Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân” 03. 05. 15 - 7:58 am

Cùng học tiếng Việt

1. Ngoan

Ngoan là một từ có các nghĩa trái ngược nhau.

Nếu bạn dùng ngoan là từ Nôm, như trong “Có con chim vành khuyên nhỏ, dáng trông thật ngoan ngoãn quá”, thì ngoan nghĩa là vâng lời, dễ bảo, có thái độ tốt.

Ngoài ra, ngoan còn có nghĩa là khôn lanh, nhanh nhạy, như trong khôn ngoan.

“Chung quanh còn những người khôn ngoan
Không có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng”
(Văn Cao – Anh có nghe thấy không)

Nếu bạn dùng ngoan là từ Hán Việt (chữ Hán 頑), thì nó có nghĩa hoàn toàn ngược lại. Ngoan lại trở thành:

– (1) ngu xuẩn,

– (2) ương ngạnh, cứng đầu hoặc

– (3) nghịch ngợm, không nghe lời.

Do đó, ngoan cố không phải là vừa ngoan ngoãn, vừa cố gắng, mà là vừa cứng đầu, vừa cố chấp. Còn gian ngoan thì cho các bạn tự giải nghĩa.

Nếu bạn là fan Kim Dung (truyện hay phim cũng được) thì bạn đã biết nhân vật Châu (Chu) Bá Thông còn có nick trên giang hồ là Lão ngoan đồng. Ngoan đồng là từ Hán Việt nên phải hiểu theo nghĩa Hán Việt là đứa trẻ tinh nghịch, ý chỉ Châu Bá Thông già mà tính nết như trẻ con. Đồng ở đây là đứa trẻ, như trong nhi đồng hay mục đồng – từ trang trọng để chỉ trẻ (chăn) trâu.
 

Lão Ngoan Đồng

 

2. Thực dân

Nhân có bạn gửi tin nhắn nhờ tụi mình giải thích chữ thực dân.

Chữ thực ở đây không phải nghĩa là “ăn” như trong ẩm thực, mà là chữ thực trong thực vật hay phồn thực. Chữ thực trong thực dân người Nhật dùng là 植, trong khi người Trung Quốc dùng 殖. Cả hai chữ thực này đều có một nghĩa chung là trồng cây.

Chữ này rất nhiều khả năng cũng nằm trong số những chữ người Nhật chế ra để dịch thuật ngữ phương Tây. Chữ Tây colony cùng gốc với culture đều là từ động từ colo mà ra, nghĩa là cày cuốc, trồng trọt.

Trong thời kỳ cận và hiện đại, thực dân là những người đến vùng đất khác để trồng trọt, xây dựng một cộng đồng mới (chủ yếu chỉ người da trắng). Ở châu Mỹ, từ thực dân chỉ những người châu Âu tới khai phá, rồi bị mẫu quốc chèn ép, dẫn tới cách mạng Hoa Kỳ và cách mạng Mỹ Latin. Còn ở châu Phi và châu Á, chủ yếu người Âu sang để thành lập thuộc địa nhằm cai trị và buôn bán. Ngoài ra ở bất kỳ đâu, mỗi khi có di dân thì luôn có ít nhiều xung đột xảy ra giữa thực dân và người bản địa.

Mua bán giữa dân da đỏ bản địa Mỹ với thực dân Anh

 

Dân bản địa “xử lý” người thực dân

 

Lính thực dân thử súng ở căn cứ Yên Thế

 

Ngoài lề: Chiếc nón cối được xem là biểu tượng cho thời kỳ thuộc địa của người châu Âu ở vùng nhiệt đới, vì nó giúp người da trắng tránh được ánh sáng mạnh của mặt trời vùng xích đạo.
 

Một chiếc nón cối của thực dân Anh

 

Sau Cách mạng tháng 8, Việt Minh dùng chiếc nón cối theo mô đen của Pháp chế lại thành cái nón cối quen thuộc cho tới bây giờ.

Mũ cối cảnh sát giao thông 2010, dùng thí điểm tại Hà Nội. Ảnh từ trang này

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

17:50 Wednesday,25.10.2017 Đăng bởi:  Phạm Anh Quân
Thực dân = người xâm chiếm, cai trị. Còn "Chủ nghĩa thực dân" cũ và mới ?
 
...xem tiếp
17:50 Wednesday,25.10.2017 Đăng bởi:  Phạm Anh Quân
Thực dân = người xâm chiếm, cai trị. Còn "Chủ nghĩa thực dân" cũ và mới ?
  
8:34 Monday,4.5.2015 Đăng bởi:  phó đức tùng
mình nghĩ là có khoảng không trên đỉnh mũ sẽ giúp thông gió tốt hơn, làm cho mũ mát hơn.
...xem tiếp
8:34 Monday,4.5.2015 Đăng bởi:  phó đức tùng
mình nghĩ là có khoảng không trên đỉnh mũ sẽ giúp thông gió tốt hơn, làm cho mũ mát hơn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả