Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn” 27. 03. 15 - 10:18 am

Cùng học tiếng Việt

1. Khinh

Khinh vốn là từ Hán Việt mang nghĩa “nhẹ”, 輕 có hình cỗ xe và dòng nước chảy, ý nói xe nhẹ nên chạy được nhanh.

Từ đó, khinh phát triển ý thành động từ, mang nghĩa “xem nhẹ”, hay tiêu cực hơn là “coi thường”, như trong khinh rẻ, khinh bỉ.

Người Tàu khi gọi khí hiđrô đã dùng chữ khinh, nhưng thay cái xe bằng bộ khí, 氫, mang ý chỉ hiđrô là khí nhẹ nhất. Trước khi thống nhất về danh pháp khoa học, khinh khí là cũng là một tên gọi của hiđrô trong tiếng Việt, và hiện giờ chúng ta còn chữ khinh khí cầu.

Các khinh khí cầu chuẩn bị cất cánh tại Chambley-Bussieres, Pháp, hôm 27. 7. 2012, nhằm đạt kỷ lục số khinh khí cầu cùng bay lên một lúc tại Festival quốc tế về Khinh khí cầu ở Lorraine. Ảnh: Alexandre Marchi

Trước đây hầu hết khinh khí cầu đều được bơm khí hiđrô. Nhưng từ sau thảm họa Hindenburg nổi tiếng của ngành hàng không năm 1937: chiếc tàu bay khinh khí LZ 129 Hindenburg của Đức phát nổ gần New Jersey, Hoa Kỳ, người ta phải xem lại việc sử dụng cái khí trùm gây nổ này và thay bằng nhiều loại khí nhẹ khác để đảm bảo an toàn hơn.
 

LZ 129 Hindenburg phát nổ. Hình dựng lại, lấy từ trang behance.net

So sánh một tí: Trong khi người Tàu gọi là khinh khí, người Việt gọi là khí hiđrô (cách gọi này bắt nguồn từ cuốn Danh từ Khoa học của GS Hoàng Xuân Hãn) thì người Nhật và người Triều Tiên gọi hiđrô là thủy tố (Nhật: suiso, Hàn: suso) dịch đúng theo gốc tiếng Hy Lạp mà các ngôn ngữ Tây dùng, hudorgennao = ta tạo ra nước.

2. Mọn

Mọn là từ Nôm, mang nghĩa nhỏ, bé. Chữ Nôm viết mọn là    gồm chữ Tiểu biểu ý (nhỏ) và chữ biểu âm là Môn (cái cửa門), hoặc chữ  Muộn (trái tim nằm trong cái cửa悶).

Mọn không còn được dùng nhiều trong tiếng Việt hiện đại, chỉ còn dùng khá hạn chế, và có thể kèm thêm sắc thái nhún nhường. Thế nhưng trong thơ Nôm thời Lê và ca dao tục ngữ vẫn thường hay gặp từ mọn dùng thay cho từ nhỏ. Phải chăng trước đây, trong tiếng Việt cổ, từ mọn được dùng rộng rãi hơn?

Ví dụ:

1. cha già con mọn

Cha già con mọn. Hình từ trang made4lovers

2. “Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
     Trời ban tối, ước về đâu?”
     Nguyễn Trãi – Quốc âm thi tập, Ngôn chí bài 13

(Thuyền nhỏ còn chèo không dừng được
Trời tối rồi, biết về đâu?)
*
Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

0:22 Tuesday,31.3.2015 Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt
Khoai mon là 1 loại khoai gì đấy màu tím ở ngoài Bắc chăng? Chờ Raumuong Noigian giải đáp thôi chứ em thua rồi.
...xem tiếp
0:22 Tuesday,31.3.2015 Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt
Khoai mon là 1 loại khoai gì đấy màu tím ở ngoài Bắc chăng? Chờ Raumuong Noigian giải đáp thôi chứ em thua rồi. 
22:56 Monday,30.3.2015 Đăng bởi:  Raumuong Noigian
Cảm ơn FB "Cùng học tiếng Việt" về từ "mọn". Đố bạn câu này, hồi tôi học cấp III, được ông bác đố giải nghĩa câu: "Khi đi nhớ vợ nhớ con/ Khi về nhớ củ khoai mon ("mon" chứ không phải "môn" nhé)trên rừng". Thách giải nghĩa cho chuẩn đấy. Nếu ok, mà chỉ có duy nhất một đáp án thôi, thì mất gì mình cũng tặng cho bạn, hic :)
...xem tiếp
22:56 Monday,30.3.2015 Đăng bởi:  Raumuong Noigian
Cảm ơn FB "Cùng học tiếng Việt" về từ "mọn". Đố bạn câu này, hồi tôi học cấp III, được ông bác đố giải nghĩa câu: "Khi đi nhớ vợ nhớ con/ Khi về nhớ củ khoai mon ("mon" chứ không phải "môn" nhé)trên rừng". Thách giải nghĩa cho chuẩn đấy. Nếu ok, mà chỉ có duy nhất một đáp án thôi, thì mất gì mình cũng tặng cho bạn, hic :) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ăn kem – xem show

Mr Thứ Hai – Chu Minh Vũ | Việt Nam Ngày Mới

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả