Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc 26. 05. 15 - 6:44 am

Cùng học tiếng Việt

1. Cam và khổ

Thỉnh thoảng chúng ta lại đọc thấy cụm từ: “Đồng cam cộng khổ”, chẳng hạn nói về những người trong hoàn cảnh nào cũng có nhau; hoặc cụm “Khổ tận cam lai”(khổ đau qua rồi vui sướng mới tới).

Camkhổ là hai từ Hán Việt có nghĩa ngược nhau.

Khổ có nghĩa là đắng, ví dụ như khổ qua = mướp đắng (qua là trái mướp), khổ tâm = đắng lòng.
 

Khổ qua. Hình từ trang này

Vì cảm giác ăn cái gì đắng vào miệng rất khó chịu, nên khổ còn có nghĩa là cực nhọc, đau buồn. Các ngôn ngữ Á Đông dùng chữ khổ để dịch thuật ngữ dukkha của Phật giáo, chỉ sự khó chịu, không hài lòng.

“Giáo pháp của tôi dạy là về một điều và chỉ một điều mà thôi, đó là về khổ và cách diệt trừ khổ.” (Trung Bộ kinh)

Cam
ngược lại nghĩa là ngọt, ngon, chữ Hán viết là 甘, tượng hình cái lưỡi. Trái cam thì được viết kèm thêm bộ mộc 柑. Chúng ta có một số từ ghép như cam thảo = cỏ ngọt, cam lộ/lồ = sương ngọt.
 

Bồ-tát Quán Thế Âm dùng cành dương liễu rảy nước cam lồ. Hình từ trang này

Vì ngọt, ngon nên cam còn có nghĩa là bằng lòng, chấp nhận, từ đó chúng ta có cam chịu.

Do chữ cam liên quan tới vị nên nhiều khả năng là được dùng để chỉ quả cam trước, ý là loại quả có vị ngọt, sau đó mới dùng để chỉ màu cam của quả cam. Tương tự chữ orange ở phương Tây cũng vậy, chữ orange dùng để chỉ quả cam có gốc gác xa xôi từ tiếng Ba Tư hoặc tiếng Phạn. Người ta tra cứu sách vở tiếng Anh thì phát hiện chỉ từ khoảng thế kỉ 16 chữ này mới dùng để chỉ màu cam. Trước đó, người ta gọi màu cam là màu “đỏ-vàng”, hoặc đơn giản là đỏ (ví dụ tiếng Anh gọi tóc đỏ nhưng thật ra nó ngả sang sắc cam nhiều hơn).
 

Michael Lynn Adams, “Sunrise orange”. Sơn dầu trên canvas

 

Bánh cam vừa ngọt vừa giống quả cam? Hình từ trang này

Cam còn một nghĩa nữa, viết là 疳. Chữ cam này dùng để chỉ bệnh của trẻ con. Do đó chúng ta có từ chảy máu cam, chỉ chứng trẻ con bị chảy máu mũi, chứ thật ra máu đó vẫn màu đỏ bình thường chứ không có cam gì hết.

2. Hợp chúng quốc

Hợp Chúng Quốc là cụm từ người Trung Quốc dùng để dịch chữ United States, và chúng ta mang từ đây về tiếng Việt. Từ hợp là united, còn chúng nghĩa là nhiều. Chúng ta là “nhiều ta”, chúng sinh là toàn bộ các vật sống. Chúng quốc là số nhiều của quốc, dịch chữ states nghĩa là nhiều nước nhỏ (hay tiểu bang).
 

Bản đồ các câu lạc bộ bóng chày ở các tiểu bang nước Mỹ. Hình từ trang này

Theo thời gian, người Việt có thói quen đọc sai thành Hợp chủng quốc với kiến giải “chủng” trong “chủng tộc” nghĩa là Mỹ là đât nước có nhiều chủng tộc sinh sống.
Nhưng xét về mặt phiên âm Hán Việt thì chữ Chúng mới là cách phiên âm đúng của chữ Hán 眾 này.

Nếu bạn nào để ý thì Bộ giáo dục đã cố ý dùng từ Chúng trong các sách giáo khoa hiện hành, điển hình là đặt tựa bài số 6 môn Địa lý lớp 11 bằng cái tên Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, không phải chỉ có mỗi chữ Chúng trong Hợp Chúng Quốc là bị dùng sai đâu, “chung cư” mà chúng ta hay dùng thật ra gốc gác chữ Hán phải đọc là chúng cư, với là cái nhà, chỗ ở; chúng cư là một cái nhà to chứa nhiều cái nhà nhỏ ở trong.

Chúng cư ở HongKong. Ảnh của Michael Wolf

Chú ý là khi bọn mình đăng bài này trên fb đã có nhiều tranh cãi, kiểu như “Tiếng Việt là của người Việt, tại sao phải đi sửa lại cho giống tiếng Tàu”. Mục đích chính ở đây của bọn mình là để cho mọi người cùng học chữ “chúng”, và bọn mình phân tích gốc từ để chỉ ra cách ngôn ngữ đã bị biến đổi do thói quen như thế nào. Bọn mình hoàn toàn không đi bắt bẻ, ép buộc ai phải đổi “chung cư” thành “chúng cư” cả.

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

21:45 Wednesday,27.5.2015 Đăng bởi:  Cụ già khó tính
Gửi Kem: Húy triều nào thì dân triều đấy kiêng thôi chứ. Nhà Hán hết vận thì sử sách lại dùng "bang giao", "ngoại bang" như thường
...xem tiếp
21:45 Wednesday,27.5.2015 Đăng bởi:  Cụ già khó tính
Gửi Kem: Húy triều nào thì dân triều đấy kiêng thôi chứ. Nhà Hán hết vận thì sử sách lại dùng "bang giao", "ngoại bang" như thường 
9:07 Wednesday,27.5.2015 Đăng bởi:  Kem

E lại tưởng ngày xưa Bang nghĩa là nước, sau đấy có anh Lưu Bang lên làm vua, nên từ đấy không được dùng nữa đúng không ạ?


...xem tiếp
9:07 Wednesday,27.5.2015 Đăng bởi:  Kem

E lại tưởng ngày xưa Bang nghĩa là nước, sau đấy có anh Lưu Bang lên làm vua, nên từ đấy không được dùng nữa đúng không ạ?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả