Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”? 19. 08. 15 - 12:48 pm

Cùng học tiếng Việt

Trong tiếng Việt có đơn vị, nghĩa là 12 cái, nhiều hơn chục, tức 10 cái. Nếu bạn lật từ điển Hán Việt ra mà tra thì hoàn toàn không thấy có chữ Hán nào với âm Hán Việt là mà có nghĩa là mười hai cái cả. Ngoại trừ vụ 12 can chi thì tư duy Á Đông cũng rất ít khi dùng tới hệ số đếm 12. Vậy chữ này từ đâu tới?

Các bạn học tiếng Anh sẽ biết chữ dozen là đơn vị chỉ một nhóm 12 cái. Dân Anh là một cái dân tộc cuồng số 12, họ dùng trong đo lường, buôn bán, tiền tệ. 12 cái là 1 dozen, 12 dozens là 1 gross, 12 pence = 1 shilling (giờ thì đã bỏ đồng shilling, nên 10 pence = £1), 12 inches = 1 foot, vân vân.

“One Dozen Donuts” của Larry Preston

Khi người Anh lập thuộc địa ở khu Quảng Đông, Hong Kong, Thượng Hải, người Tàu nhặt chữ dozen và phiên âm thành đả thần (âm Hán Việt). Từ từ thì người ta bỏ âm thần đằng sau đi và gọi tắt là đả. Chữ này truyền vào Việt Nam theo bước chân những người Hoa đi buôn. Người Quảng Đông đọc chữ đả bằng âm . Thế là tiếng Việt chúng ta có chữ .

Vốn chữ dozen là một từ gốc Latin. Bạn học tiếng Pháp sẽ biết số 12 là douze. Chữ dozen tiếng Anh có gốc từ tiếng Pháp cổ là dozaine. Chữ Latin cho số 12 là duodecim. Tóm lại, chữ “tá” trong tiếng Việt là một từ gốc Latin, đi hơi vòng vèo qua tiếng Anh tiếng Tàu rồi vào tiếng Việt. Quả là một hành trình vui tươi!
 

“Nửa tá sò của Martha”. Tranh của Nadine Robbins

Phần đầu của ruột non trong bụng gọi là duodenum, từ tiếng Latin duodenum digitorum, nghĩa là “dài 12 khoát ngón tay”, tức là 12 lần bề rộng của ngón tay. Tiếng Tàu và Nhật gọi là thập nhị chỉ tràng, duy chỉ có tiếng Việt gọi là tá tràng.
 

Tá tràng và tuyến tụy

Học thêm:

Một nơi nữa bạn có thể bắt gặp hệ số 12 trong tiếng Anh đó là cách đếm số. Sau ten (10) là eleven (11) rồi twelve (12), sau đó mới quay trở lại dùng -teen để đếm tiếp từ 13 trở đi.

Thế kỷ 17, khi khoa học phát triển vượt bậc ở Anh, Newton lập thang nhiệt độ bằng dầu lanh. Ông lấy cận dưới là nhiệt độ nước đá đang tan, cận trên là thân nhiệt trung bình của người bình thường. Rồi trong cơn cuồng số 12 của dân Anh quốc, Newton chia thang này làm 12 đơn vị, mỗi đơn vị gọi là một độ N. Dĩ nhiên do cái thang này quá bựa nên bây giờ chúng ta dùng độ C và độ F.
 

Isaac Newton

Từ đâu ra cái hệ số 12 này? Hệ số 12 là một trong những hệ số cổ nhất của loài người. Nếu bạn nhìn lên bàn tay bạn, dùng ngón cái để đếm đốt ngón tay của 4 ngón còn lại, bạn sẽ đếm được 12 đốt. Nhiều dân tộc phát triển hệ đếm của mình từ đây. Ngoài ra, khi con người biết nhìn lên trời trông thiên thể thì họ phát hiện ra có 12 chu kỳ mặt trăng trong một chu kỳ mặt trời, từ đó chia một năm ra thành 12 tháng.

 *

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

9:04 Wednesday,26.8.2015 Đăng bởi:  Tô Minh
xin cảm ơn bác Bàn-Văn-Lùi
...xem tiếp
9:04 Wednesday,26.8.2015 Đăng bởi:  Tô Minh
xin cảm ơn bác Bàn-Văn-Lùi 
23:19 Thursday,20.8.2015 Đăng bởi:  Dương Trần
Về thành ngữ "tá hỏa tam tinh" thì bữa trước tôi có đọc được bài này: http://www.luanhoan.net/gocchung2014/html/bm%2024-01-2014%2004.htm
Chẳng rõ có đúng không, coi như để tồn nghi vậy.
...xem tiếp
23:19 Thursday,20.8.2015 Đăng bởi:  Dương Trần
Về thành ngữ "tá hỏa tam tinh" thì bữa trước tôi có đọc được bài này: http://www.luanhoan.net/gocchung2014/html/bm%2024-01-2014%2004.htm
Chẳng rõ có đúng không, coi như để tồn nghi vậy. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả