình yêu với Mary.

 

Ý kiến - Thảo luận

14:09 Friday,14.11.2014 Đăng bởi:  phạm quang hiếu
úi zời, Anh Nguyễn và Lê Thúy có vẻ nhiều lỉ bì đô ác á :)))
...xem tiếp
14:09 Friday,14.11.2014 Đăng bởi:  phạm quang hiếu
úi zời, Anh Nguyễn và Lê Thúy có vẻ nhiều lỉ bì đô ác á :))) 
9:59 Friday,14.11.2014 Đăng bởi:  Anh Nguyễn
@Lê Thúy: mình rất tiếc vì không đồng ý với bạn về khoản này. Thử dùng một analogy nhé: một người có thể rất đói nhưng chưa chắc đã ăn nhiều, vì kén chọn, vì ăn kiêng, vì... thiếu tiền, có thể có vô vàn lý do. Do đó đói bụng không đồng nghĩa với tham ăn.

Tương tự thế, một người có thể có libido cao nhưng không "dâm," vì không có tài chính, không hấp dẫn,
...xem tiếp
9:59 Friday,14.11.2014 Đăng bởi:  Anh Nguyễn
@Lê Thúy: mình rất tiếc vì không đồng ý với bạn về khoản này. Thử dùng một analogy nhé: một người có thể rất đói nhưng chưa chắc đã ăn nhiều, vì kén chọn, vì ăn kiêng, vì... thiếu tiền, có thể có vô vàn lý do. Do đó đói bụng không đồng nghĩa với tham ăn.

Tương tự thế, một người có thể có libido cao nhưng không "dâm," vì không có tài chính, không hấp dẫn, vì đạo đức, tôn giáo bắt phải diệt dục, vv,...

Hơn nữa, libido là một thứ (có thể) nói một cách clinical là nhiều hay ít, nhưng "dâm" lại rất chủ quan. Là quan hệ với nhiều người? Là quan hệ với một người... nhiều? Là quan hệ kiểu... không bình thường? Có cái "dâm" với người này lại không "dâm" với người khác, ở thời này chứ không ở thời khác, nước này chứ không nước khác, vv...

Ví dụ trên rất thú vị nhưng cái tụi con trai đó nói, đúng như bạn bảo, là một thứ phán đoán (prediction, assumption.) Libido là một yếu tố có thể dẫn đến hư, nhưng chưa chắc libido đã là hư :) Bạn có thể tham khảo "correlation versus causation" về vấn đề này. Hai thứ bạn nói gần giống nhau nhưng lại vẫn khác nhau hoàn toàn đó ạ.

Thân, 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả