Gẫm & Bình

Nghệ thuật của
“anh hề nơi triều chính” 23. 10. 10 - 7:51 am

Iola Lenzi

SERIES TRANH VẼ ĐỒNG TIỀN

Triển lãm tưởng nhớ nghệ sĩ Vũ Dân Tân
Nhân một năm ngày mất (1946 – 2009)

Khai mạc: 17:00 – 20:00, thứ năm 14.10
Triển lãm: từ 15. 10 – 14. 11. 2010
Salon Natasha
30 Hàng Bông, Hà Nội

Nghệ thuật của “anh hề nơi triều chính”: Serie tranh vẽ đồng tiền của Vũ Dân Tân

(Soi xin được đăng lại bài này từ Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật để các bạn đi xem triển lãm được trang bị thêm. Theo giới thiệu của tạp chí, tác giả bài viết này là “nhà phê bình Iola Lenzi. Bà vốn là một luật sư song việc gắn bó với nghệ thuật của bà dường như là một sự gắn bó định mệnh. Bà hiện là phóng viên đặc trách khu vực Singapore của báo The Asian Art (Nghệ thuật châu Á, trụ sở tại Luân Đôn), và là biên tập viên cộng tác cho tạp chí C- Arts chuyên về nghệ thuật đương đại châu Á. Bà là một curator độc lập về nghệ thuật thị giác đường đại Đông Nam Á. Với nghệ thuật Việt Nam, bà sưu tập nhiều tác phẩm của nghệ sĩ Vũ Dân Tân và từng tổ chức triển ãm giới thiệu nghệ thuật của ông ở Singapore, các năm 2001 và 2003.” Trong trường hợp bài viết có những đoạn mà bạn thấy khó hiểu, chúng ta có thể cùng trao đổi một cách cởi mở, đó cũng là một cách tập dượt để đọc dần những thứ khó hơn về sau… Bản thân Soi cũng phải đi đọc lại để hiểu rõ hơn :-). Tên bài dài, Soi xin được cắt ngắn lại.)

*

Serie tranh về đồng tiền của Vũ Dân Tân, sáng tác trong vòng gần 1 thập niên, từ năm 1994 trở đi (ông mất năm 2009), tựa như một tấm thảm dệt của phong phú những thông tin và ký hiệu. Sự mô tả bằng hình tượng, kết hợp với giả thuyết mang tính chất khái niệm về sự trao đổi, tạo thành một chuỗi để được trải nghiệm và hiểu ở nhiều tầng mức khác nhau.

Mang tính cá nhân cao độ trong sự lựa chọn những hình ảnh tham chiếu, serie này đôi khi đưa ra một sự phê phán sắc sảo dưới vẻ bông đùa về những thay đổi của xã hội Việt Nam trong quá trình tiến hóa kinh tế, kể từ sau Đổi mới. Hiện thân cho thuyết nhân văn bền bỉ của Vũ Dân Tân, serie này, mang tính liên văn hóa trong phạm vi đề cập- nghệ sĩ miêu tả đồng Euro, đồng đô-la Hồng Kông, đồng dinar, và đồng bảng cùng nhiều loại tiền khác nữa. Nó đồng thời ngợi ca những sự kết nối giữa con người và các nền văn hóa.

Cũng như phần nhiều các sáng tác nghệ thuật khác của Tân, việc lựa chọn đồng tiền như một phương tiện tra vấn không phải là ngẫu nhiên. Các tầng lớp ý nghĩa ẩn dụ trong tiền tệ, trước bất kỳ một sự can thiệp hay chiếm dụng có tính chất sáng tạo nào, đều thuộc mối quan tâm cá biệt đối với nghệ sĩ. Tìm cách đạt đến nghệ thuật ở ngay nơi mà theo quy ước, nghệ thuật không hiện tồn (không thể được tìm thấy), ông cũng đã bị quyến rũ bởi bản chất đầy mâu thuẫn của đồng tiền giấy như là một kho chứa đựng các giá trị, bất chấp sự rẻ tiền và sự sao đi sao lại  của nó.

Về mặt khái niệm, đồng tiền có thể hiện thân cho một công cụ thương mại toàn năng và bởi vậy, là một liên minh của khát vọng chủ nghĩa toàn cầu, cũng như ngược lại, là tượng trưng của quốc gia và bản diện của quốc gia đó. Đồng tiền giấy và cái căn cước lưỡng thể của nó cùng với các hệ thống liên toàn cầu và địa phương đã hấp dẫn Vũ Dân Tân, người mà trong khi làm nghệ thuật, đã tìm kiếm cách chế ngự và điều hòa sự kề cận nhau đầy nghịch lý này. Cuối cùng, trong tính phổ quát của đồng tiền, Vũ Dân Tân đã tìm thấy một khuôn khổ lý tưởng cho sự bình luận của mình về quyền lực nhà nước, xã hội và văn hóa ở phạm vi rộng lớn hơn.

Trong bối cảnh Việt Nam thế kỷ XXI, nơi mà sự khắc khổ của một nền kinh tế Cộng sản/ thế giới thứ ba được thay thế bằng sự dư dả tương đối của một nền kinh tế thị trường –  dù có sự kiểm soát của nhà nước, tiền trở thành một ý tưởng có sự cuốn hút nhiều hơn với nghệ sĩ. Vũ Dân Tân, người luôn nhạy cảm trước những mâu thuẫn của đất nước mình trên đà chuyển động trong những năm hướng đến đầu thiên niên kỷ mới, đã đặc biệt nhận thức được cả các quá trình đi lên cùng những xói mòn liên đới tới sự mở cửa ra thế giới của đất nước, vị trí mới tìm được của nó trong một cấu trúc kinh tế toàn cầu, và sự khát thèm tiêu dùng của người dân, tất cả đều được biểu hiện qua đồng tiền.

Bởi vậy, đồng tiền, ở khía cạnh tồi tệ nhất như là triệu chứng và nguyên nhân của những căn bệnh xã hội mới, lại cũng (nhờ sự tái chế của nghệ sĩ) có thể như một sự phê phán đầy hài hước đối với nhà nước và chủ nghĩa cá nhân cũng như đối với sự thịnh vượng đi kèm lòng tham đã, đang lan tỏa rộng khắp ở Việt Nam từ những năm 1990 .

Song nếu serie tác phẩm về tiền của Tân có thể đem lại một cách đọc hiểu mang tính chính trị thì giọng điệu vui vẻ và lém lỉnh trong các tác phẩm ấy lại hướng cách đọc hiểu này thoát khỏi nghĩa giáo huấn hay đạo đức hóa.

Học vấn uyên bác, khả năng nhận thức về lịch sử và tầm quan trọng của nó, cùng sự yêu thích đùa giỡn với ngữ nghĩa của nghệ sĩ đã góp nên một sự biểu đạt thị giác mà có thể dễ dàng “phịa” ra những kết nối giữa con người với con người, giữa các địa điểm và sự kiện; đồng tiền hoạt động cùng lúc như là biểu tượng và nhân tố tạo điều kiện cho sự giao tiếp nhân văn liên quốc gia. Những giấy tờ giao dịch ngân hàng, vượt xa trước sự thể hiện của các hệ thống giao dịch xã hội rộng mở hơn, được Tân sử dụng như bons-mots  thị giác trong phản ứng lại với các sự kiện chính trị; ví dụ như việc trao trả Hồng Kông về Trung Quốc đại lục năm 1997, hay scandal tình ái của Bill Clinton với cái tên Monika Lewinski. Mozart, Charlie Chaplin, Napolenon, nàng Helen trong câu chuyện thành Troy, nàng Leda của thần thoại Hy Lạp đều là các thành viên trong ngôi đền bách thần tiền tệ của Fou- Jean Tân. Fou-Jean Tân, chữ ký trong serie tác phẩm này của ông, không hẳn vô thưởng vô phạt. Nghệ sĩ đã lấy trọn ý nghĩa của nhân vật “le fou” (tiếng Pháp, nghĩa là anh hề trong triều đình phong kiến xưa), để nhấn mạnh sự sẵn sàng giữ vai trò phê phán của một người ngoài (the outsider) bởi ông ở đây, luôn luôn, trong ngôi nhà thế giới chung, lướt qua từng nền văn hóa, từng đất nước; một công dân toàn cầu hoàn hảo.
 
Cuối cùng, Vũ Dân Tân cũng có thể đã bị lôi cuốn bởi đồng tiền giấy như một phương tiện được in ấn. Khám phá các kỹ thuật sao chụp- rẻ tiền và đại chúng- theo định nghĩa- và sau đó bôi màu bằng tay thành các bản khác nhau, Tân theo một phương pháp luận được định tính hóa bởi sự tự do của chính nó, vượt xa khỏi sự kiềm chế của tính chất chính thống nơi trường Mỹ thuật. Không quan tâm đến các bản sao và mức độ sao lại, ở đây, nghệ sĩ đã nhẹ nhàng đi lui đi tới giữa (cái gọi là) nghệ thuật-đóng dấu-cá nhân và sự nặc danh của đồng tiền; serie tác phẩm này đã hợp nhất các ý tưởng về một giao dịch kinh doanh không giới hạn với sự sáng tạo độc nhất trong một cách thức rất hậu hiện đại.

Cho dù Tân đặc biệt không phải là một người làm tranh in  song trong sự nghiệp sáng tạo, ông lặp đi lặp lại cách sáng tác theo serie . Những thay đổi nhỏ diễn ra từ bức này tới bức khác nhưng dựa trên nguyên tắc là một gia đình tác phẩm hơn là các tác phẩm đơn lẻ. Người ta dễ cho rằng sự yêu thích việc tái tạo này trong sáng tác của Tân bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật Pop- Art Tây phương theo kiểu Warhol.

Song dù sở trường mô tả bằng hình tượng của Tân là bao trùm thì nó cũng không bao giờ phát sinh một cách hình thức hoặc đơn thuần chỉ là hình ảnh mô tả; các nguồn tạo nên sự quan tâm của Tân trong những serie tác phẩm này được tìm thấy đây đó quanh nhà ông, và có thể kể đến: thứ nhất, bản sao tiếp nối bản thân ông như một Napoleon- và nhiều người khác- có thể được xem như là một sự lật đổ đầy châm biếm thói sùng bái danh nhân; thứ hai, những bản in khắc gỗ truyền thống và bản địa, không có chữ ký cá nhân ; và nguồn thứ ba là một phản ứng lại sự áp đặt của tiêu chuẩn phương Tây lên Việt Nam, mà theo đó, dạng tác phẩm nghệ thuật cá nhân, có ký tên mới là bá chủ.

Cuối cùng, dầu vậy, có thể là khả năng của việc in ấn, nhờ vào sự rộng mở và linh hoạt về ngữ nghĩa cũng như về việc miêu tả bằng hình tượng của nó, đáp ứng tầm nhìn về thế giới của Tân vốn luôn được tái hiện dưới nhiều chiêu bài khác nhau trong nghệ thuật của ông.

Lém lỉnh và vô tư lự trong ngôn ngữ hình ảnh, đồng tiền của Tân, khi được khảo cứu kỹ lưỡng, lại cho thấy những thông điệp mang suy tưởng đầy tính khiêu khích hoặc đôi khi được mã hóa phức tạp. Đặt để phương tiện vào vị trí của khái niệm một cách tinh quái, Tân, tự do như luôn vậy trong việc đan lưới các ý tưởng, biểu tượng, và hình thức lại với nhau, đã kể một cách khó hiểu câu chuyện về thời đại của chúng ta trong khi cũng đẩy chúng ta vào một màn khiêu vũ với những nguyên tắc lớn lao của cuộc sống và tinh thần. Thanh nhã một cách trí thức, đầy hiểu biết về phương tiện biểu đạt, dễ dàng tiếp cận một cách thẩm mỹ, và phê phán một cách tinh tế, series sáng tác về tiền của Vũ Dân Tân là hiện thân hoàn hảo của thực hành nghệ thuật đương đại Đông Nam Á.

*

Bài liên quan:

– Vũ Dân Tân: Đến xem mà nhớ 
– Bộ ảnh đẹp: salon, rượu thuốc và bánh gấu
 
– Nghệ thuật của “anh hề nơi triều chính”

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả