|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhAndrew Forsyth: khi thiên nhiên hoang dã là văn phòng 25. 12. 15 - 1:16 amBecky Barnicoat, Hoàng Lan dịch
“Tôi muốn thấy cô trườn, Becky. Nằm thấp xuống. Trườn đi nào!” Tôi đang lê lết bò trườn – khuỷu tay cố bám víu vào những hòn sỏi to trên bãi biển Brighton, cố lê thân người thêm một tấc nữa trong khi hai tay và cổ tay thì vừa mỏi vừa rung dưới trọng lượng của chiếc máy ảnh Canon 5D MK III nặng trịch. Tình cảnh ấy có thể nom khá ấn tượng nếu mặt tôi không đỏ ké vì mắc cỡ. Nhìn qua ống kính rung rung, tôi quan sát mục tiêu của mình: một đàn mòng biển đậu cách đó 10 mét, đang nhún nhảy Tôi đang ở Brighton để theo học một khóa nhiếp ảnh thiên nhiên hoang dã cấp tốc với Andrew Forsyth. Năm 2014, Andrew từng lọt vào chung kết giải Nhiếp ảnh đời sống hoang dã, với tác phẩm sống động chụp đàn chim sáo đá quần tụ trên biển. Tôi chỉ là tay nghiệp dư, cùng lắm là “biết sử dụng máy ảnh”. Dù thế, tôi vẫn khờ khạo tin rằng chỉ cần Andrew cho vài hướng dẫn là tôi có thể chụp ảnh được ngay. Bài học đầu tiên – bắt đầu lúc Andrew đưa cho tôi cầm chiếc máy ảnh to tướng, nặng nề, với ống kính dài – là chụp ảnh động vật hoang dã rất cực. Khi anh ấy bảo tôi chụp cho ra một bức ảnh chim hải âu đẹp và gọn gàng, với bố cục cân đối, tôi nghĩ “dễ ấy mà!” nhưng hóa ra việc này yêu cầu sự nhẹ nhàng và nỗ lực lớn ngang ngửa việc chụp ảnh một con sư tử tại Sahara. Một khi bạn mon men đến gần chú chim, bạn bắt đầu vật lộn để tập trung, giữ bình tĩnh, và chụp ảnh trước khi chú bay mất. Andrew khuyên tôi: “Cô cần tìm hiểu thêm về đối tượng của mình”. Andrew tốn đến bốn tháng trời để chụp bức chim sáo đá. Mấy tuần đầu, anh chỉ lởn vởn quanh lối đi dọc bờ biển cũng như quanh bến tàu, quan sát xem lũ chim đậu ở đâu, chúng bay ra sao, chúng thức dậy và đi ngủ lúc nào. Anh chụp tổng công 25,000 bức, rồi lựa ra tấm ưng ý nhất để gửi hội đồng chấm giải Nhiếp ảnh đời sống hoang dã.
Andrew kể “Ban đầu mấy bức ảnh tôi chụp trông cũng khá thường, và sau vài ngày bấm máy thì tôi đã chán chim sáo đá lắm rồi. Nhưng tôi vẫn kiên trì, và đó là lúc điều thú vị xảy ra. Từ chụp chim sáo đá theo kiểu bình thường, tôi chuyển sang thử nghiệm đủ thứ cho vui. Tôi thử đủ trò quái lạ với ống kính và tốc độ cửa chập, chủ yếu là chụp thí nghiệm trong hy vọng thôi chứ cũng không trông đợi là sẽ chụp ra được cái gì. Nhưng nhờ vậy mà kết quả cuối cùng trông độc đáo và lý thú hơn.” Dù vì lý do gì, Andrew nói, nhảy cóc đến giai đoạn chụp thí nghiệm đầy sáng tạo này là điều bất khả thi; bạn luôn phải kiên trì trải qua khoảng thời gian đầu chậm chạp, bài bản trước. Thế là tôi đi dọc bãi cát, chú ý cách đàn hải âu sà xuống bờ biển, tôi chạy nhanh, cúi thấp mình để cố chụp lại cảnh những chú chim đang bay lên. Công việc này thật cuốn hút. Bấm 100 bức cũng sẽ ra vài bức nhìn thú vị – dù tôi vẫn phát bực do tấm này bị lẹm phần cánh, tấm khác mất nét phần mỏ. Mặc cho cơn đau vai, tôi nghĩ mình có thể ở đây cả ngày để cố chụp cho ra bức ảnh hoàn hảo. Đã đến lúc hai chúng tôi đi đến công viên quốc gia South Downs để học bài học quan trọng thứ hai: kiên nhẫn. Vì ngoài việc lê la khắp địa hình lởm chởm để chạy theo chủ thể, vẫn còn khâu ngồi hàng trăm giờ trong mọi loại thời tiết để chờ chủ thể đến. Dựa vào kinh nghiệm do thám địa hình, Andrew biết rằng chim sẻ cánh vàng, hồng tước, và chim sẻ đồng cỏ thường bay đến uống nước ở một cái máng nằm trên thung lũng Devil’s Dyke. Hôm hai chúng tôi đến Devil’s Dyke, đó một ngày hè nóng bức, trời trong và gió dịu. Khi Andrew dựng giá đặt máy ảnh cách máng nước vài mét, anh tự hào ví von với tôi rằng thiên nhiên là “văn phòng” của anh, loại văn phòng với một khung cảnh thật hùng vĩ. Tôi hỏi: “Anh có muốn làm việc trong văn phòng thật thụ bao giờ chưa?” và lúc ấy mặt mày Andrew trông rất kinh hãi (hình như Andrew không thích gò bó minh trong một văn phòng với bốn bức tường bao giờ) Andrew gắn ống zoom cỡ lớn vào chiếc máy ảnh Canon 7D MK II. Chúng tôi thao tác trong im lặng, cố ẩn mình vào cảnh quan, tránh làm lũ chim sợ. Tôi tròng một cái áo khoác màu tối vào người để che chiếc áo phông trắng đang mặc bên trong. Dần dần, chúng tôi cảm nhận được chuyển động xung quanh, và nghe thấy tiếng chim kêu. Chúng đậu trên cây và bụi rậm, truyền tin cho nhau với những tiếng “chíp-chíp-chíp” – hoặc bay ngang máng nước để đánh giá độ an toàn. Tôi chầm chậm đưa mắt nhìn vào kính nhắm, đặt sẵn ngón tay lên nút lấy tiêu điểm và nút chụp. Mặt nước ánh bạc, tĩnh lặng. Rồi bỗng nhiên một chú chim sẻ cánh vàng sà xuống, nó bồn chồn nhảy tiến lui, sau đó nhún mỏ vào hớp nước. Tôi nhấn tách ngay… Chúng tôi ngồi đó trong ba giờ. Cả buổi chỉ chụp được bốn bức, bao gồm một bức chụp rất đúng lúc – khi ba chú chim sẻ cánh vàng đậu dọc máng và cùng nhau uống nước Chụp đúng thời khắc giúp tôi có được bức ảnh đẹp. Tôi không thấy chán khi phải chờ hàng giờ. Thực ra mọi thứ lại hồi hộp đến ngạc nhiên, hệt như cảm giác hồi hộp mà tôi từng yêu thích khi còn nhỏ, lúc ngồi cạnh ao để rình bắt một chú cá. Nhiếp ảnh động vật hoang dã thật dễ khiến bạn phát cuồng vì nó. Andrew nói rằng trong một lần ngồi đợi chụp ảnh, anh ngủ quên và mơ thấy các con vật. Bây giờ tôi đã cảm nhận được rằng nhiếp ảnh thiên nhiên hoang dã thật sự lôi cuốn đến nhường nào. Một số tác phẩm chụp động vật hoang dã khác của Andrew:
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|