Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi” 17. 04. 15 - 6:51 am

Cùng học tiếng Việt

Hôm nay chúng mình cùng điểm qua hai từ vần “m” nhé.

1. Đầu tiên là “Muông”

Muông là một từ Nôm, trong khi Thú là một từ Hán Việt. Cả hai từ đều chỉ các động vật bốn chân nói chung, lại là loại động vật có nhiều tính hoang dã, chưa thuần hóa.

.

Ngoài ra, chữ muông còn được dùng theo nghĩa chỉ con chó dữ, chó săn (từ điển Hồ Ngọc Đức), tạo thành từ ghép muông sói. Ta còn tìm thấy từ ghép này trong các văn bản cổ:

“[…] muông sói cướp lấy chiên và làm cho tản lạc.”

(Kinh Thánh tiếng Việt bản 1928, Giăng 10:12)

Chúng ta có các từ ghép như muông thú, hay chim muông. Nhưng giờ có nhiều người dùng sai từ chim muông, bỏ mất phần thú, chỉ còn phần chim, thí dụ như bài “Chim muông – diễn viên của tự nhiên” trên VNE thì chỉ nói về chim.

Trong phân loại sinh học, thú tương đương với động vật có vú, đều chỉ lớp mammalia tiếng Latin. Trên wikipedia tiếng Việt từng có tranh cãi rằng không phải con thú nào cũng có vú, vậy gọi thú là “động vật có vú” thì có đúng không.
 

Thú mỏ vịt thuộc bộ “thú huyệt” ( Monotremata) có tuyến sữa phân tán trên mặt bụng nhưng không có vú. Hình trong “”Dictionnaire universel d’histoire naturelle”

Lại có ý kiến còn cho rằng chữ “có vú” nghe “bất nhã” quá, hãy dùng từ muông để dịch chữ mammalia này đi

Người ta quên mất danh pháp sinh học được tạo ra nhằm mục đích phân loại dựa vào đặc điểm sinh học, được định nghĩa rõ ràng trên quan điểm khoa học, không phải theo định nghĩa dân gian từ xưa. Chữ “có vú” nghĩa là có tuyến sữa để nuôi con, vì vậy mới cho cá heo, cá voi vào lớp thú (hay lớp động vật có vú), dù các loài này không lộ rõ bốn chân cho chúng ta thấy.
 

Cá heo thuộc bộ Cetacea chung với cá voi, Chúng là thú có vú, nhưng chi trước đã biến thành mái chèo, chi sau tiêu giảm (từ tài liệu phân loại )

Bản thân chữ mammalia là chữ được Linnaeus chế ra năm 1758 nhằm mục đích khoa học, còn chữ Latin cổ tương đương với muông chỉ thú bốn chân là chữ bestia, hay tiếng Anh là beast và tiếng Pháp là bête.
 

Phân loại các loài thú

2. Mân Côi

Nếu bạn hay đi ngang các nhà thờ Công giáo sẽ thấy chữ Mân côi. Nhiều người không hiểu chữ này nghĩa là gì.
 

Cổng vào vườn Đức Mẹ Mân Côi. Ảnh từ trang này

Mân côi, hay còn đọc là Mai khôi, nghĩa là hoa hồng. Vốn hai chữ maikhôi đều chỉ ngọc hay đá quý, khi ghép lại với nhau, nó chỉ một loại đá màu hồng, và cũng có nghĩa là hoa hồng.
 

Minh họa trong một cuốn sách từ 1578, có tên Latin là “Rosarium Philosophorum” (Hoa hồng của các Triết gia), của Jaroš Griemiller

Chữ Mân côi trong Công giáo bắt nguồn từ bài kinh tiếng Latin tên là Rosarium, nghĩa là tràng hoa hồng, dịch ra là Kinh Mân côi hay Kinh Mai Khôi = Kinh Hoa hồng.

Tranh khắc Đức Mẹ Mân Côi (Rosarium Virginis Mariae) và Chúa Jesus.

Bạn hay ăn lạp xưởng sẽ gặp chữ Mai Quế Lộ. Vốn chữ này chính xác phải đọc theo Hán Việt là Mai Khôi Lộ, nghĩa là rượu hoa hồng, một loại rượu của người Hoa (ở đây không bàn tới việc rượu này có làm từ hoa hồng hay không). Chúng ta bị nhiễm cách đọc của người Quảng Đông nên gọi trại thành Mai Quế Lộ.

Thành phần làm rượu Mai Quế Lộ (không thấy hoa hồng nhé). Ảnh từ bepnhatyna

Ké vào một phát, kỳ cũng là một loại ngọc. Kỳ khôi nghĩa ban đầu chỉ hai thứ ngọc hiếm, kỳkhôi, rồi trở thành tính từ là tốt đẹp, lạ thường. Về sau, trong tiếng Việt, kỳ khôi mới dần chuyển nghĩa sang hơi bị tiêu cực, trở thành kỳ cục (“cục” dĩ nhiên không phải ngọc ngà đá quý gì cả).

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

5:54 Saturday,18.4.2015 Đăng bởi:  phó đức tùng
theo mình biết thì rượu mai quế lộ thật đúng là hỗn hợp cao lương tửu và tinh hoa hồng. Rượu này có mùi thơm đặc biệt như nước hoa, nhưng hương rất mát. Mình đã từng uống và không có cảm giác là có vị nóng như hỗn hợp quế hồi tiêu vv. công thức mà SOI lấy có vẻ như là ở VN tự chế để tạo ra loại rượu mùi, vì rượu gạo của ta cũng không thơm. Mai quế l
...xem tiếp
5:54 Saturday,18.4.2015 Đăng bởi:  phó đức tùng
theo mình biết thì rượu mai quế lộ thật đúng là hỗn hợp cao lương tửu và tinh hoa hồng. Rượu này có mùi thơm đặc biệt như nước hoa, nhưng hương rất mát. Mình đã từng uống và không có cảm giác là có vị nóng như hỗn hợp quế hồi tiêu vv. công thức mà SOI lấy có vẻ như là ở VN tự chế để tạo ra loại rượu mùi, vì rượu gạo của ta cũng không thơm. Mai quế lộ của tàu vẫn để uống ngon, trong khi mai quế lộ như trên thì chắc chỉ làm gia vị ướp thịt, làm lạp xường thôi. xem cách làm mai quế lộ như trên, có lẽ giống dạng rượu thuốc ngũ gia bì của tầu hơn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả